Thiên hạ đệ nhất quan tham Hòa Thân vẫn có 3 thứ tuyệt đối không tham: Nguyên tắc riêng khiến hậu thế khâm phục
BÀI LIÊN QUAN
Tử Cấm Thành rộng tới 720.000 m2 nhưng ở trung tâm lại không một bóng cây xanh, nguyên nhân là gì?Vì sao Tử Cấm Thành “bất tử” trước 200 trận động đất, chịu 2 tỷ tấn thuốc nổ vẫn sừng sững?Tử Cấm Thành hơn 70 giếng nước lớn nhỏ không một ai dám uống: Hoàng đế uống nước ở đâu?Theo những ghi chép lịch sử, Hoàng đế Gia Khánh - người nối ngôi vua Càn Long khi sai người đến tịch thu toàn bộ tài sản của Hòa Thân đã phát hiện trong phủ có 820 triệu lượng bạc. Số bạc này tương đương với tổng số quốc khố mà nhà Thanh phải mất 15 năm mới có thể thu được. Điều này không có gì khó hiểu bởi Hòa Thân vốn được biết đến là "Thiên hạ đệ nhất tham quan", không gì là không tham, không gì là không vơ vét.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh vẫn có 3 thứ mà Hòa Thân tuyệt đối không tham, cũng tuyệt đối không bao giờ động đến. Đây còn là nguyên tắc riêng của Hòa Thân, cả đời vị quan này không hề tham 3 loại tiền dưới đây.
Không tham cứu trợ tiền thiên tai
Hòa Thân tuyệt đối không tham tiền cứu trợ thiên tai của dân, mà ngay cả tay sai của ông cũng không được làm như vậy.
Cụ thể, vào năm Càn Long thứ 51, tỉnh Cam Túc chịu cảnh hạn hán kéo dài. Thời điểm đó, vua Càn Long đã ban chuẩn dùng 300 vạn đi cứu trợ hạn hán. Tất cả mọi việc đều giao cho Hòa Thân toàn quyền quyết định.
Thời điểm bấy giờ, nhà Thanh có nạn tham nhũng xảy ra rất nghiêm trọng. Không ít quan thần trong triều thường xuyên cắt xén các khoản tiền cứu trợ để bỏ vào túi riêng. Vì thế, khi tiền đến tay người dân để cứu trợ thì lại chẳng còn bao nhiêu.
Sau khi điều tra ra được điều này, Hòa Thân vô cùng tức giận và đã mạnh mẽ xử lý, trừng trị nhóm quan lại tham ô kia. Tất cả nhóm quan lại tham ô đều bị tịch thu hết số tiền đã chiếm đọa của dân, Hòa Thân còn tự bỏ tiền túi ra để bù thêm một khoản nhỏ. Nhờ vị "đệ nhất tham quan" này, quốc khố không chỉ được bù đắp lại như cũ mà còn trở nên dư dả hơn.
Bên cạnh đó, việc trừng trị nghiêm khắc những viên quan tham nhũng còn khiến ông thể hiện được lòng trung thành với vua Càn Long. Đây quả là một mũi tên trúng ba đích. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà dưới thời vua Càn Long trị vì, Hòa Thân gần như quản lý hết những việc liên quan tới tài chính. Hòa Thân trở thành người hỗ trợ kinh tế vững chắc cho văn trị võ công của nhà vua, khôn ngoan nhanh trí trong mọi việc, không phụ lòng tin tưởng của vua.
Không nhận tiền của kẻ đút lót
Dù nắm trong tay quyền lực "dưới một người trên vạn người" nhưng Hòa Thân vẫn có những nguyên tắc riêng. Ông biết rằng nếu nhận tiền rồi mà không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao phó thì bản thân cũng rất dễ trở thành tội nhân.
Vì thế, Hòa Thân nhận tiền hối lộ dựa theo mức độ nghiêm trọng cũng như độ khó của việc được nhờ vả. Hầu hết khi đã cầm tiền của người khác thì phải thay người đó loại bỏ chướng ngại hoặc giúp họ thăng tiến trong sự nghiệp.
Tuy nhiên nhiều lúc Hòa Thân tuyệt đối không tham tiền của những người đi "cửa sau" vì lo sợ, những kẻ ngày thường sợ đắc tội với mình sẽ đâm sau lưng mình lúc nào không hay.
Không tham tiền người tham gia khoa cử
Thời bấy giờ, khoa cử năm nào cũng diễn ra. Trong số những thí sinh tham gia kỳ thi khoa cử của triều đình, rất nhiều người đã trở thành học trò của Hòa Thân. Vì muốn mở rộng danh tiếng và tầm ảnh hưởng của mình, Hòa Thân đã tài trợ thêm tiền cho các kỳ thi khoa cử.
Tiền tổ chức các kỳ thi khoa cử đều được lấy từ quỹ giáo dục của hoàng đế Càn Long nên không ai dám đúng vào. Vì hiểu rõ vấn đề này nên Hòa Thân không dám manh động, thậm chí còn bỏ thêm tiền để “ghi điểm” với Vạn Tuế Gia.
Hòa Thân có EQ (chỉ số thông minh cảm xúc) rất cao cùng với sự thông minh chốn quan trường “không phải dạng vừa” khi quyết không đụng đến loại tiền này. Thực tế, khối tài sản khổng lồ của vị tham quan khét tiếng thời nhà Thanh này không phải đều là do tham ô mà có.
Theo sử sách, trong thời kỳ “hoàng kim” của mình, Hòa Thân đã mở tổng cộng hơn 70 cửa hàng. Trong đó, cửa hàng Khánh Dư và cửa hàng Hằng Hưng là những cửa hàng cầm đồ lớn nhất. Để trục lợi, Hòa Thân còn tiếp tục mở thêm hơn 300 “cửa hàng bạc” - đây chính là tiền thân của những ngân hàng ngày nay. Chỉ khác ở chỗ, những ngân hàng này thời đó đều thuộc quyền sở hữu của một mình Hòa Thân.
Bên cạnh đó, vị tham quan này còn đẩy mạnh việc buôn bán với nước ngoài, mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế với Công ty Đông Ấn Độ. Bên cạnh các cửa hàng cầm đồ và cửa hàng bạc, Hòa Thân còn mở thêm các cửa hàng nhỏ chuyên buôn bán vũ khí, đồ gốm sứ, đồ cổ và cửa hàng kinh doanh in ấn có quy mô nhỏ hơn.
Có thể thấy, Hòa Thân rất khôn khéo, tinh tế trong việc giải quyết các vấn đề. Vì không có tài binh pháp nên ông quyết học hành chăm chỉ để cải thiện, nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình. Chính vì thế, Hòa Thân có thể thành thạo cả 4 thứ tiếng là tiếng Mãn, Mông Cổ, Hán và Tây Tạng. Ông có thể dịch lại nhiều văn kiện liên quan đến ngoại giao để vua Càn Long xem, kiêm luôn việc hồi đáp những văn kiện này.
Nhờ hiểu biết sâu rộng về phương diện kinh tế cùng sự nhạy bén và khéo léo, Hòa Thân xứng đáng là tấm gương để nhiều người nỗ lực noi theo. Từ trường hợp của vị tham quan này có thể thấy được, tư duy, kiến thức và sự nỗ lực sẽ quyết định mức độ giàu có của mỗi con người.