meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tử Cấm Thành hơn 70 giếng nước lớn nhỏ không một ai dám uống: Hoàng đế uống nước ở đâu?

Thứ sáu, 31/12/2021-10:12

Nhiều người truyền nhau rằng, nước trong Tử Cấm Thành thực sự không thể uống. Có rất nhiều nguyên nhân đáng sợ, khiến con người ám ảnh tới tận bây giờ…

Tử Cấm Thành hay còn được gọi là Cố Cung. Đây là hoàng cung vào thời nhà Minh và nhà Thanh. Thời điểm đó, nơi này là một quần thể các công trình kiến trúc chỉ dùng làm nơi thượng triều của hoàng đế. Đây còn là nơi ở của vua và dàn hậu cung của mình cùng các cung nữ, thái giám.

 Tử Cấm Thành tọa lạc giữa trục trung tâm Bắc Kinh
Tử Cấm Thành tọa lạc giữa trục trung tâm Bắc Kinh

Tử Cấm Thành tọa lạc giữa trục trung tâm Bắc Kinh. Theo sử sách ghi chép, Minh Thành Tổ chọn dời đô đến Bắc Kinh sau lời tấu của một vị đại thần. Người này dâng tấu rằng, Bắc Kinh chính là đất “Long Hưng” - nơi phát tích của hoàng đế. Thời phong kiến, các vị quân vương đều rất tin vào phong thủy. 

Đặc biệt lúc đó, Bắc Kinh còn nằm trong số các thái ấp của Minh Thành Tổ. Do đó, ông đã mạnh tay đầu và nâng cấp nơi này, thúc đẩy dân chúng di cư tới đây, tăng cường công nhân xây dựng thành quách. 

Công trình bí ẩn bậc nhất Trung Quốc

Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm thứ 4 đời Minh Thành Tổ. Các vật liệu quý giá như gỗ, đá quý sau 11 năm chuẩn bị đã được chuyển về Bắc Kinh. Tổng diện tích xây dựng công trình là 150.000m2. Kết cấu bên trong vô cùng khéo léo, tinh xảo với hơn 10 kiểu mái vòm khác nhau. Ngoài ra còn có các cấu kiện màu sắc đặc biệt, tạo nên một Tử Cấm Thành đấy tráng lệ, nguy nga. 

Cố Cung xứng đáng là tinh hoa của kiến trúc cung điện cổ đại trong lịch sử Trung Hoa. Hơn 600 năm thời gian, nơi đây mang theo nhiều thăng trầm cùng những bí mật thú vị trường tồn với thời gian. Những khía cạnh về Tử Cấm Thành luôn thu hút và khiến nhiều người tò mò.

 Tử Cấm Thành có hơn 70 giếng nước lớn nhỏ nhưng không một ai dám uống
Tử Cấm Thành có hơn 70 giếng nước lớn nhỏ nhưng không một ai dám uống

Xoay quanh những câu chuyện thú vị về cung điện xa hoa bậc nhất này, có một lão thái giám từng kể rằng: Tử Cấm Thành có hơn 70 giếng nước lớn nhỏ. Tuy nhiên, không một ai dám uống một giọt nước tại đây. Câu nói này tưởng chừng như chỉ “hù dọa” và vô căn cứ. Tuy nhiên, xét theo khía cạnh lịch sử và cấu trúc của Tử Cấm Thành thì khác. Các chuyên gia cho rằng, việc này có thể lý giải bằng nhiều nguyên nhân. 

Vì sao nước trong Tử Cấm Thành không thể uống?

Giếng nước chữa cháy

Tử Cấm Thành có rất nhiều cung điện gỗ. Tất cả chúng đều là những loại gỗ quý. Nếu bị sét đánh hay do sơ suất, việc hỏa hoạn sẽ rất dễ xảy ra. Theo ghi chép của “Minh sử”, năm năm Gia Tĩnh thứ 36 và năm Vạn Lịch thứ 25 từng xảy ra hỏa hoạn. Đây đều là những vụ hỏa hoạn lớn, nhiều cung điện bị thiêu rụi, tổn thất là vô cùng lớn. 

Do đó, theo các chuyên gia, sau mỗi vụ hỏa hoạn như thế, việc xây dựng cũng như tái tạo các công trình vô cùng tốn kém. Vì vậy, những nhà cầm quyền cũng quan tâm nhiều hơn tới công tác phòng cháy chữa cháy. Từ đây, những giếng nước trong cung bắt đầu được “trọng dụng”.

Mỗi khi có hỏa hoạn, người trong cung đều múc nước từ những giếng nước gần đó. Việc này giúp họ ứng cứu kịp thời. Giếng nước cũng trở thành nguồn chữa cháy hiệu quả nhất Tử Cấm Thành khi đó.

Dưới triều nhà Thanh và nhà Minh, Tử Cấm Thành đã trải qua hơn 100 vụ hỏa hoạn. Thế nhưng, hầu hết Cố Cung vẫn được bảo tồn nguyên vẹn tới tận bây giờ. Có thể thấy, những giếng nước trong cung đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng. 

Liên quan đến “Giếng Trân Phi”?

Còn một giả thuyết khác được đưa ra đáng sợ hơn nhiều. Giả thuyết này có liên quan đến câu chuyện “Giếng Trân Phi”. Giếng này còn tồn tại tới tận ngày nay, trở thành một trong những điểm tham quan nổi tiếng của Tử Cấm Thành.  

Trong Nhật ký Gia Sơn, một viên quan từng ghi lại một câu chuyện. Đó là vào đêm trước khi liên quân 8 nước tấn công Tử Cấm Thành. Trong lúc tháo chạy, Từ Hy Thái Hậu không muốn mang theo Trân Phi nên đã sai người dìm chết Trân Phi dưới giếng.

 Giếng Trân Phi khiến nhiều người ám ảnh
Giếng Trân Phi khiến nhiều người ám ảnh

Đây không phải là chuyện xa lạ gì trong Cố Cung. Nơi đây suốt hàng trăm năm luôn diễn ra những cuộc tranh giành “gió tanh mưa máu” vì quyền lực. Dưới những chiếc giếng này, không ít người đã phải bỏ mạng oan uổng. 

Nhiều người không dám uống nước dưới giếng vì cho rằng đây là “mồ chôn oan hồn”. Tuy nhiên, việc này chưa ai chứng minh được nên mới dừng ở mức “tin đồn”. 

Chất lượng nước

Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của hàng ngàn con người. Vì thế, lượng nước cần cho sản xuất và sinh hoạt sẽ rất lớn. Nếu không dùng nước dưới giếng, người trong cung dùng loại nước gì?

Trong cuốn “Tuyển tập những mẩu chuyện nhỏ thời Thanh”, tác giả Từ Kha viết rằng: “Nếu người trong Đại Nội muốn uống nước sẽ chỉ dùng nước từ núi Ngọc Tuyền”. Sau này, các chuyên gia sau khi điều tra cũng phát hiện điều này. Thời nhà Thanh, hầu hết các nước sinh hoạt trong Tử Cấm Thành đều được vận chuyển từ núi Ngọc Tuyền. Trước đó, Càn Long cũng từng tiến hành khảo nghiệm để so sánh nhiều nguồn nước. Ông kết luận, nước ở Ngọc Tuyền thích hợp nhất để sử dụng trong cung đình. Còn nước ở trong giếng là nước cứng, chứa nhiều chất khoáng, uống vào không tốt cho sức khỏe. 

Phòng ngừa hạ độc

Việc không sử dụng nước giếng trong cung còn để bảo vệ tính mạng. Lỡ như một giếng bị hạ độc, những giếng nước khác trong Tử Cấm Thành cũng bị nhiễm độc. Nguyên nhân bởi, những giếng nước được nối thông nhau và thông luôn với sông Ngự ngoài thành. 

 Việc không sử dụng nước giếng trong cung còn để bảo vệ tính mạng
Việc không sử dụng nước giếng trong cung còn để bảo vệ tính mạng

Trong nghiên cứu Vấn đề ô nhiễm nước và các biện pháp bảo vệ sông Ngự, thành phố Đại Đồng của tác giả Hứa Côn, sông Ngự từ lâu đã trở thành một kênh dẫn nước thải. Dọc hai bên bờ sông, tình trạng ô nhiễm nước ngầm vô cùng nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân khiến chất lượng nước trong giếng Tử Cấm Thành ngày càng giảm.  

Dù không uống được, người trong cung có thể sử dụng nước khi lau dọn tẩm điện. Do đó, nước giếng Tử Cấm Thành một là không dám uống, hai là không thể uống. Thế nên, câu nói của vị thái giám là hoàn toàn có cơ sở.  

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước