meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 1/3: Cổ phiếu bất động sản "chiếm sóng", VN-Index quay lại sát 1.500 điểm

Thứ ba, 01/03/2022-17:03
Thị trường chứng khoán giao dịch tích cực trong ngày đầu tháng 3 khi dòng tiền lan tỏa nhiều nhóm ngành. Tích cực và thu hút tiền hôm nay phải kể đến nhóm bất động sản, xây dựng.

VN-Index neo cao sát ngưỡng 1.500 điểm khi đóng cửa phiên hôm nay

Thị trường chứng khoán giao dịch tích cực trong phiên ngày đầu tháng 3, dòng tiền lan tỏa nhiều mã ngành, cổ phiếu hồi phục trở lại. 

Chỉ số VN-Index diễn biến tích cực khi toàn bộ thời gian giao dịch đều trên mức giá mở cửa. Kết phiên, VN-Index tăng 8,65 điểm, tương đương 0,58%, lên 1.498,78 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 842 triệu đơn vị, giá trị 26.229,52 tỷ đồng, tăng 10% về khối lượng và 2% về giá trị so với phiên 28/2. 

Đóng cửa, với 131 mã tăng và 101 mã giảm, HNX-Index tăng 3,14 điểm (+0,71%) lên 442,8 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 121,19 triệu đơn vị, giá trị 3.597,56 tỷ đồng, tăng 23% về khối lượng và 30% về giá trị so với phiên 28/2. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,1 triệu đơn vị, giá trị 505,6 tỷ đồng.

Với 203 mã tăng và 134 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,18 điểm (+0,16%) lên 112,38 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 72,06 triệu đơn vị, giá trị 1.534 tỷ đồng, tăng 7% về khối lượng và 3% về giá trị so với phiên 28/2. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 1 triệu đơn vị, giá trị hơn 30 tỷ đồng.


Diễn biến các chỉ số thị trường chứng khoán ngày 1/3. (Nguồn: VNDirect)
Diễn biến các chỉ số thị trường chứng khoán ngày 1/3. (Nguồn: VNDirect)

Cổ phiếu bất động sản "chiếm sóng"

Giống với rất nhiều phiên trong những tháng gần đây, cổ phiếu ngành bất động sản tiếp tục là tâm điểm của thị trường với sắc xanh ngập tràn. Trong đó, VIC hồi phục mạnh 2,86% sau chuỗi ngày gây thất vọng. 

Đặc biệt trong khoảng 4 phút cuối VIC được đẩy lên khá nhiều. Đó chính là thời điểm VN30-Index đã tụt qua mốc tham chiếu, VN-Index đã co mức tăng lại chỉ còn chưa tới 5 điểm. Nhờ VIC mạnh trở lại nên VN30-Index được đẩy tăng 0,19% và VN-Index tăng 0,58% lúc đóng cửa.

Một phiên đảo chiều tăng của VIC chưa thể xác nhận cổ phiếu này đã chạm đáy, nhưng ít nhất hiệu quả hôm nay là đỡ cho các chỉ số thoát khỏi sức ép.

Bên cạnh đó, VHM và NVL cũng ghi nhận sắc xanh dù mức tăng không thực sự đáng kể. Các cổ phiếu tăng mạnh có thể kể đến FLC tăng 3,2%, KHG tăng 3,3%, CII tăng 3,73%, NLG tăng 4,24%, SCR tăng 5,16%, NBB tăng 5,75%, LDG tăng 6,25%; DIG, HDC, HQC, PTC đồng loạt tăng kịch trần. Dù vậy, vẫn có số ít cổ phiếu "đỏ lửa" như BCM giảm 2,66%, PDR giảm 0,59%, DXS giảm 0,5%...

Trong khi đó, hai mã tiêu biểu của nhóm phân bón là DCM và DPM đều chốt phiên ở mức đỏ: DCM giảm 0,27% và DPM giảm 1,39%. Các mã như LAS, BFC, CSV, PMB, PSW, PSE, PCE đều “đỏ đậm”. Riêng SFG vẫn kịch trần. Cổ phiếu dầu khí cũng không hơn gì, trừ PVS và PVC còn tăng nhẹ, đa số giảm giá, trong đó GAS giảm 0,25%, PLX giảm 1,61%.

Nhóm cổ phiếu thép cũng chỉ còn HSG và NKG là tăng rõ, tương ứng 1,69% và 2,49%. Tuy vậy cả hai mã này đều yếu hơn buổi sáng: HSG chốt phiên sáng còn tăng 3,39%, NKG tăng 4,08%. 

Trước đó, nhiều ý kiến từ giới phân tích nhận định, dầu khí, thép và phân bón là những ngành có thể được hưởng lợi từ căng thẳng Nga – Ukraine. Còn TTCK Việt Nam sẽ ít bị tác động trong trung hạn. Điều chỉnh là cơ hội để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.


Cổ phiếu ngành bất động sản tiếp tục là tâm điểm của thị trường với sắc xanh ngập tràn
Cổ phiếu ngành bất động sản tiếp tục là tâm điểm của thị trường với sắc xanh ngập tràn

Nhóm phân tích của VNDirect cho rằng, với mặt bằng giá dầu được dự báo neo cao trong thời gian tới, nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước sẽ không chỉ được hưởng lợi trong ngắn hạn, mà triển vọng dài hạn cũng sẽ được củng cố hơn khi giá dầu cao.

Với nhóm ngân hàng, giao dịch khá ảm đạm khi đa phần cổ phiếu dao động trong biên độ hẹp dưới 1%. Một số cổ phiếu vượt ra khỏi biên độ trên có thể kể đến SSB tăng 4,24%, TPB tăng 1,3%, MBB giảm 1,16%, LPB giảm 1,77%.

Cổ phiếu chứng khoán phân hóa khi SSI tăng 0,66%, VCI tăng 1,76%, HCM tăng 0,66%, FTS tăng 0,35% nhưng VND giảm 0,38%, VIX giảm 1,09%, CTS giảm 0,74%...

Ở nhóm sản xuất, GVR - cổ phiếu "lai" giữa ngành cao su và ngành bất động sản khu công nghiệp - tăng mạnh 4,54%. Bên cạnh đó, MSN tăng 0,32%, VNM tăng 1,02% nhưng HPG giảm 0,64%, SAB giảm 1,06%, GEX đứng giá tham chiếu. Nhìn chung, xu hướng biến động trong nhóm sản xuất không đồng đều nhưng vẫn nổi lên một số cái tên tăng kịch biên độ như DTL, IDI, ACC.

Cổ phiếu hàng không diễn biến tích cực khi VJC và HVN lần lượt tăng 0,57% và 0,2%. Trong khi đó, cổ phiếu bán lẻ phân hóa hơn khi MWG đứng giá tham chiếu còn PNJ tăng 1,94%. Với cổ phiếu năng lượng, GAS giảm 0,25%, PLX giảm 1,61%, PGV đứng giá tham chiếu còn POW tăng 0,58%.

Bù lại chiều nay các cổ phiếu đầu cơ nhỏ giao dịch tốt. HoSE ghi nhận 22 cổ phiếu tăng kịch trần. DQC, YEG, PTC, DIG, HQC, HDC, QBS, TSC, HAG... đều tăng trần. Thống kê riêng sàn này có 94 cổ phiếu tăng trên 2% và 50 cổ phiếu khác tăng trên 1%. Mặt bằng giá như vậy là tốt hơn phiên sáng một chút. Nhóm Smallcap và Midcap cũng tăng thanh khoản nổi bật so với hôm qua, tương ứng 15% và 20% trong khi Vn30 lại giảm khoảng 5%.

Rổ VN30 kết phiên với 17 mã tăng/11 mã giảm, độ rộng không kém, nhưng nhóm ngân hàng lại hơi yếu khiến chỉ số tăng ít.

Khối ngoại trở lại mua ròng trăm tỷ trong phiên giao dịch đầu tháng 3

Khối ngoại sau 3 phiên bán ròng liên tiếp đã trở lại mua ròng 127 tỷ đồng trên toàn thị trường, lực mua tập trung vào chứng chỉ quỹ FUEVFVND, NVL, VND...

Trên HoSE, khối ngoại phiên hôm nay trở lại mua ròng gần 10 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng ghi nhận gần 149 tỷ đồng.

Tại chiều mua, chứng chỉ quỹ FUEVFVND hôm nay tiếp tục được khối ngoại mua ròng 373 tỷ đồng. Ngoài ra, danh sách mua ròng còn có NLG (63 tỷ đồng), VND (55 tỷ đồng), MBB (40 tỷ đồng).

Thị trường chứng khoán hôm nay 1/3: Cổ phiếu bất động sản "chiếm sóng", VN-Index quay lại sát 1.500 điểm - ảnh 3

Ngược lại, cổ phiếu ngành thép HPG hôm nay vẫn là cổ phiếu chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại bán ròng với giá trị 287 tỷ đồng. Xếp tiếp theo danh sách bán ròng còn có VIC (81 tỷ đồng), KBC (56 tỷ đồng), HDB (54 tỷ đồng).

Trên HNX, khối ngoại bán ròng hơn 798 nghìn cổ phiếu, giá trị bán ròng gần 28 tỷ đồng.

CEO và SCI hôm nay được mua ròng lần lượt là 4 tỷ đồng và 2 tỷ đồng, ngoài ra danh sách mua ròng còn có VMC, VCS, PRE...

Tại chiều bán, TNG hôm nay vẫn bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với khoảng 18 tỷ đồng, ngoài ra PVS bị bán ròng khoảng 10 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị ghi nhận gần 6 tỷ đồng

Cổ phiếu BSR hôm nay tiếp tục được khối ngoại mua ròng hơn 7 tỷ đồng. Danh sách mua ròng trên 1 tỷ đồng còn có BVB và VEA

Ngược chiều, QNS và MCM hôm nay bị khối ngoại bán ròng mỗi cổ phiếu lần lượt là 5 tỷ đồng và 2 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng khoảng 1 tỷ đồng tại AAS.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

15 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

15 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

15 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

15 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước