Nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp và những điều cần biết
Nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp là gì?
Trong tiếng anh, Business banking dịch ra là nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp. Đây là khái niệm thể hiện sự giao dịch giữa ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính với các doanh nghiệp, công ty khi cung cấp những khoản vay kinh doanh, tín dụng, tài khoản tiết kiệm,… Nhưng các đối tượng được cung cấp là một tổ chức chứ không phải là cá nhân. Những ngân hàng giao dịch với thị trường vốn thường được gọi là ngân hàng đầu tư, còn ngân hàng giao dịch với khách hàng cá nhân, riêng lẻ thì sẽ được gọi là ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, có một số ngân hàng giao dịch với cả hai tệp khách hàng này.
Trên thực tế, hoạt động nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp là những hoạt động, giao dịch của một ngân hàng, một bộ phận hoặc chỉ giao dịch với các doanh nghiệp. Nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp là những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho các doanh nghiệp, công ty, tổ chức. Những dịch vụ này sẽ tồn tại và được cung cấp dưới hình thức của một ngân hàng doanh nghiệp trong đó gồm có các khoản cho vay, tín dụng, tài khoản tiết kiệm… tất cả đều để phục vụ cho mục đích riêng của doanh nghiệp. Các ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ lẻ hoặc cũng có thể cùng hoạt động dưới sự quản lý của một ngân hàng lớn.
Nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp còn có tên gọi khác là ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng doanh nghiệp. Những ngân hàng này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những dịch vụ tài chính, tư vấn tài chính để họ chọn được một phương án phù hợp nhất giải quyết các vấn đề đang gặp phải. Những dịch vụ này có thể là tài khoản tiền gửi và sản phẩm có lãi suất thấp, cho vay thương mại, cho vay bất động sản, thương mại và dịch vụ. Đồng thời, ngân hàng cũng có thể cung cấp cho các doanh nghiệp thân thiết dịch vụ quản lý tài sản và bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp
Trên thực tế thì nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp là giao dịch giữa ngân hàng với một tổ chức, doanh nghiệp, công ty… khi họ có nhu cầu tư vấn và sử dụng tài chính của ngân hàng. Các dịch vụ này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Những dịch vụ của ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng với mục đích hỗ trợ tối đa nhưng vẫn đem lại lợi ích cho hai bên. Tuy gọi là giao dịch nhưng đây cũng có thể coi là mối quan hệ hợp tác giữa hai bên để đạt được mục đích của ngân hàng và doanh nghiệp. Nhưng sẽ tùy vào quy mô của công ty để ngân hàng tư vấn những dịch vụ hợp lý.
Những dịch vụ được quy định về nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp này bao gồm tài khoản tiền gửi và các sản phẩm không chịu lãi, cho vay bất động sản, cho vay thương mại và dịch vụ thẻ tín dụng. Đồng thời thì các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp cũng có thể cung cấp dịch vụ tùy chọn tài trợ, giải pháp quản lí tiền mặt, dịch vụ trả lương và chống gian lận. Muốn hiểu rõ và sử dụng tốt nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp thì cần phải nắm vững các đặc điểm của phương thức này như sau:
- Thứ nhất, nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp liên quan đến vấn đề tài trợ. Đây chính là nguồn vốn chủ chốt của doanh nghiệp hoạt động với mục đích mở rộng kinh doanh, mua trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng như đáp ứng chi phí hoạt động hàng ngày. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của công ty mà ngân hàng sẽ tư vấn để cung cấp những khoản vay phù hợp có thể là khoản vay ngắn hạn, dài hạn hoặc hạn mức tín dụng, thế chấp tài sản…
- Thứ hai, nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp cùng với sự liên quan đến vấn đề quản lí tiền mặt. Đây còn được gọi là vấn đề quản lý ngân quỹ, dịch vụ quản lý tiền mặt để giúp cho doanh nghiệp có thêm động lực, hoạt động hiệu quả hơn trong việc quản lý những khoản thu, chi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng còn cung cấp cho các doanh nghiệp một số đặc quyền để truy cập vào trung tâm thanh toán bù trừ tự động (ACH) và hệ thống xử lí thanh toán điện tử để đẩy nhanh tốc độ chuyển tiền.
- Thứ ba, nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp liên quan đến vấn đề dịch vụ trả lương. Đây là hoạt động mang tính chất định kì nên các doanh ngân hàng sẽ cung cấp dịch vụ trả lương với quỹ lương ổn định cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thứ tư, nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp liên quan đến vấn đề chống gian lận. Các ngân hàng cũng cung cấp bảo hiểm gian lận để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những gian lận xảy ra với những tài khoản thanh toán của họ, cần phải có sự bảo mật tuyệt đối tránh bị mất cắp. Một số vấn đề họ sẽ cung cấp là kiểm tra, truy xuất tiền đến và đi, những ai đã thực hiện giao dịch…
Bảo hiểm gian lận còn bảo vệ các doanh nghiệp khỏi những hình thức gian lận nếu xảy ra trong tài khoản séc. Ngân hàng sẽ kiểm tra được vấn đề xảy ra từ nhà cung cấp hay do những người sử dụng nên có thể hoàn toàn yên tâm về tính minh bạch, an toàn của nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp.
Vai trò nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp
Nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp ra đời đã đóng vai trò hết sức quan trọng khi không chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp, mà còn là phương pháp để giải quyết những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp. Có thể thấy vai trò quan trọng của phương thức này được thể hiện như sau:
- Nhờ vào nguồn tài trợ này mà các doanh nghiệp có cơ hội để mở rộng kinh doanh, mua những trang thiết bị hiện đại, cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật hoặc đơn giản là đáp ứng những chi phí hoạt động hàng ngày. Việc sử dụng nguồn vốn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nhu cầu riêng của mỗi doanh nghiệp để điều chỉnh sao cho phù hợp với mức thời gian dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn. Thông qua những khoản vay cố định này ngân hàng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết được mọi vướng mắc vì đây là mối quan hệ cộng sinh.
- Bên cạnh đó, ngân hàng còn cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt hay còn gọi là quản lý ngân quỹ. Thông qua đó có thể giúp doanh nghiệp đạt được những hiệu quả cao hơn trong quá trình quản lý doanh nghiệp như các khoản thu, chi, tiền mặt quỹ, khả năng thanh toán… Các ngân hàng kinh doanh sẽ thiết lập những quy trình cụ thể cho doanh nghiệp để họ dựa vào đó và thực hiện để tiết kiệm được tối đa các chi phí.
- Các ngân hàng còn cung cấp cho doanh nghiệp quyền để truy cập vào hệ thống thanh toán bù trừ tự động đẩy nhanh tốc độ chuyển tiền và thanh toán điện tử. Đồng thời, dịch vụ này còn cho phép tự động chuyển dòng tiền nhàn rỗi ở séc sang tài khoản tiết kiệm có lãi suất, do đó, người sử dụng sẽ nhận được một khoản lãi nhất định sau thời gian để tiền không sửu dụng đến. Đồng thời, các doanh nghiệp còn có thể chủ động truy cập vào các nền tảng trực tuyến để tùy chỉnh liên kết quá trình quản lý tiền mặt với tài khoản séc hoặc tài khoản tiết kiệm của họ. Thông qua đó sẽ có phương pháp sử dụng tiền hiệu quả hơn nhờ những thống kê chi tiết.
- Ngân hàng còn cung cấp dịch vụ trả lương cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập nguồn vốn chưa nhiều và có nhiều khoản phải chi, trong khi tiền lương là một khoản cố định hàng tháng thì các doanh nghiệp có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các ngân hàng. Mặc dù có nhiều tổ chức tài chính cũng cung cấp dịch vụ này nhưng nếu so sánh về lãi suất thì sẽ không nhiều ưu đãi như ngân hàng.
Nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp là “cầu nối” giữa ngân hàng và doanh nghiệp để đôi bên cùng có lợi. Hiện nay, các ngân hàng đang hết sức tạo điều kiện cho doanh nghiệp để nhận được những hỗ trợ tối đa giúp cho doanh nghiệp có thể vượt qua những thời kì khó khăn, khủng hoảng.