meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vì sao Tử Cấm Thành “bất tử” trước 200 trận động đất, chịu 2 tỷ tấn thuốc nổ vẫn sừng sững?

Chủ nhật, 20/02/2022-19:02
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, dù trận động đất mạnh nhất lịch sử nhân loại xảy ra, Tử Cấm Thành vẫn không sụp đổ.

Tử Cấm Thành hay Cố Cung được xem là công trình kiến trúc bậc nhất tại Trung Hoa và cả thế giới. Tử Cấm Thành nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước kia. Đây là nơi ở của Hoàng đế cùng dàn hậu cung và nô tì, thái giám từ triều đại nhà Minh cho tới cuối nhà Thanh.

Tử Cấm Thành có diện tích khổng lồ lên tới 720.000m2 gồm 800 cung và 9999 phòng. Năm 1987, UNESCO đã xếp Tử Cấm Thành vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và công nhận là Di sản Thế giới.

Được biết, Tử Cấm Thành được bắt đầu xây dựng vào năm 1406, mất 14 năm mới có thể hoàn thành. Trong khoảng thời gian từ năm 1420 đến năm 1911, đây được xem là trung tâm quyền lực của các triều đình Trung Hoa. Bên cạnh những gian phòng và các cung điện làm nơi bàn việc chính sự, Tử Cấm Thành còn là nơi ăn ở cho Hoàng đế và dàn hậu cung. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Tổng cộng 24 vị Hoàng đế đã ở Tử Cấm Thành, trong đó có 14 vị thuộc triều Minh và 10 vị thời nhà Thanh. Tử Cấm Thành có tường thành cao 6m, dày hơn 8m và hoàn toàn bao bọc phần bên trong. Để xây được Cố Cung, cần rất nhiều nguyên vật liệu. Cũng giống như nhiều công trình cổ đại khác, quá trình xây dựng Tử Cấm Thành vẫn là một bí ẩn trong suốt hàng trăm năm. Nhiều bí ẩn tồn tại tới tận ngày nay và chưa thể giải đáp. 

Ước tính trong khoảng 600 năm qua, Tử Cấm Thành đã kinh qua hơn 200 trận động đất lớn nhỏ. Trong đó bao gồm cả trận động đất Đường Sơn 1976 lịch sử. Trận động đất này được coi là mạnh nhất trong thế kỷ 20 - tương đương với sức tàn phá của 2 tỷ tấn thuốc nổ TNT. Chưa kể, cung điện này còn trải qua rất nhiều thiên tai lớn nhỏ và chiến tranh biến động. Tuy nhiên, không sức mạnh nào có thể xô đổ được Tử Cấm Thành. 

Vì sao Tử Cấm Thành “bất tử” trước 200 trận động đất?

Hầu hết mọi người cho rằng, Tử Cấm Thành có thể vững vàng được như thế là do được xây dựng từ nền móng vô cùng vững chắc ở dưới đất. Tuy nhiên thực tế lại trái ngược hoàn toàn. Thực tế, thành trì giữ cho hoàng cung này trở nên “bất tử” trước hàng loạt thiên tai, động đất và chiến tranh là do nằm ở phía trên, tức là nằm ở mái nhà của Tử Cấm Thành.

Các nhà nghiên cứu và kiến trúc sư cho biết, từ 600 năm trước người Trung Quốc đã sử dụng một loại hình kiến trúc vô cùng thông minh khi xây dựng Tử Cấm Thành. Loại hình cấu trúc này được gọi là đấu củng. Đây là kiểu cấu trúc được cấu tạo từ  một bộ các khối gỗ (đấu) và các tay xà ngắn (củng) được cắt gọt sao cho khi chồng lên chúng sẽ đan cài vào nhau để tạo thành một khối thống nhất. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Nguyên lý của đấu củng là kỹ thuật chồng rường. Cụ thể, đấu củng không cần phải lắp đinh ốc hay keo. Những đồ vật chỉ cần lắp đặt đúng vào khuôn là có thể ăn khớp nhịp nhàng, tạo nên một hệ thống vững chắc và linh hoạt hơn bất kỳ những chiếc đinh vít nào. 

Chính kết cấu tài tình này đã giữ vững mái nhà và khung nhà của Tử Cấm Thành. Trước đó, trong bộ phim tài liệu Bí mật Tử Cấm Thành (Secrets of China’s Forbidden City) của đài BBC, chuyên gia đã tiến hành một thí nghiệm. Kết quả cho thấy, mái nhà đấu củng có độ vững chắc gần như tuyệt đối. Cụ thể, họ đã cho dựng một mô hình nhà có tỷ lệ 1:5 và dùng máy lắc động đất để đo độ bền của công trình sử dụng đấu củng.

Khi mở máy ở mức 9,0 độ richter, mô hình nhà này không hề bị ảnh hưởng. Khi nâng cường độ máy lên mức 9,5 độ richter - tương đương trận động đất mạnh nhất thế kỷ 20, mô hình này dù rung lắc dữ dội nhưng vẫn đứng vô cùng vững vàng. 

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu chỉnh cường độ lên 10,1 độ richter - mức độ của một trận động đất mạnh chưa từng được ghi nhận trong lịch sử. Tuy nhiên, mô hình trên vẫn không bị xô đổ. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Điều đáng nói, kiến trúc đấu củng không phải lần đầu tiên được sử dụng ở Tử Cấm Thành. Kiến trúc này đã xuất hiện từ thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, cách đây tới 2.500 năm. Loại kiến trúc này rất được ưa chuộng ở các nước Đông Á, thậm chí ngày nay vẫn được áp dụng. 

Ngoài cấu trúc mái nhà, Tử Cấm Thành còn có những chi tiết nhỏ góp phần vào sự bất diệt của công trình này. Điển hình như các cột trụ trong Cố Cung không được chôn sâu dưới lòng đất mà dựng trực tiếp trên các trụ đá. Các cột này sẽ không bị gãy khi động đất mà chỉ bị dịch chuyển đôi chút. Bên dưới sàn nhà cũng có ít nhất 3 lớp gạch, tạo nên sự vững chãi cho công trình kiến trúc hàng đầu Trung Quốc. 

Tại sao Tử Cấm Thành có 9.999 gian phòng mà không phải 10.000?

Theo quan niệm của vua chúa Trung Hoa xưa, Hoàng đế được coi là “Thiên Tử” -  tức con trời. Trong khi đó, chỉ có Ngọc Hoàng mới có thể sở hữu và sử dụng 10.000 gian phòng. Vì thế, Hoàng đế không thể sánh ngang với Ngọc Hoàng.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Do đó, khi xây dựng Tử Cấm Thành, họ đã hạn chế số phòng, lấy con số 9.999 làm tối đa, không thể vượt qua con số 10.000. 

Tại sao Tử Cấm Thành không có đèn đường?

Trong Tử Cấm Thành có nhiều khu nhà san sát nhau, to nhỏ nối tiếp. Tuy nhiên, trong một quần thể kiến trúc rộng lớn bậc nhất ấy lại không hề có một chiếc đèn đường trong suốt 300 năm. Nguyên nhân là gì? 

Quay vào thời kỳ đầu Tử Cấm Thành mới được xây dựng. Khi đó, những con đường bên trong thành đều đã có đèn đường sáng trưng, buổi tối đi lại cũng không gặp nhiều khó khăn. Cho đến năm 1621, Minh Hy Tông Chu Do Hiệu kế vị, thái giám Ngụy Trung Hiền bành trướng quyền lực, thâu tóm quyền lực trong triều đình, thế lực leo thang nhanh chóng.

Ngụy Trung Hiền cùng đám tay chân bày mưu hãm hại Trung Lương. Ông ta lấy cớ phòng tránh hỏa hoạn, tấu chuẩn loại bỏ hết tất cả đèn đường trong Tử Cấm Thành để tiện làm những việc mờ ám trong đêm tối. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước