meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

AEON Việt Nam vẫn gia nhập mảng thời trang nhanh bất chấp MWG mới đóng cửa vì “vỡ mộng”

Thứ bảy, 17/09/2022-07:09
Mới đây, Tập đoàn bán lẻ AEON đã cho ra mắt thương hiệu thời trang nhanh (Fast Fashion) giá rẻ với tên gọi My Closet tại TTTM Bình Tân, TP.HCM. Thương hiệu này gây ấn tượng với dòng áo thun My Closet với giá dao động trong khoảng 6 USD, tương đương với 150.000 đồng.

Ngay lập tức, động thái này đã thu hút rất nhiều sự chú ý. Không ít người thắc mắc AEON sẽ cạnh tranh ra sao bởi “cuộc chơi” trong mảng thời trang nhanh đã quá khốc liệt và đông đúc. Chưa kể, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) - “ông lớn” ngành bán lẻ Việt vừa mới ngậm ngùi “nhảy ra” chỉ sau 6 tháng gia nhập. 

Thế giới Di động đóng cửa AVA Fashion vì “vỡ mộng”

Nhớ lại thời điểm tháng 10 năm ngoái, MWG của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đã ra mắt 5 thương hiệu mới với 5 lĩnh vực khác nhau, trong đó có AVA Fashion. Đây được coi là động thái và là chiến lược của công ty được đưa ra để đón đầu cơ hội bành trướng vào thị trường bán lẻ Việt hậu Covid-19. Theo MWG, thị trường bán lẻ vẫn chưa bao giờ hết hấp dẫn, bởi Việt Nam có đến gần 100 triệu dân và thuộc nhóm những quốc gia tăng trưởng tầng lớp trung lưu mạnh nhất trong thập kỷ qua. 

Khi ấy, đại diện của Thế giới Di động khẳng định: “Là người đã hoạt động lâu trong ngành, MWG tìm thấy cơ hội trong bối cảnh thị trường bán lẻ có nhiều khoảng trống sau các làn sóng dịch bệnh, đồng thời các lĩnh vực mới đều chưa thực sự có đơn vị nào dẫn dắt thị trường”. Đối với mảng thời trang nhanh, MWG cũng đưa ra dẫn chứng số liệu của Asia Plus cho thấy, giá trị tiêu dùng hàng dệt may của Việt Nam hàng năm là rất lớn, dao động trong khoảng 5 đến 6 tỷ USD, tương đương với 120.000 đến 140.000 tỷ đồng. Trong khi Việt Nam vẫn chưa xuất hiện quá nhiều cái tên với mật độ bao phủ rộng rãi, ngành hàng thời trang vẫn còn rất nhiều cơ hội.


MWG đã “vỡ mộng” chỉ 6 tháng sau đó; điều này đồng nghĩa với việc cuộc chơi của AVA Fashion cũng đã chính thức khép lại
MWG đã “vỡ mộng” chỉ 6 tháng sau đó; điều này đồng nghĩa với việc cuộc chơi của AVA Fashion cũng đã chính thức khép lại

Đây cũng chính là lý do khiến MWG quyết định dấn thân vào mảng này, đồng thời phát triển “ngay và luôn” dòng sản phẩm riêng của mình cùng với thương hiệu là AVA Fashion. Đối với sản phẩm của mình, Thế giới Di động cũng tiến hành đặt gia công tại một số công ty trong nước, trong đó có May10. Chiến lược cũng đã rõ ràng, nếu như ra mắt thành công, AVA Fashion - thương hiệu thời trang của MWG sẽ tiếp tục bổ sung các phụ kiện khác ngoài quần áo như mũ nón, túi xách, giày dép…

Tuy nhiên, cuộc đời không như là mỡ, MWG đã “vỡ mộng” chỉ 6 tháng sau đó. Điều này đồng nghĩa với việc cuộc chơi của AVA Fashion cũng đã chính thức khép lại. Liên quan đến vấn đề này, CEO Đoàn Văn Hiểu Em chia sẻ, chủ trương của Thế giới Di động sẽ là 5 chuỗi mới sẽ thử nghiệm, những chuỗi hiệu quả sẽ đẩy mạnh việc tăng tốc, còn mảng chưa tiềm năng sẽ dừng lại.

“Ban đầu, AVA Fashion dự định phát triển theo con đường của Zara và H&M: Đẩy mạnh R&D và thiết kế, sau đó đi thuê gia công. Đồng thời, AVA Fashion sẽ cá nhân hóa phù hợp với hình thể của người Việt Nam hơn các nhãn hàng nước ngoài. Song, mọi thứ không diễn ra suôn sẻ khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa hồ hởi với thương hiệu mới”, ông Hiểu Em bổ sung.

Người ra kẻ vào: AEON Việt Nam chính thức tham gia mảng thời trang nhanh

AEON không chỉ có định hướng khai thác mạnh mẽ thị trường bán lẻ như MWG, một trong những chiến lược đẩy mạnh từ năm 2022 của tập đoàn chính là mảng thời trang nhanh. Điều đáng nói, việc phát triển sản phẩm mang nhãn hàng riêng chính là định hướng từ trước của AEON; đồng thời tập đoàn này cũng đã triển khai thử nghiệm dòng thời trang nhanh như áo thun từ giai đoạn 2020-2021.  

Theo nhận định của đại diện AEON Việt Nam, thị trường thời trang ở Việt Nam vô cùng hấp dẫn nhờ cơ cấu dân số trẻ, yêu thích những xu hướng mới. Điều này thể hiện qua việc có nhiều “ông lớn” tham gia thị trường này, trong đó còn có sự góp mặt từ các thương hiệu Nhật nổi tiếng như Uniqlo và Muji tại các TTTM AEON ở Việt Nam.


AEON không chỉ có định hướng khai thác mạnh mẽ thị trường bán lẻ như MWG, một trong những chiến lược đẩy mạnh từ năm 2022 của tập đoàn chính là mảng thời trang nhanh
AEON không chỉ có định hướng khai thác mạnh mẽ thị trường bán lẻ như MWG, một trong những chiến lược đẩy mạnh từ năm 2022 của tập đoàn chính là mảng thời trang nhanh

Mong muốn của AEON Việt Nam là có thể đáp ứng được thị hiếu cùng với nhu cầu thay đổi của giới trẻ hiện nay. Tập đoàn sẽ khai thác lĩnh vực thời trang nhanh cùng với chiến lược “try & error” tức là “thử nghiệm - điều chỉnh” để có thể tìm ra mô hình hiệu quả nhất. Thời điểm hiện tại, My Closet đang hướng đến đối tượng khách hàng nữ trẻ trong độ tuổi từ 16 đến 24. Đến nay, danh mục của thương hiệu đang có khoảng 400 sản phẩm khác nhau, trong đó chủ yếu tập trung vào nhóm sản phẩm thời trang hàng ngày như áo phông và quần short… cùng với màu sắc chủ yếu là màu tươi sáng (đỏ, vàng…).

Đáng chú ý, AEON Việt Nam sở hữu lợi thế cạnh tranh về giá thành, mức chiết khấu lên đến 50-75% so với đối thủ. Điều này đồng nghĩa với việc, giá bình quân của dòng áo thun My Closet chỉ ở mức 6 USD, tương đương 150.000 đồng – tức là chỉ bằng phân nửa so với những sản phẩm cùng loại của nhãn khác. Thương hiệu này cũng đặt gia công sản phẩm của mình từ các nhà sản xuất địa phương, tận dụng hệ thống phân phối giữa các trung tâm và cửa hàng của AEON để bán hàng và giảm thiểu chi phí sản xuất. 

Trong thời gian tới, AEON sẽ chú trọng vào việc mở rộng các cửa hàng của AEON Việt Nam ở phạm vi trong nước đồng thời giới thiệu trên nền tảng thương mại điện tử của AVN và sớm có lộ trình xuất khẩu sang các thị trường lân cận như Malaysia… Tuy nhiên, Việt Nam được xác định là thị trường trọng điểm bên cạnh Nhật Bản. AEON đề ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, hướng tới xây dựng những nhãn hàng riêng. Đặc biệt với My Closet, AEON cũng đặt mục tiêu phát triển thương hiệu mới trở thành bước đột phá trong mảng thời trang nhanh đầu tiên của tập đoàn. 

Mảng thời trang nhanh liệu có dễ “ăn”?

Báo cáo nghiên cứu tiêu dùng mới đây cho thấy, bình quân người Việt hàng năm tăng 10% chi tiêu cho nhu cầu may mặc. Điều này chứng tỏ, thời trang nhanh là một mảnh đất vô cùng màu mỡ. Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều thương hiệu quốc tế gia nhập thị trường Việt, chiếm được nhiều ưu thế như H&M, Zara, Uniqlo… Tính đến thời điểm hiện tại, đã có tổng cộng hơn 300 thương hiệu thời trang nước ngoài có cửa hàng chính thức tại Việt Nam từ tầm trung cho đến cao cấp.   


Giá bình quân của dòng áo thun My Closet chỉ ở mức 6 USD, tương đương 150.000 đồng – tức là chỉ bằng phân nửa so với những sản phẩm cùng loại của nhãn khác
Giá bình quân của dòng áo thun My Closet chỉ ở mức 6 USD, tương đương 150.000 đồng – tức là chỉ bằng phân nửa so với những sản phẩm cùng loại của nhãn khác

Với việc chi mạnh tiền để khai thác thị trường, Zara cũng đã chứng minh rõ được tiềm năng của thị trường thời trang việt. Theo số liệu từ VIRAC, Zara Việt Nam năm 2016 đã ghi nhận doanh thu lên đến 321 tỷ đồng, tương đương với mức bình quân doanh thu là 2,8 tỷ đồng/ngày. Đến năm 2017, con số doanh thu đã tăng vọt lên 1.100 tỷ đồng. Trong năm này, Zara đã mở mới các cửa hàng Pull & Bear, Stradivarius, Massimo Dutti cũng thuộc hệ thống Zara, đồng thời mở thêm cửa hàng Zara tại Hà Nội. Đến 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu của hệ thống Zara Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng lên đến 133% và đạt gần 950 tỷ đồng….

Đến năm 2019, mức tăng trưởng của Zara đã giảm bớt đáng kể. Không riêng gì Zara, các thương hiệu ngoại khác cũng đối mặt với những thách thức tương tự.  Theo như số liệu từ Euromonitor, không có doanh nghiệp nào trên thị trường thời trang Việt Nam nắm quá 2% thị phần tiêu thụ. Adidas Group dù chiếm lợi thế lớn nhất nhưng cũng chỉ có 1,5% thị phần. Trong đó, 3 doanh nghiệp đứng đầu hầu hết là các doanh nghiệp nước ngoài nắm trong tay nhiều thương hiệu nổi tiếng…

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước