Thương hiệu thời trang Chanel bác bỏ tin đồn IPO, khẳng định vẫn hoạt động độc lập
BÀI LIÊN QUAN
Kenvue bán được 3.8 tỷ USD cổ phiếu với mức giá 22 USD/cp trong đợt IPO mới nhấtBất chấp nỗi lo suy thoái, thị trường IPO đang dần “hồi sinh”Thực trạng IPO thành công của Việt Nam thấp nhất Đông Nam ÁTheo VnEconomy, tuần trước, Giám đốc điều hành toàn cầu của công ty Pháp - bà Leena Nair cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục là một công ty tư nhân độc lập. Luôn có những tin đồn lan truyền xung quanh, tuy nhiên chúng ta có thể dập tắt được chúng”.
Trên thực tế thì lĩnh vực thời trang xa xỉ vẫn kiên cường bất chấp đại dịch, chiến tranh tại Ukraine cũng những lạm phát gia tăng cũng làm bóp nghẹt đi niềm tin của người tiêu dùng. Chanel cũng đã báo cáo doanh thu là 15,6 tỷ USD vào năm 2021, kết quả mỗi năm mới nhất mà hãng đã công bố, chỉ đứng sau Louis Vuitton trong số những thương hiệu xa xỉ tính theo doanh thu. Người đứng đầu Chanel nói rằng: “Tôi đã nhìn thấy được sự trở lại của thị trường Trung Quốc. Tôi cũng nhìn thấy nhu cầu bị dồn nén, sự theo đuổi mong muốn được hưởng thụ”.
Và thương hiệu Chanel cũng bắt đầu được gây dựng từ những năm 1920 ở Paris, khi Pierre Wertheimer tiến hành gặp gỡ và tài trợ cho nhà thiết kế trẻ Coco Chanel. Sau này thì các cháu trai của ông cũng là anh em Alain và Gerard Wertheimer tiếp nhận quyền điều hành cũng như đưa Chanel trở thành thương hiệu xa xỉ bậc nhất trên thế giới.
Alain và Gerard Wertheimer hiện nay là hai trong 10 tỷ phú giàu nhất ở nước Pháp. Sự giàu có của họ cũng đã tăng lên rất nhiều lần thông qua các thương vụ mua bán lẫn kinh doanh khổng lồ mà Chanel chỉ là một trong số đó. Hiện tại thì tổng tài sản của họ ghi nhận là 49,2 tỷ USD và được chia đều cho hai anh em.
Dù vậy, những tiết lộ trong thời gian gần đây cũng cho rằng công ty đang có tình trạng tài chính rất tồi tệ, làm dấy lên suy đoán rằng anh em nhà Wertheimers có thể sẽ đang chuẩn bị cho việc niêm yết một cách công khai. Những tin đồn về việc phát hành cổ phiếu hay là Chanel sẽ bị thâu tóm bởi một tập đoàn lớn không phải mới chỉ diễn ra đây. Sau sự ra đi của huyền thoại thời trang Karl Lagerfeld thì cũng có nhiều sự đồn đoán về tương lai của nhà mốt hàng đầu Pháp.
Mặc dù vậy thì theo nhà phân tích Jelena Sokolova (thuộc công ty Morningstar Inc.), Chanel quá lớn để có thể nuốt chửng đối với bất kỳ một tay chơi nào kể cả các ông lớn như Kering, Richemont và Hermes International. Song song với đó, đối với LVMH thì họ không nhất thiết phải có Chanel ở trong tay khi mà họ đang phát triển rất tốt thương hiệu Christian Dior Couture.
Đến thời điểm hiện tại thì Chanel đã bác bỏ tin đồn về việc bán cổ phiếu với công chúng. Và tính đến nửa đầu năm 2020, Chanel đã có giá trị thương hiệu đạt mức 12,8 tỷ USD, chỉ đứng sau Louis Vuitton (tương đương 47,2 USD – thuộc tập đoàn LVMH) hay như Gucci (tương đương 22,6 tỷ USD – thuộc tập đoàn Kering) và Hermès (tương đương 21,6 tỷ USD). Alain Wertheimer – đây là người được mệnh danh là một “thiên tài marketing” cũng rất biết cách trong việc khai thác tối đa những sáng tạo di sản của Lagerfeld để có thể tạo dựng hình ảnh thời trang cao cấp và khiến cho Chanel không những nổi tiếng trong giới thượng lưu mà còn được giới bình dân khát khao.
Để có thể duy trì được giá trị thương hiệu thì Alain cũng vừa chú trọng vào những sản phẩm độc quyền lại vừa đưa ra chiến lược tiếp thị khác biệt so với những thương hiệu khác, từ giá cả cho đến phương thức quảng bá. Chanel cũng không kinh doanh ở trên mạng xã hội, không xem kinh doanh trực tuyến là một kênh bán hàng, đáng chú ý là bán những sản phẩm cao cấp. Và theo Alain, Chanel mong muốn hạn chế tối đa hiện tượng hàng giả, hàng nhái cũng như bảo vệ giá trị của thương hiệu.
Mặt khác, các tài khoản Facebook, Instagram, Twitter của Chanel cũng được dùng để cung cấp các thông tin mới, những sự kiện biểu diễn thời trang, bộ sưu tập mới ra mắt với mục đích tăng độ nhận diện thương hiệu. Sau đó thì khách hàng cũng sẽ đến trực tiếp cửa hàng để được tư vấn lẫn mua hàng, nơi mà Chanel đã đầu tư một cách cẩn thận vào đội ngũ chăm sóc với mục đích mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách.
Để có thể tăng doanh thu, Chanel phát triển những dòng sản phẩm bình dân hơn để có thể thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng trung lưu lân các thị trường đang phát triển như châu Á. Những dòng sản phẩm làm đẹp như son, dưỡng da hay như các loại phụ kiện với giá cả phải chăng cung giúp cho Chanel gần như kiểm soát được toàn bộ thịt trường.
Và trong thời gian 5 năm, Chanel đã đầu tư vào 33 công ty khởi nghiệp có thể nâng cao được trải nghiệm của khách hàng hay thay đổi cách làm việc, bao gồm các chuyên gia thực tế tăng cường có thể sẽ giúp cho công ty tiếp thị đến người tiêu dùng trực tuyến. Bà Nair nói rằng, Chanel đang tiếp tục xem xét các cơ hội để có thể củng cố hơn nữa chuỗi cung ứng của mình. Công ty cũng đã tiến hành mua lại hơn 20 nhà cung cấp vào năm 2021, một phần của khoản đầu tư 1,1 tỷ USD vào công nghệ, bất động sản, sản xuất.
Cũng theo bà Nair, tính bền vững là một trong những xu hướng có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến ngành hàng thời trang xa xỉ. Chanel cũng chậm hơn so với nhiều công ty cùng ngành trong việc đưa ra những lời hứa cắt giảm carbon, tuy nhiên cũng cam kết giảm một nửa lượng khí thải carbon tuyệt đối từ những hoạt động của chính mình vào năm 2030, cắt giảm 10% lượng khí thải trong chuỗi cung ứng - nơi chiếm phần lớn dấu chân môi trường.