meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 18/4: Hơn 150 mã giảm kịch sàn, VN-Index lao nhanh về mốc 1.400 điểm

Thứ hai, 18/04/2022-16:04
Thị trường chứng khoán hôm nay tiếp đà lao dốc trong bối cảnh lực bán tháo lan rộng trên hầu hết các nhóm cổ phiếu. Thị trường có hơn 150 mã chứng khoán giảm kịch sàn, chỉ số VN-Index giảm 26 điểm.

VN-Index diễn biến tiêu cực mất thêm 26 điểm

Áp lực bán lan mạnh ra nhiều nhóm cổ phiếu trong khi lực mua tỏ ra quá yếu ớt đã khiến thị trường chứng khoán có phiên giảm sâu ngay phiên đầu tuần. VN-Index thời điểm giảm sâu hơn 32 điểm trước khi thu hẹp đôi chút để đóng cửa giảm gần 26 điểm. 

Hàng loạt cổ phiếu bất động sản, chứng khoán, thép giảm sàn "trắng bên mua". Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng điều chỉnh mạnh, bộ ba cổ phiếu ngân hàng gồm VCB, CTG, VPB chính là những tác nhân lớn nhất khiến VN-Index giảm hơn 7 điểm.

Tính chung trên toàn thị trường hôm nay, có tới 828 mã cổ phiếu giảm điểm, trong đó có tới 150 mã giảm hết biên độ.


Thị trường chứng khoán hôm nay có tới 828 mã cổ phiếu giảm điểm, trong đó có tới 150 mã giảm hết biên độ. Nguồn ảnh: Vietstock
Thị trường chứng khoán hôm nay có tới 828 mã cổ phiếu giảm điểm, trong đó có tới 150 mã giảm hết biên độ. Nguồn ảnh: Vietstock

Theo Zing, kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 25,96 điểm (-1,78%) về mốc 1.432 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 28/10/2021 đến nay. Còn nếu so với vùng đỉnh hồi đầu năm thì chỉ số đã bốc hơi gần 96 điểm (tức giảm gần 6,3% vốn hóa).

Sàn HNX có tới 206 mã giảm (47 mã sàn), gấp hơn 6 lần số mã tăng là 33 mã (2 mã trần), HNX-Index giảm 13,27 điểm (-3,18%), xuống 403,44 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 97,82 triệu đơn vị, giá trị 2.426 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,66 triệu đơn vị, giá trị 8,43 tỷ đồng.

Tương tự, đóng cửa, UpCoM-Index giảm 2,15 điểm (-1,91%) xuống 110,21 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 60,64 triệu đơn vị, giá trị 1.256,83 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,59 triệu đơn vị, giá trị 44,75 tỷ đồng.

Hàng loạt cổ phiếu chứng khoán và bất động sản giảm kịch sàn

Phiên giao dịch hôm nay chứng kiến hầu hết các nhóm ngành đều đỏ rực. Đặc biệt, nhóm bất động sản và chứng khoán bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất nên đều giảm sâu.

Cụ thể, cổ phiếu ngân hàng lao dốc khi VCB giảm 3,12%, BID giảm 3,44%, VPB giảm 4,81%, CTG giảm 5,81%, MBB giảm 3,5%, STB giảm 3,65%, EIB giảm 4,95%, OCB giảm 4,3%, LPB giảm 6,33%... Trên sàn HoSE, chỉ có TPB là ngược dòng với mức tăng 1,47%.

Cổ phiếu chứng khoán diễn biến tiêu cực hơn với hàng loạt mã giảm kịch sàn như VCI, VIX, FTS, ORS, BSI, AGR, CTS, APG, TVB. SSI và HCM cũng không khá khẩm hơn là mấy khi mất lần lượt 6,25% và 6,23% giá trị.

Tương tự, cổ phiếu bất động sản cũng giao dịch hết sức bi đát. Bộ đôi VIC - VHM phần lớn thời gian giảm khá sâu nhưng cuối phiên đã được kéo lại, mức giảm lần lượt là 1,83% và 1,49%. Hàng loạt cổ phiếu giảm kịch sàn như TCH, BCG, VCG, ITA, KHG, HHV, HBC, FLC, IJC, DPG, LDG, TCD, QCG, CTD, LCG, FCN... Tuy vậy, vẫn có một số cổ phiếu tăng tốt, đặc biệt là DIG và DXG đảo chiều ngoạn mục, kết phiên tăng lần lượt 5,63% và 2,13%.


Nhóm ngành ngân hàng, tài chính, chứng khoán, xây dựng giảm điểm mạnh nhất trong phiên hôm nay
Nhóm ngành ngân hàng, tài chính, chứng khoán, xây dựng giảm điểm mạnh nhất trong phiên hôm nay

Cổ phiếu đầu cơ cũng nằm sàn hàng loạt. Trong đó, toàn bộ cổ phiếu có thanh khoản liên quan đến FLC Group đang chất sàn hơn 23 triệu đơn vị. Tương tự khi nhà đầu tư cũng đang tranh bán sàn cổ phiếu họ Louis, Apec, DNP Corp, Gelex… 

Cổ phiếu họ Louis cũng lao dốc về giá sàn tại các mã TGG, BII, APG, SMT, LDP, AGM. Cổ phiếu họ Apec và DNP Corp cũng ngấp nghé tại giá sàn. Cổ phiếu họ Licogi hay Gelex cũng giảm phổ biến quanh mức hơn 5%.

Diễn biến bán tháo đã diễn ra liên tiếp kể từ đầu tháng 4 khi các thông tin tiêu cực về vụ bắt tạm giam Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết về hành vi thao túng chứng khoán và Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng về những ồn ào liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp.

Trên các diễn đàn chứng khoán, nhiều nhà đầu tư cũng dần chán nản khi cổ phiếu liên tục dò đáy và tâm lý bi quan khi các tin đồn bất lợi về doanh nghiệp liên tiếp xuất hiện. Một số nhà đầu tư đã bắt đầu lo lắng về hoạt động bán giải chấp có thể xuất hiện dây chuyền nếu đà giảm còn tiếp diễn.

Phân hóa xảy ra ở cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ: GAS tăng 0,17% còn PLX, POW và PGV giảm lần lượt 3,29%, 1,36% và 2,47%; VJC tăng 1,77% nhưng HVN giảm tới 3,63%; PNJ tăng mạnh 5,47%, MWG đứng giá tham chiếu còn FRT lại giảm 1,82%.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số

Điểm sáng nhất trong thị trường đến từ nhóm cổ phiếu công nghệ khi tăng giá bình quân hơn 2%, trong đó đáng kể là FPT tăng hơn 1,7% lên 117.000 đồng, CMG tăng 1,6% lên 70.000 đông hay ELC dư mua trần tại 29.400 đồng.

Ngoài ra cổ phiếu thủy sản cũng bứt phá mạnh mẽ khi có ANV, ACL và AAM tăng hết biên độ trong sắc tím. Bên cạnh IDI tăng hơn 6% hay CMX tăng 5%, mã đầu ngành cá tra là VHC cũng tăng hơn 1%.

Khối ngoại mua ròng nhẹ trên HoSE, tập trung "gom" GEX, DXG

Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ bán ròng trên toàn thị trường, chủ yếu bán trên HNX với gần 25 tỷ đồng; trong khi mua ròng nhẹ trên HoSE và UPCoM.

Trên HoSE, khối ngoại phiên hôm nay giao dịch ghi nhận mua ròng 5,5 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng nhẹ gần 7 tỷ đồng. Tại chiều mua, cổ phiếu GEX hôm nay tiếp tục được khối ngoại rót ròng tích cực với 81 tỷ đồng, tuy nhiên cổ phiếu này trong phiên hôm nay vẫn tiếp tục chuỗi lao dốc, có thời điểm đã giảm sàn trước khi hồi phục với mức giảm 6,3% xuống 31.800 đồng/cp. Bên cạnh đó, DXG cũng được mua ròng 66 tỷ đồng. Ngoài ra, danh sách mua ròng còn có DPM (58 tỷ đồng), hay chứng chỉ quỹ FUEVFVND (52 tỷ đồng).

Ngược lại, cổ phiếu HPG hôm nay chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với 107 tỷ đồng; BVH và CTG cũng lần lượt bị bán ròng 103 tỷ đồng và 62 tỷ đồng.

Trên HNX, khối ngoại hôm nay bán ròng gần 115 nghìn cổ phiếu, giá trị bán ròng gần 25 tỷ đồng.

Tại chiều bán, VCS và IDC bị bán ròng mạnh nhất với lần lượt là 14 tỷ đồng và 11 tỷ đồng; ngoài ra danh sách bán ròng trên HNX hôm nay còn có TNG (2 tỷ đồng), SHS (2 tỷ đồng), PVS (1 tỷ đồng). Trong khi đó, TVD và IVS hôm nay được mua ròng mỗi cổ phiếu khoảng 2 tỷ đồng, ngoài ra VGS, TA9, NDN... cũng được mua ròng trên HNX hôm nay.

Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 6 tỷ đồng.

Cổ phiếu QNS và OIL hôm nay được mua ròng tại mỗi cổ phiếu khoảng 6 tỷ đồng. Danh sách mua ròng trên UPCOM trên 1 tỷ đồng hôm nay còn có LTG, ACV, NTC. Trong khi đó, VTP hôm nay bị khối ngoại bán ròng khoảng 11 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng tại VGG, BSR, BDT,...

Theo: Zingnews
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước