meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tìm ngân hàng có lãi suất vay mua nhà tốt mà không phải “mua bia kèm lạc”

Thứ tư, 29/06/2022-22:06
Người vay mua nhà có thể gặp phải tình huống đã xuống tiền đặt cọc mua nhà nhưng không thể nộp tiền đúng hạn do ngân hàng chưa giải ngân vì không “mua kèm lạc”. Do vậy, tiêu chí hàng đầu của những người có nhu cầu vay mua nhà là ngân hàng phải có lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, an toàn và không ép khách mua thêm bảo hiểm.

Theo báo Người Lao động, khảo sát vào hồi đầu năm cho thấy, 92% người được hỏi mong muốn và có ý định mua nhà ở trong tương lai. Trong đó đã có hơn một nửa đang tìm mua nhà trong 2 năm tới đây. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai điểm đến được nhiều người muốn mua nhà tìm kiếm nhiều nhất.

Thực tế, giá bất động sản hiện nay đang rất cao và vượt qua mức thu nhập của người dân. Vì vậy, vay vốn ngân hàng là giải pháp được nhiều người ưu tiên lựa chọn để sở hữu nhà ở. Sản phẩm vay mua nhà theo đó đã được các ngân hàng đẩy mạnh trong những năm qua và có sự tăng trưởng khá tốt.


Lãi suất vay mua nhà ngày càng tăng
Lãi suất vay mua nhà ngày càng tăng

Hiện tại, nhu cầu vay vốn vẫn còn cao nhưng nhiều khách hàng đang khá lo lắng vì lãi suất ngân hàng cho vay nhích lên qua từng đợt hậu Covid - 19. Hơn nữa, điều kiện vay giờ đây cũng khó khăn hơn trước vì một số ngân hàng đang áp dụng chính sách siết tín dụng vào bất động sản. 

Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy, lãi suất tăng cao và việc kiểm soát tín dụng mới chỉ diễn ra ở một số ngân hàng thương mại. Như vậy vẫn còn nhiều ngân hàng đang có các sản phẩm cho vay mua nhà với chính sách rất ưu đãi nhằm thu hút khách hàng. Thống kê tại hơn 30 ngân hàng thương mại tại Việt Nam, lãi suất vay mua nhà đang duy trì ở mức từ 4,99% đến 9%/năm với thời gian ưu đãi từ 3 - 36 tháng, tùy thuộc vào từng chính sách của mỗi nhà băng.

Trong đó, ngân hàng MSB hiện có mức lãi suất thấp nhất là 4,99%/năm, áp dụng cho khoản vay thời hạn là 24 tháng. Ngoài ra còn các ngân hàng có lãi suất cho vay thấp như PVComBank (từ 5%/năm), TPBank (từ 5,9%/năm),... hay các ngân hàng nước ngoài như Hong Leong Bank (từ 6,19%/năm), HSBC (từ 6,2%/năm),…

Khi vay mua nhà, khách hàng sẽ phải cân đối nhiều yếu tố chứ không chỉ nhìn vào mỗi mức lãi suất thấp, chẳng hạn như tính toán thời hạn áp dụng ưu đãi, ưu tiên những nhà băng có thủ tục đơn giản, chính sách ưu đãi khác biệt, dịch vụ tốt… để có lợi nhất. Mỗi ngân hàng sẽ có điều kiện, thủ tục vay và chính sách ưu đãi khác nhau đáng kể. Thậm chí, có những nhà băng sẽ đưa ra các gói sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 

Ví dụ như tại MSB đang có lãi suất thấp nhất trên thị trường là 4,99% nhưng chỉ được áp dụng trong 3 tuần đầu tiên. Trong khi đó, PVCombank có lãi suất 5%/ năm lại áp dụng tới 6 tháng đầu tiên. Hay như Hong Leong Bank có nhiều gói sản phẩm cho vay mua trả góp, phù hợp với đa dạng nhu cầu của người vay. Cụ thể, gói vay ưu đãi chỉ 6,19%/năm được áp dụng cho 12 tháng đầu tiên. Tài sản đảm bảo bằng chính căn nhà đang mua với thời gian vay là 25 năm, tài trợ lên đến 80% giá trị trong hợp đồng và thủ tục cũng khá đơn giản.

Trải nghiệm vay mua nhà ở mỗi nhà băng cũng có sự khác biệt. Sẽ có những ngân hàng lãi suất cho vay tốt nhưng lại kèm theo quá nhiều điều kiện, vì vậy khách hàng phải suy tính kỹ để có lợi nhất cho mình. Anh Trần Vũ (ngụ quận Gò Vấp, TP. HCM) thở phào khi vừa được một ngân hàng thương mại giải ngân xong khoản vay 1,2 tỷ đồng để mua căn hộ chung cư tại quận 8. Anh chia sẻ, để được giải ngân khoản vay này, anh đã phải chờ đợi khá lâu vì ngân hàng hết room, khi nào có khách vay trả thì ngân hàng sẽ giải ngân cho anh. 


