meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tử Cấm Thành rộng tới 720.000 m2 nhưng ở trung tâm lại không một bóng cây xanh, nguyên nhân là gì?

Thứ hai, 21/02/2022-17:02
Khu vực trung tâm của Tử Cấm Thành dù vô cùng rộng nhưng không có một bóng cây xanh. Hóa ra là do 4 nguyên nhân quan trọng này.

Tử Cấm Thành hay còn được gọi là Cố Cung chính là khu tổ hợp cung điện đồ sộ, tọa lạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là nơi ở của 24 vị hoàng đế, đồng thời còn là trung tâm quyền lực của 2 triều đại nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử Trung Hoa. 

Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 – 1420, tức là sau 14 năm mới hoàn thành. Diện tích của Cố Cung là 720.000 m2 - vô cùng đồ sộ. Năm 1987, UNESCO đã công nhận Tử Cấm Thành là di sản thế giới. Đồng thời, đây cũng chính là quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới hiện nay. 
Ngoài ra, Tử Cấm Thành không chỉ là một trong những danh thắng nổi tiếng nhất ở Trung Quốc nói riêng, thế giới nói chung mà nó còn là công trình thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Nhiều chuyên gia không khỏi bất ngờ trước kiến trúc độc đáo, bí ẩn của công trình này. 

Trong đó, ba tòa đại điện tọa lạc ở trung tâm của Tử Cấm Thành là điện Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa. Đây là nơi thể hiện uy quyền tối cao của hoàng đế, là nơi tổ chức và diễn ra loạt nghi lễ quan trọng và thực thi quyền lực. Dù có diện tích rộng lớn nhưng cả ba tòa đại điện này đều có một điểm chung vô cùng khác biệt. Đó là, xung quanh nơi này không hề có một bóng cây xanh nào. Đây là một điều kỳ lạ và ẩn chứa nhiều bí ẩn mà không phải ai cũng biết. 


Ngoài ra, khi bước vào tử cổng Thiên An Môn, không gian rộng lớn bao la không một bóng cây xanh sẽ tạo ra bầu không khí uy nghiêm. Ảnh: minh họa
Ngoài ra, khi bước vào tử cổng Thiên An Môn, không gian rộng lớn bao la không một bóng cây xanh sẽ tạo ra bầu không khí uy nghiêm. Ảnh: minh họa

Vậy tại sao Tử Cấm Thành rộng tới 720.000 m2 nhưng ở trung tâm lại không một bóng cây xanh?

Tôn lên vẻ uy nghiêm của triều đình

Được biết, tiền triều chính là nơi mà hoàng đế tổ chức những nghi lễ quan trọng và thực thi quyền lực. Chưa kể, đây là nơi thể hiện quyền uy tối cao và là biểu tượng của quyền lực đế quốc. Xưa kia trong thời phong kiến, hoàng đế được coi là “thiên tử”, hay còn gọi là con trời. Là người có quyền lực nhất một quốc gia, không một vật nào được phép vượt qua điện Thái Hòa - nơi hoàng đế làm việc - kể cả cây xanh. 

Ngoài ra, khi bước vào tử cổng Thiên An Môn, không gian rộng lớn bao la không một bóng cây xanh sẽ tạo ra bầu không khí uy nghiêm. Khi các quan lại đi trên con đường này, họ chỉ nhìn thấy những mái nhà cao mà sinh ra cảm giác sợ hãi và áp lực, từ đó chỉ một lòng tôn thờ vị hoàng đế ở trên cao kia. Nếu trồng cây xanh ở đây sẽ thu hút nhiều chim chóc cùng những loài động vật khác, khiến triều đình mất đi vẻ tôn nghiêm vốn có.  

Đề phòng thích khách

Được biết, vào năm Gia Khánh thứ 18 (tức năm 1813), thủ lĩnh của Thiên Lý giáo tên Lâm Thanh đã dẫn theo hơn 200 người cải trang thành thương nhân, đột nhập vào Tử Cấm Thành để hành thích hoàng đế Gia Khánh.


Sau khi trở về Bắc Kinh, hoàng đế Gia Khánh đã ra lệnh tức tốc điều tra về vụ mưu sát này; đồng thời ra lệnh chặt toàn bộ cây xanh trong khu vực ba đại điện của Tử Cấm Thành. Ảnh: minh họa
Sau khi trở về Bắc Kinh, hoàng đế Gia Khánh đã ra lệnh tức tốc điều tra về vụ mưu sát này; đồng thời ra lệnh chặt toàn bộ cây xanh trong khu vực ba đại điện của Tử Cấm Thành. Ảnh: minh họa

Thiên Lý giáo là một nhánh của giáo phái Bạch Liên, thời đó chống đối triều đình. Nhờ có sự tiếp tay của một số thái giám trong cung, nhóm người của thiên lý giáo đã chia làm hai nhánh. Trong đó, có một nhánh khoảng 40 – 50 người xông thẳng vào từ cổng Đông Hoa và Tây Hoa. Do bị tấn công bất ngờ nên thị vệ trong cung không kịp phòng bị, vội vã tháo chạy đến cổng Long Tông - cổng dẫn trực tiếp đến Dưỡng Tâm Điện, nơi ở của hoàng đế Gia Khánh. 

