Tìm mua điện thoại cũ trở thành xu hướng trong bối cảnh kinh tế khó khăn
BÀI LIÊN QUAN
Huawei mất 80 triệu người dùng vào tay Xiaomi, Apple, đứng trước nguy cơ biến mất khỏi bản đồ smartphone toàn cầuApple trở thành điểm sáng hiếm hoi năm 2022, đóng góp 85% tăng trưởng lợi nhuận toàn ngành smartphoneDự báo doanh số thị trường smartphone cũ có thể đạt 400 triệu chiếc vào năm 2026Theo Zingnews, các công ty nghiên cứu đưa ra báo cáo cho thấy thị trường di động đang có dấu hiệu chững lại. Chịu tác động từ kinh tế vĩ mô, nhu cầu của người dùng đối với thiết bị điện thoại mới không còn nhiều. Xét về số liệu, toàn ngành vẫn có tăng trưởng. Tuy nhiên, nguồn vốn gần như đóng băng nếu so sánh với năm 2021. Thực tế chỉ ra rằng lượng smartphone được bán đi chỉ bằng mức của 7 năm trước.
Ở thời kỳ khó khăn, điện thoại cũ đã trở thành mặt hàng được tìm kiếm rộng rãi. Đó là lựa chọn có ưu thế về giá bởi khách hàng có xu hướng thắt chặt hầu bao. Thế nhưng, họ phải chấp nhận rủi ro khi mua mặt hàng đã qua sử dụng như vậy.
Nhiều người săn đón điện thoại cũ
Thống kê từ nền tảng rao vặt Chợ Tốt cho thấy số lượng bài đăng thanh lý điện thoại tăng mạnh trong năm vừa qua. Trên thị trường thứ cấp, lượng máy qua sử dụng được rao bán nhiều hơn đáng kể hậu đại dịch.
Đại diện Chợ Tốt cho biết người dùng tỏ ra thận trọng hơn trong năm nay. Họ ưu tiên mua điện thoại đã qua sử dụng để giảm thiểu chi phí. Mức tìm kiếm sản phẩm cũ chỉ giảm 7%, trong khi điện thoại mới là 28%.
Ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện truyền thông nhà bán lẻ di động CellphoneS cũng có cùng quan điểm khi cho biết lượng người dùng tìm tới sản phẩm cũ nhiều hơn vì kinh tế gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, để tối ưu hóa chi phí, khách hàng cũng chọn chính sách thu cũ đổi mới.
Ông Tuấn Thanh, chủ cửa hàng kinh doanh iPhone tại quận 10, TP.HCM chia sẻ rằng lượng hàng máy cũ không nhiều, đa phần đến từ nguồn tiểu ngạch. Hiện nay việc vận chuyển máy xách tay không có đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, nên một số mẫu đã tăng giá.
Chủ một đơn vị chuyên cung ứng điện thoại xách tay tại Hà Nội cho biết lượng máy cũ được tiêu thụ tại Việt Nam đa phần là iPhone. Đó là do người dùng không có lựa chọn điện thoại mới từ Apple ở phân khúc dưới 10 triệu đồng.
Theo báo cáo từ Chợ Tốt, đó là nhóm thiết bị di động được rao bán và tìm mua nhiều. Trong đó, người dùng đặc biệt quan tâm tới các model pin lớn như iPhone 11, iPhone XR hay bản Pro Max.
Rủi ro khi mua đồ cũ
Trong ngành di động Việt Nam, smartphone cũ là thành phần tồn tại lâu năm. Thế nhưng, đó là mặt hàng nhạy cảm, nằm trong vùng xám vì nhiều lý do. Các đại lý chuyên bán đồ cũ, xách tay đã dần dịch chuyển sang kinh doanh máy chính hãng. Bởi vậy, sản phẩm cũ không được quảng cáo và truyền thông nhiều. Thế nhưng, chúng vẫn có sức sống riêng.
FPT Shop hay Thế Giới Di Động là các đại lý lớn vẫn kinh doanh điện thoại cũ. Thế nhưng bán với số lượng rất hạn chế. Những sản phẩm đó vốn được đổi trả từ khách hàng, sau đó công ty tân trang và bán lại với mức giá rẻ hơn.
Các cửa hàng nhỏ vẫn bán iPhone cũ từ các thị trường như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Mặt hàng này không có hóa đơn và chỉ được người bán bảo hành. Những năm qua, các nơi bán máy xách tay đã dần thu hẹp quy mô, chuyển đổi mô hình vì mức phạt đối với hành vi này có thể lên tới 200 triệu đồng.
Bên cạnh đó, điện thoại cũ thuộc nhóm mặt hàng điện tử đã qua sử dụng, bị cấm nhập khẩu vào thị trường Việt. Bởi vậy, những loại máy tân trang không xuất hiện trong nước dù khá phổ biến ở các nước phương Tây.
Tại Việt Nam, người dùng vẫn còn mua bán qua thị trường thứ cấp, mạng xã hội hay các trang rao vặt. Bên mua sẽ chịu rủi ro khi giao dịch kiểu này, nhất là khi thiết bị có lỗi và gặp khó trong bảo hành. Bên cạnh đó, mặt hàng cũ cũng có như rủi ro như giảm tuổi thọ, hỏng linh kiện, giảm độ bền sau một thời gian sử dụng, bởi vậy khách hàng nên cân nhắc kỹ.