Để giải ngân thì khách hàng phải mua thêm bảo hiểm hoặc đóng phí rút vốn
Để giải ngân thì khách hàng phải mua thêm bảo hiểm hoặc đóng phí rút vốn

“Tôi vay khoảng 1,2 tỷ đồng để mua nhà ở mà chờ giải ngân tới 3 đợt, chủ nhà sốt ruột mấy lần đòi đền hợp đồng. Dự án chung cư này chỉ liên kết với hai ngân hàng thương mại nên tôi không có nhiều lựa chọn. Tôi chọn vay ngân hàng có lãi suất là 9,4%/ năm, ưu đãi trong 6 tháng đầu tiên, từ tháng thứ 7 tăng lên gần 11%/năm” - Anh Vũ cho biết. Hơn nữa, để được giải ngân khoản vay thì anh Vũ bắt buộc đóng thêm phí rút vốn là 1,5% trên tổng số tiền vay, tương đương với 19,5 triệu đồng. Hoặc chỉ còn lựa chọn mua gói bảo hiểm nhân thọ của ngân hàng này.

Còn với trường hợp của chị Ngọc Anh (Hà Nội), chị đã tìm hiểu một số ngân hàng hiện nay về các dự án và gói cho vay để chuẩn bị vay khoảng 700 - 1 tỷ đồng mua một căn hộ trị giá khoảng 2,5 tỷ đồng. Có những ngân hàng quảng cáo mức lãi suất cho vay rất thấp nhưng thực tế, khi nhân viên tư vấn sẽ mời mua thêm gói bảo hiểm nhân thọ. Nếu không mua bảo hiểm thì phải đóng phí cam kết rút vốn là 1% trên tổng số tiền vay. Không riêng gì anh Vũ hay chị Ngọc Anh mà rất nhiều khách hàng khác cũng cảm thấy bức xúc với chính sách “bán bia kèm lạc” của nhiều ngân hàng hiện nay.

Theo tâm sự của một nhân viên ngân hàng, bán bảo hiểm hiện không còn là chỉ tiêu phụ mà đã được lên chỉ tiêu chính, tương tự như huy động vốn, tín dụng hay phát hành thẻ,... “Nhân viên ngân hàng cũng không muốn trường hợp “bán bia kèm lạc” này xảy ra bởi như trước đây, sau khi giải ngân còn được khách hàng cảm ơn rối rít, mà nay khách quay sang hằn học, ghét bỏ. Không ít banker cũng rất áy náy với việc dồn ép khách hàng mua bảo hiểm, thậm chí chính họ cũng là người gợi ý khách hủy ngang hợp đồng". 

Người bán phải bán cho đủ chỉ tiêu kinh doanh còn bên mua lại không có nhu cầu nên các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm gần như không được tư vấn kỹ về điều khoản, quyền lợi. Từ đó, ý nghĩa vốn tốt đẹp của bảo hiểm nhân thọ lại bị méo mó và trở thành gánh nặng cho cả khách vay và nhân viên ngân hàng.

Tuy nhiên, vẫn còn một số ngân hàng không thực hiện chính sách này bởi họ chưa ký kết thỏa thuận phân phối bảo hiểm độc quyền. Do đó, một sự thay đổi đáng chú ý là không ít khách hàng đang chuyển sang các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để vay vốn. Bởi những ngân hàng nước ngoài sẽ không bắt khách vay mua bảo hiểm, mà lại có dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, thủ tục nhanh gọn. Điểm mạnh của các ngân hàng này là lãi suất cho vay thuộc nhóm thấp trên thị trường, còn điểm yếu là mức vay thường thấp hơn các ngân hàng nội địa, chỉ khoảng 70 - 80%.


Ý nghĩa vốn tốt đẹp của bảo hiểm nhân thọ bị méo mó và trở thành gánh nặng cho khách hàng
Ý nghĩa vốn tốt đẹp của bảo hiểm nhân thọ bị méo mó và trở thành gánh nặng cho khách hàng

Chuyên gia kinh tế, TS. Huỳnh Trung Minh nêu ra quan điểm, khi tín dụng vào bất động sản bị siết chặt và hết room tín dụng thì doanh nghiệp bất động sản sẽ khó vay vốn triển khai các dự án tiếp theo hoặc phải vay với mức lãi suất cao hơn. Điều này làm chi phí đầu vào bị đội lên và giá bán sản phẩm tăng theo… như vậy người cuối cùng chịu thiệt chính là người mua nhà. 

Do đó, việc kiểm soát tín dụng thông qua room là cần thiết nhưng phải được nghiên cứu để có những quy định mang tính thị trường hơn. Chẳng hạn như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung hạn; Tỷ lệ an toàn vốn… "Các ngân hàng thương mại thường có "khẩu vị" rủi ro riêng đối với BĐS. Trong quá khứ, đã có bài học từ ngân hàng 0 đồng, ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt do hệ lụy từ BĐS. Thế nên, các ngân hàng rất thận trọng, dè dặt với phân khúc nhiều rủi ro này" - TS Minh nói thêm.

Còn dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh thì việc kiểm soát chặt tín dụng vào bất động sản sẽ giúp giảm tình trạng đầu cơ, doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính, các cá nhân “lướt sóng”. Từ đó từng bước phát triển thị trường lành mạnh, minh bạch và ổn định.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước