Thị trường chứng khoán hôm nay 21/4: Kịch bản bán mạnh cuối phiên tái diễn, VN-Index lao dốc 6 phiên liên tiếp
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 20/4: Lệnh bán "đổ sập" cuối phiên, VN-Index lùi dưới mốc 1.385 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 19/4: Cổ phiếu nằm sàn la liệt, VN-Index “bay” tiếp 26 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 18/4: Hơn 150 mã giảm kịch sàn, VN-Index lao nhanh về mốc 1.400 điểmVN-Index mất thêm 14 điểm
Theo Tin nhanh chứng khoán, lực cầu kéo nhóm bluechip nửa cuối phiên sáng, giúp thị trường hồi trở lại, VN-Index vừ vùng 1.360 điểm đã hồi lên sát mốc tham chiếu. Nhiều mã cổ phiếu vừa và nhỏ cũng thoát mức giá sàn.
Bước vào phiên chiều, dư âm của buổi sáng tiếp tục giúp VN-Index hồi phục và lên trên tham chiếu, về lại ngưỡng 1.390 điểm. Tuy nhiên, lực cầu không đủ mạnh khiến VN-Index không đủ sức để bứt lên, mà chỉ lình xình quanh tham chiếu trong nửa phiên chiều để chờ đợi đột biến trong đợt ATC, vì hôm nay là phiên đáo hạn phái sinh tháng 4.
Kết phiên, VN-Index giảm 14,51 điểm (-1,05%) về mốc 1.370,21 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 810,6 triệu đơn vị, giá trị 23.787,3 tỷ đồng, tăng gần 18% về khối lượng và 16% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 69,3 triệu đơn vị, giá trị 1.805,9 tỷ đồng.
Sàn HNX có 47 mã tăng và 189 mã giảm, HNX-Index giảm 13,42 điểm (-3,53%), xuống 366,61 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 99,5 triệu đơn vị, giá trị 2.257 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 12 triệu đơn vị, giá trị gần 350 tỷ đồng.
Với chỉ 79 mã tăng và 252 mã giảm (34 mã giảm sàn), UpCoM-Index giảm 1,52 điểm (-1,42%), xuống 104,89 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 74,5 triệu đơn vị, giá trị 1.260,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 7,57 triệu đơn vị, giá trị 380,5 tỷ đồng.
Đây đã là phiên giảm thứ 6 liên tiếp của chỉ số chính với tổng mức rơi 107 điểm (-7,24%). Trong 10 phiên gần nhất thì VN-Index cũng đã giảm 9 phiên khiến tài sản nhà đầu tư bốc hơi chóng mặt.
Cổ phiếu đầu cơ, bất động sản, dầu khí... bị bán tháo mạnh mẽ
Hôm nay là phiên đáo hạn phái sinh nên thị trường có thể chịu cả tác động kép từ các giao dịch này. VN30-Index thậm chí đang tăng 2,69 điểm cuối đợt khớp lệnh liên tục còn bị ép xuống giảm 8,63 điểm với 17/30 mã giảm giá, tức là biến động trên 11 điểm ở đợt ATC.
Nhiều cổ phiếu trụ bị ép mạnh xuống bằng khối lượng bán rất lớn. Trong đó VHM của Vinhomes bất ngờ "bị đạp" mạnh trong phiên ATC để lao về giá thấp nhất trong ngày tại 64.000 đồng, tức mất 4,2% giá trị và là mã có tác động xấu nhất lên chỉ số.
Ngoài ra còn có GVR của Tập đoàn Cao su lao dốc 6,3% về 30.500 đồng, VIC của Vingroup rơi thêm 2,3% còn mức thấp nhất 77.500 đồng, BCM của Becamex mất 4,6% còn 73.000 đồng hay VJC của Vietjet giảm 3,9% xuống thấp nhất 136.500 đồng cũng là những mã có ảnh hưởng xấu.
Với cổ phiếu ngân hàng, BID tăng 1,45%, TCB tăng 1,28%, CTG tăng 1,05%, MBB tăng 1,69%, VIB tăng 1,57%, LPB tăng 1,56%, OCB tăng 1,29% cùng một số cổ phiếu tăng dưới 1% hoặc đứng giá tham chiếu. Trong khi đó, sàn HoSE ghi nhận 5 cổ phiếu giảm, trong đó HDB và SHB giảm mạnh, lần lượt mất đi 3,3% và 4,14% giá trị.
Ở nhóm chứng khoán, VND tăng 6,77%, SSI tăng 2,41%, VCI tăng 3,45%, HCM tăng 3,31%, FTS tăng 3,4%... Tuy vậy, vẫn có một số cổ phiếu giảm rất mạnh như TVB, APG do áp lực thông tin.
Cổ phiếu bảo hiểm thậm chí có phần thăng hoa khi MIG tăng kịch trần, BVH tăng 3,91%, BMI tăng 1,21%, BIC tăng 0,57%.
Ngược lại, cổ phiếu bất động sản tiếp tục "dò đáy" với hàng loạt mã giảm kịch sàn như DIG, NLG, ITA, KBC, BCG, HDC, CII, SZC, HBC, FCN, LDG, TCD, FLC, QCG, LCG, LHG, HQC, ROS, HTN... Sắc đỏ bao trùm các cổ phiếu còn lại, trong đó VIC giảm mạnh 2,27%, VHM thậm chí còn giảm 4,19%, BCM giảm 4,58%, DXG giảm 3,28%... Sắc xanh hiện lên ở số ít cổ phiếu như VCG tăng 3,56%, LGC tăng 4,76%, DXS tăng 1,67%, CRE tăng 2,86%.
Phân hóa cũng là tình trạng xảy ra ở cổ phiếu bán lẻ và năng lượng khi FRT giảm 1,25%, MWG giảm 0,32% còn PNJ tăng 0,08%; GAS giảm 1,5%, PLX giảm 1,95% nhưng PGV và POW lần lượt có thêm 1,62% và 1,92% giá trị.
Cổ phiếu hàng không suy giảm khi VJC và HVN lần lượt mất đi 3,87% và 1,11% giá trị.
Cổ phiếu đầu cơ là nhóm ghi nhận số lượng giảm kịch sàn lớn nhất thị trường. Cụ thể, nhóm cổ phiếu liên quan đến Louis Holdings vẫn không có tín hiệu khả quan khi gần như không có người mua trong suốt phiên giao dịch. Các mã TGG, BII, VKC, SMT, APG, AGM, DDV giảm hết biên độ với khoảng 20 triệu đơn vị chất sàn.
Nhóm liên quan đến Trí Việt là TVC và TVB cũng nằm sàn với tổng lượng dư bán lên tới hơn 10 triệu cổ phiếu.
Đối với nhóm cổ phiếu FLC Group vẫn như thường lệ giảm kịch sàn với lượng khớp lệnh thấp, mức giảm đến 70% kể từ khi xảy ra vụ bắt ông Trịnh Văn Quyết.
Một số nhóm khác như Apec ghi nhận API, APS và IDJ đều lao dốc về giá thấp nhất, tương ứng mất thêm 10% giá trị. Nhóm Licogi ghi nhận L12, L14, L18, LCG... đều giảm sàn.
Bộ đôi cổ phiếu họ Sao Mai là IDI và ASM cũng lao dốc về giá sàn với khối lượng bán lớn. Hệ sinh thái Bamboo Capital có BCG và TCD rớt sàn. Một số cổ phiếu đầu cơ riêng lẻ như HQC, LDG, SJF, DAG... cũng kết phiên trong sắc xanh lơ.
Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh tăng gần 11% lên mức 24.948 tỷ đồng. Trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 13,24% đạt 21.982 tỷ đồng.
Đáng chú ý là nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục xu hướng gom cổ phiếu trong các phiên đỏ lửa. Hôm nay khối này đẩy mạnh mua ròng hơn 935 tỷ đồng trên HoSE.
Các mã được nước ngoài gom nhiều nhất lại là những mã bị bị bán tháo như VRE (71 tỷ), VNM (57 tỷ), NLG (49 tỷ). Trong khi đó họ tiếp tục xả VHM (-63 tỷ), DPM (-61 tỷ), CII (-51 tỷ).