Giác ngộ 3 chân lý truyền đời của Đức Phật: Hiểu "đời là bể khổ" để có một cuộc đời an yên
BÀI LIÊN QUAN
Bỏ túi triết lý đầu tư thành công của tỷ phú quản lý ngân hàng lớn nhất nước Mỹ: Không kiếm tiền bằng cảm tính5 triết lý “nhân sinh” sâu sắc của Đức Phật: Lĩnh hội được sẽ giúp lòng an yên giữa bộn bề lo toanMôi giới bất động sản cần học ngay triết lý kinh doanh ngàn đời của người Nhật về sự tử tếTrong cuộc sống chúng ta thường dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ đến việc cuộc sống bất công như thế nào, chúng ta vất vả ra sao. Để rồi chúng ta phải loay hoay tìm cách sửa chữa bằng mọi giá. Kết quả, mọi người lại cảm thấy mình là người bất bại toàn diện bởi sau bao nhiêu nỗ lực thì mọi chuyện dường như chẳng thay đổi. Và một khi cuộc sống có được sự công bằng thì chúng ta lại tìm kiếm sự bình tên trong các thứ khác như sách vở, âm nhạc, phim truyện,... Con người chúng ta vẫn thường áp đảo bản thân bằng việc tìm kiếm những sự hoàn hảo trong cuộc sống. Trong Phật giáo, "Khổ" không phải là một trạng thái tiêu cực giống như phần lớn người nghĩ được coi là thực tiễn trong cuộc sống. 3 lời dạy của Đức Phật dưới đây bạn nên nắm rõ nếu muốn có sự bình yên và giải thoát cho bản thân.
Chân lý 1: Dukkha - Đau khổ, buồn bã hay thất vọng
Trong Giáo lý Phật giáo có câu "Đời là bể khổ". Tuy nhiên, câu nói này thường bị hiểu là một tuyên bố tiêu cực. Cách đúng để giải thích học thuyết này chính là "cuộc sống có thể có những trở ngại nhưng sẽ không sao cả". Lời giải thích của Phật giáo về nguyên nhân tại sao con người thường xuyên phải trải qua những tình huống khó khăn, đau khổ bởi vì chúng ta từ chối hiểu khía cạnh tâm linh của những sự kiện hoặc tình huống. Theo đó, chúng ta thường phải trải qua những sự kiện giống nhau lặp đi lặp lại mang đến cảm giác mất mát, mệt mỏi, buồn bã, lo lắng và chán nản. Chúng ta thường cố gắng kìm nén những khổ đau, nỗi buồn mà bản thân mình không nhận ra đau khổ cũng chính là một phần của trưởng thành. Chính vì thế, cách tốt nhất để không phải cố gắng tìm cách thoát ra mà là chấp nhận đau khổ, buồn bã và thất vọng.
Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào chúng ta có thể mang triết lý này vào trong cuộc sống hàng ngày của mình. Chấp nhận việc sẽ mang lại cho người người ít thất vọng hơn, ý niệm muốn nhiều hơn nhằm có một cuộc sống viên mãn. Suy nghĩ "tôi không có đủ" cũng sẽ khiến cho bạn cảm thấy buồn hơn. Chính vì thế, hãy tránh việc suy nghĩ những thứ tiêu cực mà thay vào đó là hãy biết ơn những gì mà cuộc sống đã ban tặng cho bạn.
Việc phấn đấu cho một cuộc sống hoàn hảo sẽ chỉ mang lại cho bạn những tổn thương. Vì vậy, hãy học cách chấp nhận sẽ giúp cho chúng ta thoát khỏi những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Và hãy nhớ rằng, sự đau khổ sẽ luôn đi kèm với những bài học cuộc sống để chúng ta trưởng thành hơn.
Chân lý 2: Anitya - Cuộc sống luôn vận động
Trong cuộc sống, hằng số duy nhất chính là thay đổi bởi cuộc sống luôn vận động không ngừng. Giáo lý Phật giáo cũng muốn nói rằng, chúng ta không bao giờ có thể quay trở lại những ngày đã qua. Không những thế, tương lai chính là một ảo ảnh và nó chỉ phản ánh nên những điều mà chúng ta làm trong thời điểm hiện tại.
Con người chúng ta thường thay đổi qua từng ngày về mặt sinh học. Đó là móng tay, tóc, tế bào da - có thứ phát triển nhưng cũng có thứ sẽ chết đi hoặc được sinh ra. Hàng này sẽ có rất nhiều thay đổi diễn ra trong cơ thể chúng ta. Tương tự như việc lương tâm và suy nghĩ cũng sẽ thay đổi dù cho chúng ta có để ý hay không.
Chúng ta cũng sẽ không nhận ra được rằng không có gì trong cuộc sống này tồn tại một cách mãi mãi. Và thời điểm chúng ta chấp nhận rằng mọi thứ sẽ thay đổi hằng ngày và thất vọng cũng sẽ ít dần đi. Ví dụ như nếu bạn chấp nhận thực tế rằng tình hình hiện tại của bạn đang dần có sự thay đổi thì điều đó sẽ đồng nghĩa với việc bạn sẽ đạt được mục tiêu của bản thân dù thế nào đi nữa. Không những thế, bạn cũng có thể không thấy được những thay đổi xảy ra nhưng nó vẫn tiếp diễn.
Một khi chúng ta hạnh phúc thì chúng ta không muốn nó phải kết thúc. Nhưng cuộc sống là luôn thay đổi nên mọi thứ sẽ bắt buộc phải kết thúc. Nhưng nếu như bạn thay đổi quan điểm của mình thì điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn tập trung tối đa vào khoảnh khắc hiện tại bởi vì nó đã kết thúc. Nếu như bạn đã hiểu hết sức mạnh to lớn của việc thay đổi suy nghĩ cũng như cách cuộc sống thay đổi hàng ngày thì điều đó sẽ giúp cho bạn có được tự do. Vậy nên, tất cả những gì bạn phải làm chính là nhận thức và trân trọng thời điểm hiện tại.
Lúc này, hãy tận hưởng những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, hãy học cho mình cách đón nhận những thay đổi diễn ra mỗi ngày. Và đừng sợ một ngày nào đó những gì bạn có sẽ biến mất mà thay vào đó là hãy hiểu rằng mọi hoàn cảnh tiêu cực rồi cũng sẽ kết thúc bởi vì cuộc sống luôn tiến về phía trước.
Chân lý 3: Anatma - Bạn thay đổi mỗi ngày
Trong Phật giáo luôn tin rằng có một cái tôi bất biến không tồn tại. Điều quan trọng chính là phải hiểu rằng mọi thứ sẽ thay đổi hàng ngày. Chính vì thế, việc chấp nhận bạn thay đổi mỗi ngày chính alf điều tối thiểu quan trọng. Vậy làm như thế nào để chúng ta có thể đạt được sự thay đổi mỗi ngày và làm thế nào để chúng ta có thể tìm thấy được sự bình an khi chấp nhận những gì bản thân đang có.
Con người chúng ta thường không nhận ra được chân lý lớn nhất để có thể đạt được đến bình an nội tâm - đau khổ của chúng ta chỉ là tạm thời. Sự tham lam dục lạc, của cải vật chất cũng như sự bất tử chính là gốc rễ của đau khổ, tất cả đều không bao giờ có thể thỏa mãn được. Cuộc đời không bao giờ tránh khỏi được sự đau khổ và nó xảy ra để dạy cho chúng ta bài học cần phải học. Những bài học quan trọng giúp mỗi người giác ngộ được chính mình. Đau khổ chỉ có thể chấm dứt nếu như chúng ta biết cách chấp nhận sự thật bản thân cần phải thay đổi hàng ngày.