Thị trường chứng khoán hôm nay 24/2: VN-Index giảm gần 18 điểm, cổ phiếu ngân hàng chìm trong "biển lửa"
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 23/2: Cổ phiếu dầu khí "bùng cháy", VN-Index tăng gần 9 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 22/2: Cổ phiếu dầu khí ngược dòng ngoạn mục trong ngày thị trường đỏ lửaThị trường chứng khoán hôm nay 21/2: Cổ phiếu bất động sản tiếp tục thăng hoaVN-Index giảm gần 18 điểm, thị trường chìm trong sắc đỏ
Sau khi hạn chế được đà giảm trong phiên sáng nhờ nhóm dầu khí và một số mã lớn, VN-Index đã lao dốc mạnh ngay khi bước vào phiên chiều khi có lúc giảm 37 điểm xuống vùng 1.475 điểm khi thông tin chiến sự tại Ukraine căng hơn là cuộc điều binh của Nga vào vùng Donbass ở phía Đông Ukraine.
Chốt phiên, VN-Index giảm 17,45 điểm xuống còn 1.494,85 điểm
Đóng cửa, sàn HoSE có 75 mã tăng và 396 mã giảm, VN-Index giảm 17,45 điểm (-1,15%), xuống 1.494,85 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1.159,9 triệu cổ phiếu, giá trị 35.020,4 tỷ đồng, tăng 67% về khối lượng và 56% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 26,8 triệu đơn vị, giá trị 955,6 tỷ đồng.
Sàn HNX có 64 mã tăng và 185 mã giảm, HNX-Index giảm 7,66 điểm (-1,73%), xuống 434,88 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 158,8 triệu đơn vị, giá trị 4.741,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,55 triệu đơn vị, giá trị 179,3 tỷ đồng.
UpCoM-Index giảm 1,19 điểm (-1,05%), xuống 112,32 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 115,3 triệu đơn vị, giá trị 2.424,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 12,3 triệu đơn vị, giá trị 206 tỷ đồng.
Sắc đỏ lan rộng hầu hết các mã bluechips ngân hàng, tài chính và bất động sản
Với nhóm ngân hàng, sắc đỏ bao trùm lên toàn ngành hôm nay với 24 mã giảm giá. Chỉ có 3 mã tăng là VPB, EIB, PGB.
VPB ghi nhận mức tăng 2,8%, đóng cửa ở giá 36.900 đồng/cp. Khối lượng giao dịch cổ phiếu này cũng bùng nổ với hơn 35 triệu cổ phiếu được trao tay giữa các nhà đầu tư. VPB cũng là mã tăng giá mạnh nhất trong VN30 phiên hôm nay.
Cổ phiếu tăng mạnh tiếp theo là EIB (+1,8%), khối lượng giao dịch đạt 1 triệu đơn vị. PGB tăng 0,9% lên 34.000 đồng/cp.
Trong khi đó, hàng loạt mã giảm 3-4% trong hôm nay như VAB (-3,9%), SGB (-3,7%), LPB (-3,4%), TPB (-3,2%), HDB (-2,9%), CTG (-2,9%), NVB (-2,8%).
Giá giảm mạnh nhưng thanh khoản các cổ phiếu vẫn ở mức cao. STB có hơn 30 triệu cp được giao dịch, MBB cũng đạt 30 triệu đơn vị,…
Với ngành chứng khoán, phân hóa khá rõ nét khi SSI giảm 1,55%, HCM giảm 2,49%, VCI giảm 1,31% nhưng VND lại tăng 2,15%, VIX tăng 6,28%, VDS tăng 4,63%...
Ở nhóm bất động sản, sắc đỏ bao trùm khi VHM giảm 1,01%, VIC giảm 2,91%, NVL giảm 1,81%, VRE giảm 2,58%, DIG giảm 6,02%... Trong một "rừng hoa đỏ", bỗng nhiên nổi lên sắc tím của DXG với mức tăng kịch trần, DXS cũng tăng mạnh 5,01%, ngoài ra LDG cũng tăng 2,19%.
Với nhóm sản xuất, sắc đỏ cũng là gam màu chủ đạo, trong đó HPG giảm 1,5%, VNM giảm 1,75%, GVR giảm 1,61%, DHG giảm 2%, SBT giảm 3,6%... Một số cổ phiếu ngược dòng có thể kể đến MSN tăng 1,46%, DGC tăng 3,12%, TTF, DPM và DCM tăng kịch trần.
Cổ phiếu hàng không và bán lẻ đều giao dịch tiêu cực khi VJC giảm 0,13%, HVN giảm 2,29%; MWG và PNJ lần lượt mất đi 0,73% và 0,55% giá trị.
Dầu khí dĩ nhiên vẫn mạnh, nhưng tính dẫn dắt chỉ số chỉ tụ lại ở GAS và PLX. Hai mã này lại có phần yếu buổi chiều. GAS ngay đầu phiên chiều vọt tăng mạnh nhất 4,7% nhưng rồi lại trượt xuống và đóng cửa chỉ còn tăng 1,71% so với tham chiếu. So với mức tăng 2,14% cuối phiên sáng thì GAS đã yếu đi. PLX cũng vậy, bùng lên cực mạnh vài phút đầu tiên, tăng tới 5,44% nhưng cuối phiên co lại còn tăng 1,44%...
Trên thị trường châu Á, giá dầu Brent đã có thời điểm chạm mức 101,34 USD/thùng trong phiên giao dịch hôm nay. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 9/2014.
Khối ngoại bán ròng trên 180 tỷ đồng tại sàn HoSE, trong đó tập trung nhiều ở HDB, CTG, GAS,...
Với độ rộng ngày càng kém trong phiên chiều, không thể nói rằng thị trường phục hồi theo chiều tăng giá cổ phiếu. Đà phục hồi chỉ diễn ra trong trạng thái bớt giảm. Điều này có được là nhờ dòng tiền bắt đáy hoạt động mạnh, nhưng lực bán vẫn còn quá lớn. Chiều nay hai sàn niêm yết khớp tới 18.495 tỷ đồng nữa, trong đó 16.431 tỷ đồng thuộc về HoSE. Tổng giá trị khớp lệnh cả ngày vọt lên 38.902 tỷ đồng, tăng 58% so với hôm qua.
Đây là ngưỡng thanh khoản rất cao, dù so với một vài phiên đạt đỉnh cá biệt thì chưa bằng (kỷ lục khớp lệnh xấp xỉ 50 ngàn tỷ phiên ngày 19/11/2021), nhưng mức bình quân giao dịch khớp lệnh hai sàn của tuần lập kỷ lục cũng chỉ là gần 37,5 ngàn tỷ đồng mà thôi.
Với mức thanh khoản rất cao hôm nay, thị trường vẫn có dòng tiền dồi dào muốn bắt đáy. Tuy nhiên khác với các phiên bắt đáy trước, hôm nay rất ít cổ phiếu phục hồi thanh công qua tham chiếu, phần lớn vẫn giảm rất sâu. Như vậy nhà đầu tư bắt đáy vẫn còn trông đợi một mức giảm giá tốt hơn nữa.
Theo các chuyên gia chứng khoán, sở dĩ thị trường giảm điểm sâu trong chiều ngày 24/2 do thông tin Nga tuyên bố tiến quân vào miền đông Ukraine. Điều này tác động đến một phần nhỏ tâm lý vì nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ chiến sự này.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều kết phiên trong sắc đỏ, với VN30F2203 đáo hạn gần nhất giảm 14,6 điểm (-0,95%), xuống 1.514,7 điểm, khớp lệnh hơn 204.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 25.700 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, số mã giảm chiếm thế áp đảo, dù vậy phiên này CFPT2110 lại tìm được về tham chiếu tại 200 đồng/cq, khớp lệnh vượt trội với hơn 6,27 triệu đơn vị.
Tiếp theo là CVPB2108 với 2,07 triệu đơn vị khớp lệnh và tăng gần 25% lên 760 đồng/cq.