Thị trường BĐS Việt năm 2023: Vẫn đối mặt với tình trạng khan hiếm công trình xanh
Tiêu chuẩn ESG trong các công trình xanh ngày càng được chú trọng
Trên phạm vi toàn cầu, mức độ phổ biến của các công trình xanh đã ghi nhận tại hơn 100 quốc gia thành lập Hội đồng công trình xanh. Không dừng lại ở việc tăng diện tích cây xanh thông thường, các quốc gia còn đẩy mạnh áp dụng hệ thống tiêu chuẩn xanh trong các công trình (mô hình công trình xanh bền vững, vật liệu xây dựng, lắp đặt thiết bị hiện đại,...); các cơ chế chính sách thúc đẩy BĐS “giảm bê tông hóa”. Kết quả thu được là hàng nghìn dự án BĐS đạt được các chứng nhận xanh danh giá, đem lại một môi trường sống tích cực cho con người.
Sự phát triển của loại hình dự án xanh xuất phát từ chính nhu cầu của người tiêu dùng BĐS tại các quốc gia. Theo Báo cáo về tâm lý người dùng BĐS của Property Guru, trong hàng loạt tiêu chí thôi thúc người tiêu dùng sở hữu BĐS, 3 tiêu chí đứng đầu chính là: có khu vui chơi/học tập cho trẻ em (73%), gần tiện ích giao thông công cộng (63%) và gần không gian xanh (59%). Các tiêu chí trên đều hướng đến một không gian sống thực đáp ứng các tiêu chuẩn ESG (Environment – Môi trường, Social – Xã hội và Governance – Quản trị doanh nghiệp)
"Xanh hóa" sẽ giúp thay đổi diện mạo thị trường bất động sản bán lẻ
Những xu hướng bất động sản bán lẻ trong thập kỷ tới sẽ tạo nên nhiều thay đổi mạnh mẽ đối với cách thị trường vẫn luôn sử dụng và thiết kế không gian cũng như nhóm khách thuê truyền thống.Bất động sản bán lẻ “xanh hóa” liệu có hút khách?
Các mặt bằng bán lẻ mà không chú ý tới yếu tố thân thiện với môi trường sẽ đối mặt với nguy cơ sẽ đào thải khỏi thị trường vì khó thu hút khách thuê và không đi theo xu hướng chung của thế giới.Tiêu chuẩn LEED là gì? Tiêu chí đánh giá công trình xanh quốc tế
LEED là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến kiến trúc xanh. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn LEED là gì, giá trị LEED mang lại cho các tòa nhà, các yếu tố đánh giá tiêu chuẩn LEED, cùng một số công trình đạt chứng chỉ LEED tiêu biểu trên thế giới.Thị trường hóa chất xây dựng tại Việt Nam khởi sắc: Triển vọng cho BĐS “xanh hoá”
Theo Báo cáo về thị trường hóa chất xây dựng tại Việt Nam do Tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, Mordor Intelligence Inc thực hiện, năm 2023 dự kiến thị trường này tại nước ta sẽ đạt hơn 200 triệu USD vào cuối năm nay. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm cũng được dự báo sẽ lớn hơn 5,5% trong giai đoạn 5 năm (2023 - 2028).Ở góc độ tâm lý nhà đầu tư, thống kê từ Báo cáo Khảo sát ý định của nhà đầu tư Châu Á Thái Bình Dương (APAC) năm 2023 của CBRE cho thấy, có đến hơn 60% nhà đầu tư coi việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG là yếu tố quan trọng nhất trong các quyết định “xuống tiền” của họ. Lý giải điều này, do các nhà đầu tư thuộc nhóm này đã cam kết về các yêu cầu pháp lý cũng như các quy định về bảo vệ môi trường, tuân thủ theo Điểm chuẩn GRESB (Điểm chuẩn ESG toàn cầu cho tài sản thực).
Khảo sát cũng cho thấy có đến 62% doanh nghiệp đã hoặc đang cân nhắc ứng dụng tiêu chuẩn xanh vào các BĐS của họ, cho thấy xu hướng BĐS xanh sẽ tiếp tục nóng lên trong năm nay. Cụ thể, tỷ lệ áp dụng công trình xanh trung bình tại khu vực APAC là 43% vào năm 2022, ghi nhận tỷ lệ này đối với tòa nhà mới hoàn thành cao hơn hẳn khi đạt 63% vào tháng 11 năm 2022.
Đáng chú ý tại thị trường BĐS Việt, hai thành phố trung tâm là TP. HCM và TP Hà Nội ghi nhận tỷ lệ áp dụng công trình xanh lần lượt là 30% và 40%. Còn với tỷ lệ công trình xanh mới hoàn thành, con số này trở nên khả quan hơn với 60% tại TP. HCM (tại Hà Nội là 30%).
Trước thực tế đòi hỏi việc phát triển công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh đã và đang là một trong những ưu tiên của ngành BĐS ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhận định bởi JLL các công trình xanh tại Việt Nam vẫn khan hiếm, mức độ phổ biến còn thấp.
Sự khan hiếm các tòa nhà bền vững, thân thiện với môi trường tại Việt Nam
Theo Báo cáo của Bộ Xây dựng, trong những năm qua trung bình tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng nước ta đạt khoảng 9% và tỷ lệ đô thị hóa cuối năm 2021 đạt khoảng 40,5%. Điều này đã kéo theo những áp lực gia tăng về nhu cầu sử dụng năng lượng trong lĩnh vực xây dựng vào ngành BĐS.
Định hướng phát triển công trình xanh, Việt Nam đã đặt ra cam kết mạnh mẽ đến năm 2030 sẽ cắt giảm tổng lượng thải khí nhà kính vượt qua “kịch bản” phát triển thông thường là 9%, nhờ vào nỗ lực trong nước và 27% với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua đóng góp do quốc gia tự quyết định.
Song trải qua hơn 10 năm phát triển, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện mới đạt khoảng trên 200 công trình được chứng nhận theo các chuẩn kỹ thuật khác nhau: LOTUS, LEED, EDGE, Green Mark. So với lượng công trình đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, con số này còn khá khiêm tốn khi mà tiềm năng và yêu cầu về sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường rất lớn.
Theo thống kê từ JLL, hiện tại có hơn 100.000 dự án được chứng nhận LEED trên 160 quốc gia và gần 1.000 dự án được chứng nhận WELL và Fitwel tại hơn 100 quốc gia. Con số này tại Việt Nam lại trở nên khiêm tốn hơn nhiều khi hiện chỉ có 17 tòa nhà văn phòng được xây dựng đạt chứng nhận LEED và 65% trong số các tòa nhà này nằm ở TP. HCM và chỉ có 3 trong số các tòa nhà LEED này nằm ở khu trung tâm thành phố.
Có thể thấy, các tòa nhà chất lượng tốt và thân thiện với môi trường đang hạn chế tại thị trường Việt Nam, JLL còn nhấn mạnh vào sự thiếu hụt các tòa nhà tập trung vào yếu tố sức khỏe và thể chất của người dân tại thị trường địa ốc Việt.
Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều công trình xanh tiên phong với chi phí và lợi ích đạt tiêu chuẩn xanh đã được kiểm chứng, sự xuất hiện của nhiều chuỗi công trình xanh đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các chủ đầu tư. Tuy nhiên, khó khăn khiến công trình xanh ở Việt Nam vẫn khó bứt tốc nằm ở tâm lý còn e ngại chi phí đắt đỏ và thời gian thu hồi vốn chậm khiến nhiều chủ đầu tư chưa sẵn sàng phát triển các công trình xanh.
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề xoay quanh tư vấn thiết kế, sự quan tâm chưa đúng mực của nhà thầu, chi phí tư vấn, xây dựng chưa được thấu hiểu đầy đủ,... cũng khiến việc các tòa nhà hướng đến “xanh hóa”, bền vững còn ít ỏi.
Những nỗ lực trong xây dựng một thị trường BĐS xanh bền vững tại Việt Nam
Bước vào chu kỳ mới của thị trường BĐS Việt, mô hình công trình xanh đón nhận những tín hiệu sôi động hơn khi các chủ thể chính như các nhà đầu tư tâm huyết, lực lượng tư vấn xanh, tổ chức đánh giá minh bạch tiêu chuẩn xanh,... ngày càng lộ diện. Người dân cũng nhìn nhận những hiệu quả mà công trình xanh đem lại cho môi trường sống trên nhiều phương diện môi trường - xã hội - lợi ích kinh tế.
Tại Hội nghị COP26 cuối năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ đến năm 2050 Việt Nam sẽ là quốc gia đạt mức phát thải ròng bằng 0. Trong mục tiêu dài hạn, các cam kết đã và đang tiếp tục được hiện thực hóa trong nhiều chính sách như: Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh hướng đến con người; đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu; Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030;…
Nỗ lực của Bộ Xây dựng cũng được ghi nhận thông qua nhiều hoạt động hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế như Chính phủ Đan Mạch, UNDP, IFC-WB, GIZ, Đại sứ quán Vương quốc Anh,… nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, phát triển công trình xanh.
Các cơ quan quản lý thể hiện động thái khuyến khích các công ty đánh giá chặt chẽ tác động môi trường của doanh nghiệp. Từ đó, có cái nhìn tích cực về giải pháp công trình xanh cho phép các nhà đầu tư mở rộng không gian và tăng hiệu quả sử dụng đất.
Nhiều chủ đầu tư ở Việt Nam đang bắt đầu tìm hiểu thế nào là công trình xanh và những chứng nhận liên quan. Cụ thể, các chứng nhận được công nhận trên toàn cầu như LEED và Tiêu chuẩn xây dựng WELL được sử dụng để chứng nhận các nỗ lực về sức khỏe và tính bền vững của một tòa nhà, trong và sau khi hoàn thành xây dựng.
Khi các sáng kiến xây dựng bền vững tiếp tục là chủ đề thảo luận chính trên khắp thế giới, các tiêu chuẩn công trình xanh bền vững đang dần trở thành chuẩn mực, thị trường Việt Nam với vị thế đang là một trong các quốc gia trong khu vực APAC được giới đầu tư quốc tế đánh giá cao. Chính vì vậy, kỳ vọng những công trình xanh tại nước ta sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự hấp lực ngày càng mạnh mẽ hơn nữa, nhanh chóng trở thành những công trình và không gian được tìm kiếm nhiều nhất trên thị trường BĐS quốc tế.