Kiến nghị duy trì chính sách ưu đãi cho vay mua nhà ở xã hội
BÀI LIÊN QUAN
TP Hồ Chí Minh: Nguồn cung căn hộ dồi dào, thiết lập mặt bằng giá mớiHà Nội đón nhận nhiều nguồn cung căn hộ mới sau thông tin 5 huyện ngoại thành lên quận Căn hộ ven sông Sài Gòn cháy hàng dù giá tăng liên tụcMột số đối tượng bị ảnh hưởng
Thông tư số 20 của Ngân hàng Nhà nước về “hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội đối với các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định”. Có quy định người dân sẽ không còn được vay vốn tín dụng ưu đãi tại các tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định, mà chỉ được vay vốn ưu đãi để “xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở”. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 20/1/2022.
Theo HoREA, các đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội sẽ bị thiệt thòi từ chính sách này. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, thông tư này nếu hộ gia đình, cá nhân mua, thuê mua nhà ở xã hội thì chỉ được vay ưu đãi ở các Ngân hàng chính sách xã hội. Nhưng lại phải thực hiện gửi tiết kiệm nhà ở xã hội. Trong khi 15 năm qua, các ngân hàng thương mại được Nhà nước chỉ định đã thực hiện tốt việc cho hộ gia đình, cá nhân vay ưu đãi để "mua, thuê mua nhà ở xã hội, hoặc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở". Trong giai đoạn 3 năm từ 2013 đến 2016, thực hiện gói tín dụng ưu đãi 30 nghìn tỷ đồng, các ngân hàng thương mại đã làm rất tốt. Cụ thể, với 1 đồng cấp bù lãi suất từ ngân sách nhà nước thì ngân hàng thương mại huy động thêm được 33 đồng vốn của xã hội.
Trong khi đó, Ngân hàng chính sách xã hội lại không tham gia thực hiện gói tín dụng 30 nghìn tỷ này. Và việc cho vay ưu đãi nhà ở xã hội mới được diễn ra trong thời gian gần đây. Trong giai đoạn 2015- 2020, Ngân hàng gần như chưa bố trí được nguồn vốn ngân sách để cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Do đó, mới chỉ có một số hộ gia đình, cá nhân vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Ngân hàng chính sách xã hội cam kết khi ngân sách nhà nước cấp 1 đồng vốn thì chỉ huy động thêm 1 đồng vốn của xã hội. Như vậy là con số huy động từ xã hội của ngân hàng chính sách xã hội thấp hơn nhiều so với ngân hàng thương mại.
Hiệp hội HoREA, kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét bổ sung "Chương trình mục tiêu thực hiện chính sách về nhà ở xã hội" vào Nghị quyết của Quốc hội quyết định các Chương trình mục tiêu quốc gia được sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước chi trung hạn trong giai đoạn 2021-2026, để có căn cứ pháp luật để bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện chính sách về nhà ở xã hội.
Mơ ước mua nhà ở xã hội chỉ còn là…ước mơ
Thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, tại khu vực đô thị trên cả nước hiện có 249 dự án nhà ở xã hội hoàn thành. Tương đương với hơn 5,2 m2 diện tích nhà ở xã hội, chỉ đáp ứng được 41,7% nhu cầu về nhà ở xã hội của người dân.
Gói ưu đãi mua nhà 30 nghìn tỷ đã kết thúc. Đồng thời giá nhà ở xã hội tại Hà Nội đã tăng hơn mức trần 15 triệu đồng/m2 cũ. Hai yếu tố này khiến người có thu nhập thấp khó tiếp cận với khả năng mua nhà ở.
Một số dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội được nhiều người quan tâm như Nhà ở xã hội IEC (huyện Thanh Trì), mức giá bán 16 triệu đồng/m2 đã gồm phí VAT và phí bảo trì. Dự án Ecohome 3 có vị trí tại Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm có giá hơn 16,3 triệu đồng/m2.
Những đối tượng gặp khó khăn về nhà ở và được hưởng thụ chính sách về nhà ở thông qua hình thức nhà ở xã hội. Mặc dù những chính sách giảm giá nhà xuống mức thấp nhưng tổng giá trị căn nhà vẫn dao động 1 tỷ đồng. Vì vậy, khả năng chi trả tiền của người dân vẫn rất khó khăn.
Liên quan đến vấn đề này, anh Nguyễn Văn Đức (Hà Tĩnh), làm việc và sinh sống tại Hà Nội hơn 5 năm. Vợ chồng anh đã tích góp được 300 triệu để mua nhà ở xã hội tại quận Nam Từ Liêm. Dự án mà vợ chồng anh dự định mua cho biết có thể vay 70% giá trị căn nhà. Yếu tố này giúp gia đình anh Đức có cơ hội sở hữu nhà ở của riêng mình.
Nhưng với thông tư mới đề xuất loại bỏ nhóm khách hàng vay vốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội khỏi danh sách đối tượng được vay ưu đãi tại ngân hàng thương mại và chỉ có thể vay ở Ngân hàng Chính sách xã hội khiến vợ chồng anh Đức vô cùng lo lắng.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết: “Trên thực tế, qua khảo sát, có rất nhiều người mua nhà ở xã hội cho biết, họ không vay được từ nguồn Ngân hàng Chính sách xã hội nên tỷ lệ người được vay hiện nay có thể chưa nhiều, do đó đề xuất bỏ cho vay mua nhà ở xã hội tại ngân hàng thương mại là thu hẹp cánh cửa “có nhà” của người có thu nhập thấp”.
"Khi khả năng thanh toán khó thì việc mua nhà nếu không được hỗ trợ là rất thấp. Khi tỷ lệ mua nhà thấp lại là bài toán cho những chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội. Những chủ đầu tư này, xây nhà xong nhưng không bán được, điều này dẫn đến không kích thích các bên tham gia phát triển nhà ở xã hội", ông Đính bày tỏ.
Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho rằng, nhà ở xã hội hiện nay đang “khó khăn chồng chất khó khăn”. Đặc biệt là khó khăn về nguồn cung và cơ chế chính sách. Thông tư mới, "siết" quy định cho vay nhà ở xã hội sẽ khiến các nhà đầu tư ở phân khúc phát triển nhà ở xã hội vào thế mắc kẹt "trở đi mắc núi, trở về mắc sông". Như vậy, thông tư mới đang khiến “giấc mơ” mua nhà của những người có thu nhập thấp ngày càng khó trở thành hiện thực. Khiến các nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cảm thấy “chùn bước” trước những rào cản về pháp lý.