Đức Phật dạy: Sống ở đời đừng mong mãi được bình an, có khổ đau mới hiểu được giá trị của hạnh phúc
BÀI LIÊN QUAN
Đúc kết 3 trí tuệ ngàn năm của người xưa: Tranh nhau một lời chanh chua nhất thời, để rồi cả đời oán hận về sauTrí tuệ của người biết “nhìn xa trông rộng”: Làm người cần phải có "tầm nhìn", làm việc cần phải có "tham vọng"Trí tuệ đời người: Lĩnh hội "9 không quá" để công danh vượng phát, thấu trọn an nhiênPhải trải qua khổ đau mới hiểu được giá trị của hạnh phúc
Trong cuộc sống luôn có một luật định đó chính là "sau cơn mưa, trời lại sáng và đi qua đêm tối sẽ là ánh dương ấm áp ló dạng". Vậy nên khi bản thân gặp khó khăn thì dù thế nào cũng phải cố gắng vượt qua. Nhưng nếu không bỏ cuộc thì tự nhiên sẽ có một ngày tất thảy đều sẽ hanh thông. Hơn nữa, không phải ai cũng muốn bản thân mình phải đau khổ nhưng ngoài việc đối mặt, tránh né thì chẳng khiến cho cuộc sống của người ta trở nên tươi sáng hơn.
Có câu chuyện kể lại rằng, năm xưa khi Đức Phật còn làm thái tử, một ngày người đi vi hành quanh kinh kỳ. Đức Phật đã kinh ngạc nhận ra nếu không đau khổ, không né tránh bất cứ ai cả từ bệnh tật, nghèo đói, phiền muộn,... Tuy nhiên, ngày còn ngạc nhiên hơn khi nhìn thấy tất cả bọn họ đều an nhiên chấp nhận thống khổ, không hề phẫn uất và kháng cự. Lúc này Đức Phật mới ngộ ra chân lý đầu tiên đó là "Không đau không thể tránh khỏi, chỉ có đối mặt mới giúp con người tiến gần đến sự giải thoát. Hiểu được chân lý của hạnh phúc thì cõi lòng mới trở nên thanh thản, tự tại".
Sống trên đời đừng bao giờ mong bản thân mãi được bình an
Chuyện xưa có kể lại rằng có một anh chàng được đầu thai vào một gia đình ấm êm, no đủ, chẳng thiếu thốn hay lo lắng bất cứ thứ gì. Đến một ngày nọ có người hành hương đến và nói rằng: "Từ giờ ngài có thể sở hữu được mọi thứ mình mong muốn từ thức ăn cho đến mọi lạc thú trong cuộc đời".
Lúc này, anh chàng sung sướng lắm, đến ngày đầu tiên anh ta đã nếm trải hết mọi sơn hào hải vị trên thế gian. Đến ngày thứ hai thì anh ta đắm chìm trong những lạc thú mà trước đây không hề biết đến. Tuy nhiên đến ngày thứ ba thì anh ta đã tìm đến người hành hương nọ và nói: "Tôi chán lắm rồi, tôi cần một việc gì để làm. Ông có việc gì cho tôi làm hay không?" Nhưng người hành hương thản nhiên đáp: "Xin lỗi nhưng không có việc gì cần làm cho anh cả". Nghe thấy câu này của người hành hương, anh ta bèn quát lớn: "Tôi thà sinh vào địa ngục".
Câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta một bài học rằng, khổ đau vốn không phải là điều đáng sợ và đôi khi đó lại là lời cảnh tỉnh cho bản thân. Khổ đau là luôn cần thiết để con người có thể lánh xa mọi dục vọng, biết thu mình và sở hữu con mắt tinh tường để có thể ngắm nhìn nhân gian đẹp đẽ.