Khi thích khách tìm đến nơi, quan binh nhà Thanh cố thủ bằng cách đóng chặt cổng Long Tông. Khi đó, ở bên ngoài tường có một hàng cây cao, nhóm người Thiên Lý giáo đã leo lên hàng cây này, trèo qua tường vào trong để mở cổng, đánh thẳng đến Dưỡng Tâm Điện để ám sát hoàng đế Gia Khánh. Cũng may, hoàng đế Gia Khánh thời điểm đó đang ở bên ngoài Bắc Kinh nên đã thoát nạn. 

Điều đáng nói, Dưỡng Tâm Điện lại nằm sát ở Tây Lục Cung - nơi ở của Hậu cung. Vì thế, dù không hành thích được hoàng đế nhưng khu vực Hậu cung lại rơi vào tầm nguy hiểm. Nhận được tin báo, con trai thứ hai của vua Gia Khánh là hoàng tử Miên Ninh (hoàng đế Đạo Quang sau này) đã mang theo súng ngắn, lãnh đạo các quan binh đi cứu giá. 

Kết quả, hoàng tử Miên Ninh lãnh đạo đội quân hơn 1.000 binh lính trang bị súng ống đầy đủ đã tiêu diệt được hàng chục thích khách trong đó có cả Lâm Thanh. Sau khi trở về Bắc Kinh, hoàng đế Gia Khánh đã ra lệnh tức tốc điều tra về vụ mưu sát này; đồng thời ra lệnh chặt toàn bộ cây xanh trong khu vực ba đại điện của Tử Cấm Thành. 

Phòng ngừa hỏa hoạn

Xuyên suốt những năm tháng lịch sử của nhà Thanh và nhà Minh ba cung ở Tam Đại điện thường xuyên xảy ra hỏa hoạn và phải đổi tên không ít lần. Trong cung, cây xanh có thể hút sét, khiến lửa lan rộng, khi có hỏa hoạn cũng khó khống chế hơn rất nhiều. Vì thế, trong Tử Cấm Thành được xây dựng thêm nhiều bể chứa nước lớn để dập lửa khi có hỏa hoạn. 


Cho tới tận ngày nay, trong khuôn viên của Tử Cấm Thành vẫn còn giữ nguyên hệ thống vòi phun nước ngầm cùng gần 5.000 bình chữa cháy. Ảnh: minh họa
Cho tới tận ngày nay, trong khuôn viên của Tử Cấm Thành vẫn còn giữ nguyên hệ thống vòi phun nước ngầm cùng gần 5.000 bình chữa cháy. Ảnh: minh họa

Cho tới tận ngày nay, trong khuôn viên của Tử Cấm Thành vẫn còn giữ nguyên hệ thống vòi phun nước ngầm cùng gần 5.000 bình chữa cháy. Chưa kể, ở đây còn có một đội lính cứu hỏa riêng, có nhiệm vụ kiểm tra những thiết bị chữa cháy hàng ngày, tập luyện dọc theo các bước tường thành để có thể ghi nhớ chuẩn xác đường đi phòng trường hợp xe cứu hỏa không thể vào đây. 

Yếu tố phong thủy

Cuối cùng chính là yếu tố phong thủy vô cùng quan trọng. Các cung điện được bố trí dọc theo trục nam và bắc, thiết kế tuân thủ dựa theo thuyết âm dương ngũ hành.

Cụ thể, vào thời nhà Minh, Tam Đại điện nằm ở trung tâm Tử Cấm Thành nên được coi là thổ. Nếu dùng hoàng thổ (đất sét vàng) để xây dựng điện sẽ dẫn tới tình trạng lụt lội, bùn sình sau những trận mưa lớn. Đây cũng là lý do mà các kiến trúc sư thiết kế 3 khoảng sân tại trung tâm, tạo thành một chữ thổ, tượng trưng cho đất ở khu vực này. Theo quy luật ngũ hành, mộc khắc thổ và có thể mang tới vận xấu, vì thế người ta không trồng cây xanh ở Tam Đại điện. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước