Ngành thời trang gấp rút tìm kiếm vật liệu mới cho tương lai
BÀI LIÊN QUAN
Blockchain "cứu rỗi" thời trang xa xỉ khỏi nạn hàng giảNgành công nghiệp thời trang cao cấp mất hàng tỷ USD vì hàng giả, xem blockchain như một giải pháp hữu hiệuMeta kết hợp với những nhà thiết kế thời trang lớn để bán quần áo ảoTheo VnEconomy, để ứng phó đối với những thách thức cấp bách của biến đổi khí hậu, những thương hiệu đã có một cuộc đua thực sự trong việc thể hiện những sắc thái của đổi mới bền vững.
Tốc độ đổi mới trong lĩnh vực vật liệu có thể nói là vô cùng kinh ngạc: từ lựa chọn thay thế da làm từ dứa, vải xenlulo được phát triển từ những sản phẩm của nước cam cho tới carbon thu được từ khí quyển và biến thành hàng dệt may. Vật liệu đang đóng vai trò hàng đầu trong nỗ lực cắt giảm đi một nửa lượng khí thải của ngành công nghiệp thời trang vào năm 2030.
Future Fabrics Expo diễn ra tại London vào cuối tháng 6 vừa qua đã mang tới một cái nhìn tổng quan về những đổi mới có sức ảnh hưởng nhất. Nina Marenzi, người sáng lập và giám đốc của The Sustainble Angle, tổ chức Future Fabrics Expo cho biết: "Lựa chọn vật liệu tốt hơn không chỉ là cắt giảm carbon. Quá trình này cũng đã giúp nhiều thương hiệu đưa tác động xã hội tích cực vào chuỗi cung ứng của họ và tạo ra những giải pháp sáng tạo cho nhiều vấn đề như mất đa dạng sinh học, chất thải nông nghiệp và ngược đãi động vật".
Sự kiện năm nay đã cho thấy nhiều nhà sản xuất đã tăng cường đầu tư và mở rộng thêm lĩnh vực này, khiến cho nhiều vật liệu thay thế có giá thành phải chăng hơn. Chủ đề chính của sự kiện năm nay là đạ dạng hóa những nguyên liệu sợi dệt - một quy trình khiến những thương hiệu đặt câu hỏi tại sao họ muốn một chất liệu cụ thể cho một mục đích sử dụng cụ thể thay vì dựa vào khả năng tuần hoàn của bông hữu cơ, vải tổng hợp tái chế và da bò.
Amanda Johnston, người phụ trách và cố vấn giáo dục cho Expo cho biết rằng: "Chúng tôi muốn thể hiện mối quan hệ qua lại giữa khí hậu, sự mất mát đa dạng sinh học và những lựa chọn vật liệu".
Những sản phẩm thay thế cho da động vật
Bà Johnston cho biết rằng: "Khu vực thu hút sự quan tâm nhất lúc nào cũng là vật liệu da, năm nay có nhiều loại da không xuất xứ từ động vật hơn bao giờ hết, bao gồm những lựa chọn không có hoặc ít nhựa, hoặc các loại da được làm từ chất thải nông nghiệp".
Những thương hiệu đang nói không với da động vật nhờ đó sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn, nếu như nhà sản xuất Marenzi giới thiệu Hide Biotech, một sản phẩm thay thế bằng da vật liệu sinh học protein được thiết kế từ collagen thì sản phẩm Mirum của hãng Natural Fiber Welding có nguồn tốc sinh học và không chứa nhựa.
Bên cạnh đó, tất cả mọi thứ từ vỏ cam, tảo tới nấm đều được sử dụng để tạo ra các loại vải thay thế. Da dứa đã xuất hiện trong các BST của Hugo Boss, Chanel và H&M. Da từ rượu vang được tạo ra nhằm thay thế da bò tại Ganni; Gucci cũng đã tung ra loại da thuần chay của riêng mình. Nhưng cho tới nay chất lượng của những loại vải này vẫn chưa đạt đủ tiêu chuẩn để có thể làm hài lòng những vị khách thượng lưu.
Hơn cả một giải pháp chỉ mang tính lý tưởng, không thể áp dụng trên phạm vi rộng, các nhà sản xuất đã thực sự đặt chất lượng lên hàng đầu. Thương hiệu muốn khách hàng được bước đi trong một đôi giày da hàng hiệu, được cầm trên tay những chiếc túi xách cao cấp, được cảm nhận sự xa xỉ theo đúng nghĩa đen, nhưng không còn một sự đổ máu nào trong thế giới động vật.
Năm nay, ánh đèn sân khấu đã thuộc về một công nghệ mới do Frumat phát triển cho phép sử dụng xơ táo để tạo ra những vật liệu bền vững và có thể phân huỷ được.
Thương hiệu sử dụng vỏ táo để tạo nên chất liệu da thuần chay, vô cùng sang trọng và bền. Ngoài ra, loại da thuần chay này có thể nhuộm và thuộc da mà không có hoá chất độc hại.
Một công nghệ khác cũng đã đạt tới điểm mà chúng ta có thể lập trình lại quá trình tự lắp ráp của những phân tử collagen trong phòng thí nghiệm và tạo ra những loại vải giống da. Loại vải thế hệ tiếp theo mang tới sự thay thế bền vững và hiệu quả hơn cho da mà không gây hại cho động vật, hai công ty đáng nói ở đây là Provenance và Modern Meadow.
Những tên tuổi mới
Thuốc nhuộm tự nhiên cũng đã được nhắc tới trong nhiều năm nay cung cấp thêm những sự lựa chọn mới thay thế được thuốc nhuộm tổng hợp thông thường với những sản phẩm được phát triển từ vi khuẩn hoặc tảo.
Colorifix và Living Ink là hai sản phẩm trong số đó, Scarlett Yang tốt nghiệp trường Central Saint Martins, đã lập nên một công ty khởi nghiệp sử dụng chiết xuất tảo và kén tơ tằm để có thể tạo ra được một vật liệu giống như thuỷ tinh, có thể nhuộm đủ màu và có thể phân huỷ được trong nước trong vòng 24 giờ, dùng để sản xuất những loại phụ kiện may mặc.
Hay nhà thiết kế vật liệu Cassie Quinn, người đã khám phá tiềm năng của cây lanh Ailen và biến những hạt ô nhiễm từ nước thải thành sequins trang trí cho quần áo và có thể phân huỷ sinh học.
Công ty Algiknit đã trình làng công nghệ sản xuất hàng dệt và sợi từ tảo bẹ, một loại rong biển. Quá trình ép đùn biến hỗn hợp biopolymer thành một sợi từ tảo bẹ có thể được dệt kim hoặc in 3D để giảm thiểu được chất thải.
Quần áo dệt kim cuối cùng cũng có thể phân huỷ sinh học và có thể được nhuộm bằng những chất màu tự nhiên trong một chu trình khép kín.
Trong khi đó, BioGlitz là công ty đầu tiên trên thế giới sản xuất kim tuyến có thể phân huỷ sinh học, dựa trên một công thức độc đáo được làm từ chiết xuất cây bạch đàn. Cải tiến thời trang này khá tuyệt vời vì nó cho phép tiêu thụ bền vững những sản phẩm kim tuyến mà không gây hại cho môi trường giống chất vi nhựa.
Theo báo cáo của McKinsey và chương trình thời trang toàn cầu Fashion on Climate năm 2021, có khoảng 70% lượng khí thải nhà kính của thời trang bắt nguồn từ những hoạt động đầu tiên như sản xuất và chế tạo vật liệu.