Tín dụng kỳ vọng tăng trưởng khả quan vào quý IV
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu về luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 Thị trường bất động sản: Tại sao còn tắc vốn tín dụngĐộng lực kích thích cầu tín dụng những tháng cuối nămHuy động vốn tăng 5,9%
Theo Kinhtedothi, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thông tin, huy động vốn tính đến ngày 30/9 đã tăng 5,9% so với cuối năm 2022 với tổng vốn huy động đạt 12,9 triệu tỷ đồng. Mặt khác, huy động cùng kỳ năm ngoái đạt 7,68%.
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng có tăng do mức tăng còn thấp hơn khá nhiều so với năm ngoái. Lý do là vì có khó khăn từ nền kinh tế, ảnh hưởng của nước ngoài. Tín dụng tính đến ngày 20/9 tăng 5,91% so với cuối năm ngoái, thì đến 30/9 đã vào khoảng 6,1-6,2%.
Bên cạnh đó, 9 tháng qua, tín dụng chính sách cho người nghèo, người thu nhập thấp đã tăng mạnh ở mức 8,19% so với cuối năm 2022, với dư nợ cho vay 306 nghìn tỷ đồng đối với 6,7 triệu khách hàng vay vốn. Số liệu mới nhất cho thấy mức giảm trung bình của cho vay từ 1-1,5%.
NHNN hồi đầu năm tính toán mức giảm lãi suất 1% trong năm nay đã là khả quan, tuy nhiên với thông điệp mạnh mẽ đưa ra từ đầu năm có thể nói là chính sách tiền tệ đã rất cởi mở sau 9 tháng. Lãi suất bình quân đối với những khoản cho vay ngắn hạn hiện là 5,5% - 7%/năm; cho vay trung, dài hạn từ 8,5% - 10%/năm (với các khoản cho vay mới).
Lãnh đạo NHNN cho hay: "Do huy động của các ngân hàng thương mại trước đây có giai đoạn ở mức rất cao, thậm chí từ 10-12%, nên độ trễ hiện nay theo sự tính toán lãi suất ở mức khoảng từ 9-12%. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại khi chưa đến kỳ các DN trả lãi, ngân hàng và DN đều có sự thống nhất hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn".
Thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm
Theo Phó Thống đốc, NHNN nỗ lực mở rộng tín dụng từ đầu năm bằng nhiều giải pháp quyết liệt. Bởi lẽ sẽ không có sức mạnh khôi phục được nền kinh tế sau 2 năm đại dịch cùng ảnh hưởng kép từ tình hình thế giới và trong nước nếu không thúc đẩy nguồn lực hỗ trợ DN.
Do đó, ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm.
Bên cạnh đó, NHNN rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật tạo dư địa pháp lý cho các TCTD cung ứng sản phẩm mới, tạo thêm điều kiện cho vay nhiều hơn, sự cạnh tranh, và tạo thêm điều kiện buộc các ngân hàng thương mại phải tính tới câu chuyện giữ chân khách hàng và giảm lãi suất.
Đưa ra những gói ưu đãi tín dụng như hỗ trợ DN thủy sản, cho vay mua nhà ở xã hội, tăng cường tín dụng chính sách, tín dụng tiêu dùng, chống tín dụng đen; cải cách thủ tục hành chính, tăng cường các chương trình kết nối ngân hàng – DN;...
Cuối cùng là giải pháp hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đầu tiên là các ngân hàng tiếp tục phát hành trái phiếu nếu có đủ điều kiện đảm bảo an toàn. Tiếp đó là tham gia với tư cách là nhà đầu tư TPDN.
Quý cuối năm, kỳ vọng tín dụng sẽ tăng lên. Ngân hàng sẽ triển khai giải pháp quyết liệt với sự đồng hành của các địa phương nhằm giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.