Thị trường chứng khoán hôm nay 20/4: Lệnh bán "đổ sập" cuối phiên, VN-Index lùi dưới mốc 1.385 điểm
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 19/4: Cổ phiếu nằm sàn la liệt, VN-Index “bay” tiếp 26 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 18/4: Hơn 150 mã giảm kịch sàn, VN-Index lao nhanh về mốc 1.400 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 15/4: Cổ phiếu BĐS, "bank, chứng, thép" đồng loạt lao dốc, VN-Index thủng mốc 1.460 điểmVN-Index đánh rơi gần 22 điểm, xuống mốc 1.384 điểm
Nhà đầu tư chứng khoán tiếp tục trải qua cảm giác tiêu cực khi thị trường chứng khoán liên tục lao dốc trong những phiên chiều dần đây, và ngày hôm nay cũng không ngoại lệ.
Theo Zing, VN-Index biến động khá lớn khi mở cửa thị trường nhưng vẫn kịp lấy lại sắc xanh khi tạm dừng phiên sáng. Dù vậy thị trường lại trở mặt sau 14h khi các chỉ số lùi rất sâu bởi một áp lực bán dứt khoát.
Đóng cửa, sàn HOSE có 76 mã tăng và 381 mã giảm (99 mã giảm sàn), chỉ số VN-Index giảm 21,73 điểm (-1,55%), xuống 1.384,72 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 688,3 triệu đơn vị, giá trị 20.512,2 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% về khối lượng và 9% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 35,5 triệu đơn vị, giá trị 1.100 tỷ đồng.
Đây đã là chuỗi 5 phiên lao dốc liên tiếp của chỉ số chính, tương đương rơi hơn 92 điểm (-6,26%). Chỉ số đã quay về vùng giá hồi tháng 10/2021.
Tương tự, sàn HNX có 48 mã tăng và 195 mã giảm (46 mã giảm sàn), chốt phiên HNX-Index giảm 12,65 điểm (-3,22%), xuống 380,04 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 87,8 triệu đơn vị, giá trị 1.971,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 11,1 triệu đơn vị, giá trị 360 tỷ đồng.
Đóng cửa, với 77 mã tăng và 255 mã giảm (20 mã giảm sàn), UpCoM-Index giảm 1,92 điểm (-1,77%), xuống 106,4 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 56,1 triệu đơn vị, giá trị 1.195,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,28 triệu đơn vị, giá trị 75,4 tỷ đồng.
Sắc đỏ và xanh lơ bao phủ toàn thị trường
Toàn thị trường phủ bóng tiêu cực khi có tổng cộng 831 mã giảm giá, trong đó có đến 165 mã giảm sàn. Ngược lại toàn sàn chỉ có 201 mã tăng giá. Tức số mã giảm gấp 4 lần số mã tăng.
Đà rơi của thị trường chủ yếu đến từ nhóm vốn hóa vừa và nhỏ khi chỉ số đại diện lần lượt là VNMID mất 2,83% giá trị và VNSML rơi 3,62% tính theo chỉ số. Trong khi đó nhóm vốn hóa lớn nhất VN30 cũng không thể giữ được sắc xanh khi giảm nhẹ 0,35%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hôm nay ghi nhận thu hút dòng tiền trong phiên sáng, nhiều cổ phiếu tăng tốt qua đó trở thành trụ đỡ chính cho thị trường trước áp lực bán giải chấp tại nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Tuy nhiên, lực bán dâng cao trong phiên chiều khiến nhiều mã quay đầu giảm mạnh. Trong đó, SHB và LPB bất ngờ giảm kịch sàn; trong khi đó, VPB giảm 1,68%, TCB giảm 1,49%, TPB giảm 1,93%, VIB giảm 2,71%.
Nhóm chứng khoán xảy ra tình trạng phân hóa khi SSI tăng 0,57%, VND tăng 1%, HCM tăng 2,26% nhưng VCI lại giảm 3,33%, VIX giảm 3,64%; ORS, APG, TVB đều giảm kịch biên độ.
Bi đát nhất là cổ phiếu bất động sản. VHM giảm tới 3,05%, có thời điểm trong phiên giảm tới hơn 5%. Trong khi đó, GID giảm 3,74%, BCM giảm 4,26%, DXG giảm 6,42%, ITA giảm 6,42%, LDG giảm 6,67%, HDC giảm 6,82%; VCG, HDG, CII, SZC, FLC, HHV, HBC, IJC, FCN, DPG, TCD, QCG, LCG, LHG, HQC, D2D... đồng loạt "nằm sàn". VIC, PDR, HTN là những cổ phiếu hiếm hoi ghi nhận sắc xanh.
Nhóm sản xuất cũng không mấy khá khẩm khi DGC giảm 4,63%, TCM giảm 5,06%, DPM giảm 6,79%, DCM giảm 6,74%; GVR, GEX, SBT, PHR, APH, SAM, DRC, DPR, POM... giảm kịch biên độ. Tuy vậy, nhóm này vẫn còn có một số cái tên nổi bật như MSN tăng 3,15%, SAB tăng 1,84%, VHC tăng 4,31%, ANV tăng kịch trần.
Cổ phiếu năng lượng, bán lẻ và hàng không cũng phân hóa: GAS giảm 6,41%, PGV giảm 0,96%, POW giảm 3,33% nhưng PLX lại tăng 0,59%; MWG và PNJ đứng giá tham chiếu còn FRT giảm 1%; VJC giảm 0,77% trong khi HVN tăng 1,12%.
Bộ đôi HAG - HNG đều giảm kịch sàn.
Cổ phiếu đầu cơ vẫn khiến nhà đầu tư khóc ròng với chuỗi ngày không thấy đáy. Hiện nhóm FLC Group đều đã nhúng giá sàn với hơn 30 triệu cổ phiếu đang tranh bán tại mức giá thấp nhất. Nhất là mã FLC lùi về 6.650 đồng, tức giảm hơn 70% kể từ sự kiện bắt ông Trịnh Văn Quyết.
Tương tự là cổ phiếu họ Louis với TGG, BII, APG, AGM, SMT, LDP đều giảm sàn trắng bên mua. Cổ phiếu họ Apec có APS và IDJ đều rơi về giá sàn. Nhóm DNP Corp ghi nhận JVC và NVT giảm hết biên độ và HUT rơi 6,4%.
Cổ phiếu nhóm Gelex cũng tiếp tục có lực bán rất lớn khiên GEX giảm sàn, PXL rơi hơn 10%, VGC và SCI lao dốc khoảng 6%. Bộ đôi cổ phiếu họ Trí Việt là TVB và TVC nhúng giá sàn. Họ An Phát có APH giảm sàn và AAA, NHH giảm rất sâu. Nhóm Bamboo Capital ghi nhận TCD giảm sàn và BCG rơi 5,9%.
Xét về mức độ đóng góp, cổ phiếu dầu khí GAS giảm 6,4% xuống mức 106.600 đồng/cp trở thành "tội đồ" lớn nhất khiến VN-Index đánh rơi tới hơn 3,5 điểm trong phiên đầu tuần. Cùng với đó, GVR giảm sàn 7% xuống 32.550 đồng/cp đã khiến chỉ số sàn HoSE mất thêm gần 2,5 điểm.
Bộ ba cổ phiếu bất động sản là VHM và BCM giảm mạnh cũng tạo nên lực đè lớn đến thị trường. Trong đó, VHM giảm mạnh 3% về mức giá 66.800 đồng/cổ phiếu, khiến VN-Index giảm 2,3 điểm; BCM giảm 4,3% về 76,500 đồng/cp, khiến VN-Index giảm 0,9 điểm.
Top 15 cổ phiếu tác động tiêu cực đến VN-Index trong phiên giảm mạnh này này còn có những nhiều cổ phiếu ngân hàng gồm SHB, VPB, TCB, LPB, VIB. Ngoài ra, hàng loạt bluechips khác quay đầu chìm sâu trong sắc đỏ cũng tác động tiêu cực đến thị trường hôm nay như DPM, DGC, REE, DCM, DXG...
Việc những nhóm trụ cột như "bank, chứng, thép" cũng bluechips dòng bất động sản điều chỉnh đã khiến các chỉ số nhanh chóng lao đốc. Cộng thêm lực cầu tới từ các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ hay nhóm đầu cơ cũng bị triệt tiêu đáng kể trong bối cảnh tin đồn tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư, từ đó gây ra những phiên giảm sâu trong thời gian qua.
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên hôm qua khi tổng giá trị khớp lệnh xuống 22.534 tỷ đồng, tức giảm 5,9%. Trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 7% về mức 19.400 tỷ đồng.
Khối ngoại giao dịch theo chiều hướng tích cực khi họ mua vào lượng cổ phiếu trị giá 1.863 tỷ và bán ra 1.424 tỷ, tương đương mua ròng 439 tỷ đồng trên HoSE. Các mã được gom nhiều là GEX và DPM, trong khi DGC và VHM bị xả mạnh nhất.