Người dân vẫn chật vật vay mua nhà dù NHNN khẳng định không “siết” tín dụng
Theo Nhịp sống kinh tế, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước khẳng định tại cuộc họp báo Chính phủ rằng NHNN chưa ra bất kỳ văn bản nào về vấn đề “siết” hay “thắt” tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Phó Thống đốc nhấn mạnh việc đơn vị này còn đang khuyến khích tín dụng vào phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân,...
Tuy lãnh đạo NHNN đã khẳng định không “siết” cho vay bất động sản nhưng thực tế, việc người dân vay tiền mua nhà tại thời điểm này vẫn rất khó khăn. Bởi, ngân hàng chỉ nới tín dụng đối với các phân khúc nhà ở không có nguồn cung mới. Khảo sát tại một số ngân hàng thương mại cho thấy, việc vay tín dụng mua bất động sản hiện nay diễn ra rất chậm. Nguyên nhân là phân khúc được khuyến khích cho vay là nhà ở xã hội và nhà ở công nhân lại thiếu nguồn cung trầm trọng.
Siết tín dụng vào BĐS và bài học nhãn tiền từ các quốc gia trong khu vực
Động thái siết tín dụng vào bất động sản, chuyên gia của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định rằng, các biện pháp kiểm soát sẽ tạo ra hệ lụy mà nhiều chuyên gia đã lên tiếng như nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt hay giá nhà đất tiếp tục tăng cao và kịch bản xấu hơn là "đóng băng" thị trường bất động sản.Lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia các ngân hàng trung ương đang làm gì?
Trước việc giá năng lượng và lương thực tăng cao trên toàn cầu đã đẩy tình hình lạm phát của nhiều quốc gia tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân nhất và buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất.Một ngân hàng thuộc nhóm Big 4 tham gia cuộc đua tăng lãi suất huy động
Đây là lần đầu tiên ngân hàng BIDV điều chỉnh tăng lãi suất huy động với khách hàng cá nhân trong 3 năm qua.Suốt 2 năm trở lại đây, nhà ở thương mại vừa túi tiền gần như không còn nguồn cung sơ cấp tại những đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, sản phẩm căn hộ có giá bình dân khoảng 20 triệu đồng/m2 đã hoàn toàn biến mất tại Hà Nội khi không ghi nhận bất kỳ dự án mới nào được bán ra.
Tiếp đó, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) cho biết, nhà ở vừa túi tiền tại TP. Hồ Chí Minh đã không còn tồn tại. Dựa trên số liệu của Sở Xây dựng TP. HCM cho thấy, nguồn cung căn hộ phân khúc bình dân trong năm 2021 trên thị trường trống rỗng, tỷ lệ này vào năm 2020 là 1%.
Ở chiều ngược lại, phân khúc trung và cao cấp (lĩnh vực được cho là rủi ro lớn) lại trong tình trạng “có hàng nhưng hết room”. Trong khi nhu cầu của người dân về nhà ở chất lượng, đầu tư vào bất động sản đang rất lớn thì bị kiểm soát, kìm hãm. Chẳng hạn như một số ngân hàng bất ngờ thông báo tăng lãi suất cho vay mua nhà. Một số ngân hàng khác cũng đưa ra những yêu cầu chặt chẽ hơn đối với hồ sơ vay vốn. Còn có những nhà băng thông báo khách hàng nộp hồ sơ xét duyệt và chờ đợi.
Theo chia sẻ từ một nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần, đơn vị này đã ngưng duyệt hồ sơ cho vay mua bất động sản ít nhất đến hết tháng 6. Ngoại trừ, một số dự án đã ký kết hợp tác với ngân hàng trước đó thì ít bị ảnh hưởng, còn hầu hết các trường hợp giao dịch vay để mua nhà, mua đất sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn, thời gian phê duyệt và giải ngân đều bị kéo dài.
Chị Lan (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, gia đình chị đang có nhu cầu mua căn hộ chung cư trị giá 3 tỷ đồng, hiện đã có 1,5 tỷ đồng, số còn lại chị dự định vay ngân hàng trong vòng 20 năm. Chị đã khảo sát khá nhiều ngân hàng thương mại nhưng lãi suất đã tăng từ 7 - 8%/năm lên 8 - 9%/năm chỉ trong vòng vài tháng. Thậm chí, các ngân hàng đã cắt cả các chính sách ưu đãi cho vay mua nhà trước kia như miễn phí trả trước hạn, giảm lãi suất nếu vay kèm bảo hiểm.
Thực tế, việc vay vốn ngân hàng để mua bất động sản hiện tại khó hay dễ không nằm ở như cầu mau hay đầu tư, mua đất hay mua nhà mà các ngân hàng hiện đã cạn kiệt room tín dụng và đang chờ được nới room. Trong khi các nhà băng trong nước đang khó khăn với việc cho vay thì ngân hàng nước ngoài lại rất "thoáng".
Xét trên một góc độ khác, theo ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam: "Nếu chúng ta chỉ ưu tiên vốn cho phân khúc nhà giá rẻ trong khi nguồn cung không có mà bỏ qua nhu cầu mua nhà ở chất lượng của người dân thì rất vô lý. Bởi hàng năm nhu cầu mua nhà mới của người dân rất lớn, đặc biệt là những dự án chất lượng thuộc phân khúc trung-cao cấp".
Tổng hợp khảo sát của nhiều đơn vị nghiên cứu trên thị trường cho thấy, nhu cầu mua căn nhà đầu tiên với giá trị khoảng 2 - 3 tỷ đồng chiếm 40% nhu cầu mua nhà hiện nay. Thực tế, phân khúc này được xem là cao cấp tuy cũng chỉ có giá giao dịch từ 30 - 40 triệu đồng/m2 nên không được ưu tiên tín dụng đã làm nhiều người có nhu cầu ở thực gặp khó khăn.
Không chỉ ảnh hưởng tới ngành ngân hàng mà bất động sản còn có những quan hệ mật thiết với nhiều lĩnh vực khác như vật liệu xây dựng, nội thất,... và nguồn lao động, nhất là với các công nhân xây dựng. Do đó, giới chuyên gia cho rằng, nếu lĩnh vực bất động sản bị “cản đường” và bắt đầu sự suy giảm thì nhiều ngành nghề liên quan khác trong nền kinh tế chung cũng bị kéo xuống.
Một chuyên gia kinh tế đã đưa ra ví dụ thực tế cho thực trạng này từ thị trường bất động sản Trung Quốc. Tại quốc gia này, chỉ sau hơn 1 năm áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng vào bất động sản đã khiến thị trường địa ốc Trung Quốc một phen náo loạn, rơi vào tình cảnh khó khăn chưa từng có, đe dọa tới sự phát triển của nền kinh tế. Chính phủ nước này sau đó phải nhanh chóng điều chỉnh lại chính sách đã ban hành. “Đây chính là bài học lớn cho chúng ta rút kinh nghiệm ngay từ bây giờ”- Vị này nói.
Việc người dân không tiếp cận được nguồn tiền vay vốn ngân hàng sẽ gây ảnh hưởng tới sự tiếp cận nhà ở. Bởi, đa số gia đình đều mong muốn có được một nơi ở chất lượng nhưng lại không đủ tài chính, vì vậy cần vay khoảng 70% giá trị căn hộ. Hoặc có những gia đình muốn tận dụng nguồn lực để vừa có thể ở lại vừa có nguồn tiền đầu tư vì nếu vay vốn sẽ được có thể trả dần gốc và lãi trong vòng nhiều năm. Bởi vậy, nếu không quản lý tín dụng bất động sản sát với thực tế sẽ gây ảnh hưởng đến nhu cầu mua nhà chính đáng của người dân và ảnh hưởng tới an sinh xã hội.