Trị giá xuất khẩu tháng 11 của ngành gỗ sụt giảm đáng kể do thị trường Mỹ giảm tiêu thụ
BÀI LIÊN QUAN
Hai kịch bản tăng trưởng của ngành dệt may năm 2023Những ngành nghề nào đang săn đón hàng chục nghìn nhân viên công nghệ bị mất việc?Bán lẻ và xu hướng mới của ngành bất động sảnTrong tháng 11, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sụt giảm so với trước và cùng kỳ năm 2021 dù 2 tháng trước đó ghi nhận xu hướng gia tăng trở lại. Nguyên nhân là do tiêu thụ tại các thị trường đều giảm, trong đó, Canada giảm 31% hay Mỹ giảm 22%...
Dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 11 đạt 1,17 tỷ USD, giảm hơn 2% so với tháng 10, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu sản phẩm gỗ trong đó đạt 760,8 triệu USD, giảm 1,8% so với tháng 10 và giảm 17,8% so với cùng kỳ năm trước.
Người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, ngành bán lẻ dần bước vào “mùa đông” khó khăn
Theo dự báo, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm tốc khi nhu cầu thế giới suy yếu buộc các ngành da giày, dệt may, chế biến gỗ hay nuôi trồng thủy sản,... phải thu hẹp phạm vi sản xuất.Năm 2023, ngành thép ít có cơ hội phục hồi do tiêu thụ vẫn còn yếu
Hiện nay, sản xuất và tiêu thụ thép 11 tháng năm 2022 tiếp tục ảm đạm khi giảm lần lượt là 11,3% và 6,8%. Trong khi đó thì giá nguyên liệu đầu vào ví dụ như quặng sắt, cuộn cán nóng (HCR) cũng đang có xu hướng tăng.Ngành dệt may đang phải đối diện với nhiều khó khăn khi xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại
Có thể thấy, nhu cầu suy giảm, tồn kho cao, chi phí nhân công tăng và lỗ tỷ giá,... chính là những khó khăn mà doanh nghiệp ngành dệt may đã và đang đối diện.Thế nhưng, nếu tính tổng cả 11 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt mức 14,7 tỷ USD, đã tăng 9,8%. Trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ trong đó đạt 10,15 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến thị trường Mỹ giảm 22% trong tháng 11 so với cùng kỳ khi đạt gần 571,3 triệu USD, khiến trị giá xuất khẩu chung của ngành gỗ sụt giảm đáng kể, vì trị giá xuất khẩu sang Mỹ chiếm 49% trong tổng trị giá xuất khẩu gỗ cũng như sản phẩm gỗ.
Trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến thị trường Anh, Úc, Canada, Malaysia cũng có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến các thị trường Anh, Úc, Canada, Malaysia cũng lần lượt giảm mạnh là 33,7%, 38,5%, 31% và 29,2%. Đặc biệt, trị giá xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc hay Đức đều ghi nhận mức tăng khá, bù đắp một phần mức giảm cuuar những thị trường xuất khẩu chính.
Tính tổng 11 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu tới Mỹ chỉ tăng nhẹ, ghi nhận mức tăng là 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái khi đạt 8 tỷ USD, theo đó chiếm 54,3% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, giảm 5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ luôn là Mỹ. Trong bối cảnh xuất khẩu tới thị trường này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức, đa số các doanh nghiệp ngành gỗ đều đang có xu hướng chuyển dịch sang những thị trường châu Á có vị trí địa lý gần hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Bởi vậy, trị giá xuất khẩu tới các thị trường này đều đang ghi nhận xu hướng tăng mạnh.