Tìm hiểu về luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968
BÀI LIÊN QUAN
Ngân hàng và những điều cần lưu ýNghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp và những điều cần biết1. Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 là gì?
Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng năm 1968 được ban hành ban đầu chỉ là một đạo luật của Liên bang Mỹ, trong đó bao gồm những yêu cầu phải được tuân theo bởi những người cho vay tiêu dùng như ngân hàng, tổ chức tín dụng và công ty cho thuê tự động. Cũng theo đạo luật này thì chủ thể sẽ là những người cho vay tiêu dùng, họ có trách nhiệm thông báo cho người tiêu dùng về lãi suất phần trăm hàng năm, những điều khoản và yêu cầu phải thực hiện trong quá trình cho vay. Đồng thời sẽ đưa ra tổng chi phí dự kiến mà những người đi vay cần phải trả.
2. Đặc điểm của Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968
Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 có một vai trò vô cùng quan trọng và đã có những tác động để làm thay đổi thị trường kinh tế tài chính. Nhờ vào định luật này mà điều khoản cho vay trở nên minh bạch hơn đối với cả chủ thể và người đi vay. Ví dụ thông qua Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 người cho vay có thể tính được phần trăm lãi suất cho người vay để từ đó giới thiệu cho họ những gói váy hợp lý với khả năng chi trả của họ.
Lãi suất phần trăm hàng chính chính là tỷ lệ lãi mà người vay phải trả cho người cho vay, đây cũng chính là mức sinh lời của chủ thể cho vay. Lãi suất phần trăm hàng năm là một khoản phí bắt buộc mà người vay phải chi trả. Lãi suất phần trăm hàng năm bao gồm những loại phí liên quan đến hoạt động giao dịch nhưng không tính gộp trong cùng một lúc. Thông thường, những khoản vay hay hợp đồng tín dụng này có cấu trúc đa dạng, phí giao dịch linh động, tiền phạt trễ hạn cùng nhiều yếu tố khác. Người cho vay và người vay có thể dựa vào công thức tính chung như lãi suất phần trăm hàng năm để tính toán được lãi suất giữa các bên cho vay bên nào có mức lãi suất ưu đãi hơn thì người vay có thể chọn để sử dụng dịch vụ của họ.
3. Vai trò của Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng
Sự ra đời của Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 đã giúp cho thị trường trở nên ổn định hơn, minh bạch hơn. Bên cạnh đó, luật này còn có một số vai trò cực kì quan trọng như sau:
- Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 đã đặt tiền đề cho việc hình thành một loạt các luật bảo vệ chủ thể người tiêu dùng trong những năm tiếp theo. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến các luật được ban hành dựa trên Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 như: Luật cho vay, Luật báo cáo tín dụng công bằng, Luật cơ hội tín dụng công bằng, Luật thực hành đòi nợ công bằng, và Luật chuyển tiền điện tử.
- Một điều khoản chính của Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 được gọi là Tiêu đề III, ở điều khoản này đã đưa ra mức giới hạn thu nhập có thể mất lên đến 25% thu nhập hàng tuần sau khi khấu trừ thuế bắt buộc hoặc số tiền khả dụng cao hơn 30 lần mức lương tối thiểu. Chính điều khoản này đã khiến cho các chủ nợ chấm dứt tình trạng trừ một tỉ lệ cao tiền lương của người lao động để trả nợ tồn đọng.
- Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 còn là cơ sở quan trọng để hình thành nên Luật báo cáo tín dụng công bằng (FCRA). Theo đó thì luật báo cáo tín dụng công bằng ra đời để hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng thu thập thông tin cũng như truy cập vào các báo cáo tín dụng. Luật báo cáo tín dụng công bằng cũng chính là đạo luật được sử dụng nhằm bảo vệ và thống kê các thông tin tín dụng của người tiêu dùng. Điều này sẽ hỗ trợ việc đỡ bị thất lạc thông tin và tìm kiếm khách hàng một cách nhanh chóng.
4. Một số đạo luật liên quan đến Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968
Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 chính là cơ sở để hình thành nên hàng loạt những đạo luật khác trên thị trường nên cần phải tìm hiểu cả những đạo luật này trong quá trình sử dụng dịch vụ tín dụng.
Luật báo cáo tín dụng công bằng
Luật báo cáo tín dụng công bằng cũng chính là luật Liên bang của Mỹ được dùng để quy định việc thu thập thông tin tín dụng từ các chủ thể là người tiêu dùng, đồng thời, cập nhật và truy cập báo cáo của họ một cách chi tiết, rõ ràng nhất. Luật báo cáo tín dụng công bằng đã được thông qua và ban hành vào năm 1970, mục đích rõ ràng của luật là mang đến sự công bằng, chính xác về thông tin của mỗi cá nhân khi gửi hồ sơ đến các cơ quan quản lý cấp cao. Đồng thời, đảm bảo thông tin của họ sẽ không bị lộ ra ngoài.
Luật báo cáo tín dụng công bằng cũng đã trở thành công cụ đối chiếu trong quá trình điều chỉnh việc thu thập và báo cáo thông tin tín dụng của người tiêu dùng. Trong này sẽ bao gồm cách lấy thông tin tín dụng của người tiêu dùng, thời gian lưu trữ và thời gian để chia sẻ thông tin với những người khác.
Hai cơ quan liên bang chính chịu trách nhiệm giám sát quản lý việc thực thi các quy định này là Ủy ban Thương mại Liên bang và Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng. Các tiểu bang cũng có những luật riêng liên quan đến các báo cáo tín dụng, toàn bộ những quy định này đều được ghi rõ trong Tiêu đề 15 của Bộ luật Mỹ, Mục 1681.
Luật báo cáo tín dụng công bằng sẽ mô tả những dữ liệu mà văn phòng tín dụng được phép thu thập từ người dùng. Các dữ liệu này sẽ thu thập các dữ liệu từ lịch sử thanh toán hóa đơn, các khoản vay trong quá khứ, điểm tín dụng… Thực chất các cơ quan cũng sẽ có thể thu thập thêm thông tin việc làm, địa chỉ hiện tại và trước đây, Ngay cả những người đã nộp đơn xin phá sản thì cũng phải trả qua những phương pháp thu thập nhất định.
Chính phủ các quốc gia có quyền được yêu cầu cung cấp báo cáo tín dụng theo lệnh của tòa án hoặc tòa bồi thẩm đoàn Liên bang, hoặc trong một số trường hợp quan trọng muốn xin giấy phép do chính phủ cấp thì điều này cũng rất cần thiết. Không phải tất cả chủ thể là người tiêu dùng khi muốn bắt đầu một giao dịch hay đồng ý bằng văn bản những báo cáo tài chính của họ đều phải công khai những thống kê báo cáo.
Đạo luật cơ hội tín dụng công bằng
Đạo luật cơ hội tín dụng bình đẳng được sáng tạo và ban hành bởi chính phủ Mỹ với mục đích chính là cung cấp cho mọi pháp nhân cơ hội bình đẳng như nhau để có thể xin được khoản vay từ những tổ chức tài chính hoặc tổ chức cho vay khác trên thị trường. Đạo luật cơ hội tín dụng ra đời đã hạn chế được sự mất công bằng, đi cửa sau của nhiều người khi muốn vay một khoản tín dụng.
Đạo luật này cũng đưa ra quy định cấm rõ ràng về việc phân biệt chủng tộc, màu da, quốc gia, giới tính, tôn giáo… Nhờ vậy mà tất cả mọi người đều có thể nộp hồ sơ xin vay theo đúng quy định. Các tổ chức tín dụng sẽ không được từ chối một cách vô lý nếu như chủ thể đảm bảo đáp ứng đúng và đủ những quy định.
Năm 1974,đạo luật cơ hội tín dụng công bằng được ban hành và được quy định chi tiết trong Mục 15 của Bộ luật Hoa Kỳ. Những tổ chức cho vay và người vay có thể đọc để nắm bắt rõ ràng những quy định đã được ghi trong đạo luật này để áp dụng vào thực tế. Nếu như thấy có điểm bất thường thì người vay có thể kiện lên các cơ quan cấp cao hơn để họ xử lý theo đúng quy định.
Luật thực hành đòi nợ công bằng
Luật thực hành đòi nợ công bằng cũng là một luật do Liên bang Mỹ ban hành được sử dụng để giới hạn hành vi và hành động của những người đòi nợ là bên thứ ba hay còn gọi là các tổ chức thu hồi nợ. Dựa vào luật thực hành đòi nợ công bằng mà người vay sẽ được bảo vệ quyền lợi hợp pháp, còn đối với tổ chức thu hồi nợ cũng sẽ thực thi các quyền hạn trong phạm vi cho phép.
Theo như được sửa đổi mới nhất vào năm 2010 thì luật thực hành đòi nợ công bằng đã hạn chế những phương thức mà tổ chức đòi nợ thuê có thể liên hệ với bên nợ. Họ sẽ thống nhất với nhau về các phương pháp thu hồi nợ, số tiền và hoa hồng mà bên thu hồi nợ được nhận. Nếu như tổ chức thu hồi nợ vi phạm quyền và nghĩa vụ cá nhân mỗi công dân thì họ sẽ phải chịu những sự trừng phạt thích đáng theo luật định. Do đó, khi thực hiện việc thu hồi nợ thì tổ chức này cần phải hết sức cẩn thận và giải thích cho người vay việc chậm trả nợ sẽ ảnh hưởng ra sao đến cả hai bên.
Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 ra đời đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Cũng chính từ đây, hàng loạt các đạo luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng ra đời khi kết hợp với Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 đã tạo nên một hệ thống vững chắc mà các tổ chức và cá nhân đều phải tuân thủ thực hiện theo.