"Trí tuệ" hơn người của Đức Phật: Muốn thanh thản, hãy “tha thứ” cho người khác
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật dạy "sự thật" về cuộc sống: Chỉ cần sống lương thiện, trời xanh sẽ tự an bàiĐức Phật dạy: Sống ở đời đừng mong mãi được bình an, có khổ đau mới hiểu được giá trị của hạnh phúcGiác ngộ 3 chân lý truyền đời của Đức Phật: Hiểu "đời là bể khổ" để có một cuộc đời an yênTha thứ chính là cách hóa giải lòng thù hận
Jonathan Lockwood Huie - một tác giả được mệnh danh là Triết gia của hạnh phúc từng nói rằng: "Tha thứ cho người khác không phải vì họ xứng đáng được tha thứ mà vì bạn xứng đáng được thanh thản". Vì thế, khi biết buông bỏ và tha thứ, tâm trí của bạn sẽ trở nên rộng mở hơn và không bị giới hạn trong sự thù hận. Khi đó bạn sẽ cảm thấy có rất nhiều điều đáng để quan tâm và cũng sẽ làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn. Câu chuyện về nữ Tổng thống của Liberia chính là minh chứng hết sức rõ ràng cho điều đó. Bà Ellen Johnson Sirleaf là nữ tổng thống của nước đã phải lưu vong ba lần ở Guinea trước khi được bầu làm Tổng thống. Được biết, mỗi khi cận kề đến cái chết bà lại nghĩ rằng một ngày nào đó sẽ vùng lên đánh bại những kẻ thù chính trị của mình đồng thời bắt họ phải chịu đựng những đau khổ tương tự. Tuy nhiên, trải nghiệm đặc biệt đã khiến cho ba thay đổi tư tưởng.
Vào một ngày nọ khi đang ở gần một ngôi làng, đột nhiên bà nghe thấy tiếng súng nổ. Weser - một người vệ sĩ được đào tạo chuyên nghiệp đã đẩy bà xuống đất. Bà thoát chết nhưng viên đạn ác nghiệt đã cướp đi mạng sống của Weser. Sau đó bà đã phát hiện ra kẻ bóp cò chính là hàng xóm của Weser là một thanh niên tên Asa - người này được thuê để ám sát bà.
Sau 10 năm, Ellen Johnson Sirleaf lại một lần nữa đến thăm ngôi làng đó và bắt gặp mẹ của Weser đang tặng đồ ăn cho mẹ Asa. Bà hỏi tại sao mẹ của Waser lại làm vậy, người mẹ trả lời: "Sau sự việc 13 năm trước, Asa đã bỏ trốn và đến giờ vẫn bặt vô âm tín. Mẹ của cậu ta đang bị bệnh lại phải sống trong cảnh nghèo khổ không có gì để ăn...".
Sirleaf không nhịn được bèn nhắc với người mẹ tốt bụng này rằng họ là kẻ thù của chúng ta, con trai bà ta đã giết Weser. Chính câu trả lời của người mẹ đã khiến cho nữ tổng thống một lần nữa phải kinh ngạc: "Tất cả đã qua rồi, lấy oán báo oán chỉ tăng thêm hận thù nhiều hơn". Và những lời nói này đã để lại cho nữ tổng thống này một bài học sâu sắc, đất nước Liberia bị chiến tranh tàn phá thì cần sự tha thứ hơn là lòng thù hận. Cũng kể từ đó, Sirleaf đã tha thứ cho những kẻ thù cũ của mình và nhận được sự cảm thông, ủng hộ của những người Liberia. Sirleaf đã trở thành nữ tổng thống đầu tiên đắc cử trong lịch sử Châu Phi. Theo đó, bà đã tạo ra tương lai của chính mình bằng sự tha thứ và đối xử tốt với kẻ thù của mình - đây chính là sức mạnh của sự tha thứ xuất phát từ sự "thiện tâm".
Tha thứ bằng tấm lòng từ bi: Đó là chiếc cầu nối mọi rào cản, là đỉnh cao của sự yêu thương
Trên thực tế, một người biết khoan dung, biết tha thứ cho người khác sẽ phát ra hào quang từ bi. Chính ánh hào quang ấy sẽ chiếu sáng những người xung quanh và chính bản thân họ. Khi một người thực sự không có sự oán hận thì người ấy mới có thể cảm nhận được sự thanh thản từ đấy lòng. Họ sẽ được ban phúc lành và con đường sẽ trải dài trước mặt họ. Ngược lại thì một người có tâm đầy thù hận sẽ chẳng bao giờ thiện đãi người khác, họ bị chôn sâu trong chiếc nhà tù hận thù do chính bản thân tạo nên. Chính ngọn lửa hận thù sẽ khiến cho họ mất lý trí, nó cũng giống như một thanh gươm được tẩm độc không những khiến cho người khác bị thương mà còn làm hại cho chính chủ nhân của nó.
Sân hận chính là nguồn gốc của sự tức giận, bắt đầu của cái ác. Đức Phật xem sân hận chính là một loại độc tố có khả năng tàn phá đi tâm hồn, thể xác của con người không chỉ trong đời này mà còn cả những đời sau. Đức Phật còn ví sân si như lửa dữ, như giặc cướp. Trong Kinh giáo Phật có nói: "Sân hận còn hơn lửa dữ, thường phải đề phòng không cho nó xâm nhập. Giặc cướp công đức không gì hơn giận giữ. Nếu trong tâm có những con rắn độc tham, sân si thì phải nhanh chóng trừ bỏ, nếu không sẽ bị chúng hãm hại". Lòng sân si chẳng những làm cho tự thân bức bách, khổ não mà còn mang đến sự bất an cho tha nhân và xã hội. Còn đối với bản thân, những người ôm lòng hận sâu sẽ dễ gây ra lầm lỗi, tạo ra những nghiệp bất thiện làm nhân khổ cho đời này và sau này.
Và khi cơn giận nổi lên, người ta không làm chủ được cảm xúc cũng như không kiểm soát được suy nghĩ, hành động, lời nói, từ đó dễ tạo ra những nghiệp bất thiện. Lòng sân hận sẽ che mờ khiến cho con người không nhận ra được bản chất của sự việc, không có khả năng xử lý các tình huống gặp phải một cách đúng đắn, tích cực có lợi cho mình và người. Lòng sân si cũng khiến cho con người không có được cảm xúc an lạc hạnh phúc.
Từ bi hỷ xả là phương pháp giúp chúng ta chuyển hóa hoàn toàn hạt giống sân hận trong tâm và cởi bỏ oán kết, trải rộng được tình thương làm lan tỏa năng lượng từ bi đến với mọi người dù đó là đối tượng làm cho ta sân hận. Chỉ có như vậy chúng ta mới được rộng mở, hướng thiện, vị tha hơn.
Tha thứ chẳng phải là chuyện dễ làm, một khi đã bị tổn thương, bóc lột thì sự tha thứ dường như là việc không thể thực hiện. Tuy nhiên, trừ khi chúng ta tìm được cách nào đó để tha thứ cho người, nếu không thì chúng ta sẽ chôn giữ sự ân hận và sợ hãi trong tim mãi mãi. Tha thứ chính là hành động bỏ qua lỗi lầm của người khác, tha thứ không phải là xóa đi hay chối bỏ những điều xấu mà người khác gây ra mà là khuyến khích bản thân đóng khung những vết thương, bình tâm quan sát chúng lành lặn trở lại.