Thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
BÀI LIÊN QUAN
Việt Nam thu hút vốn FDI khủng từ Đài Loan, BĐS công nghiệp được quan tâm hơn cảBất động sản hút gần 370 triệu vốn FDI trong hai tháng đầu năm 2023Cần gỡ vướng pháp lý để hút vốn FDI vào bất động sảnViệt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn bậc nhất khu vực
Theo báo cáo khảo sát mới công bố của nhà đầu tư châu Á - Thái Bình Dương năm 2023, do Công ty tư vấn CBRE công bố hồi tháng 1 năm nay cho thấy, TP.HCM và TP. Hà Nội là hai đô thị lọt Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất về hoạt động đầu tư xuyên biên giới. Đặc biệt nhất, TP.HCM lần đầu tiên đứng thứ ba chung cuộc, thậm chí thành phố mang tên Bác còn hấp dẫn hơn cả Australia.
Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài dành sự quan tâm đối với thị trường bất động sản nhà ở tại Việt Nam đều đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á gồm có: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore và Nhật Bản…
Hiện với tốc độ đô thị hóa được dự báo sẽ đạt tỷ lệ 42% vào năm 2025, trong mắt nhiều nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam vẫn là mảnh đất có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản. Đặc biệt nhất, hiện tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều lên, cũng khiến Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn đầu tư trong lĩnh vực này.
Điển hình như, nhiều nhà đầu tư đến từ Singapore cũng đã bắt đầu năm mới 2023 với một số thương vụ có quy mô rất lớn.
Trong đó, thương hiệu Keppel Land, một nhà phát triển với danh mục hơn 20 dự án, có tổng vốn đăng ký lên đến 3,5 tỷ USD trên toàn thế giới, hồi tháng 2 vừa qua cũng đã ký Biên bản ghi nhớ với Tập đoàn phát triển nhà Khang Điền nhằm hợp tác phát triển một số dự án khu dân cư cũng như phát triển đô thị bền vững tại khu vực TP.HCM.
Đại diện của Keppel Land, ông Louis Lim xác nhận, tập đoàn Keppel Land cam kết mở rộng sự hiện diện của mình tại Việt Nam, trong đó có một thị trường trọng điểm mà họ nhận thấy có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.
Trong khi đó, Sembcorp Development mới đây cũng đã ký Biên bản ghi nhớ với Becamex IDC để hợp tác phát triển 05 khu công nghiệp xanh, thông minh và bền vững tại Việt Nam trong vòng khoảng 3 năm tới đây, mức tổng vốn đầu tư cho những dự án này rơi vào khoảng 1 tỷ USD. Một số khu công nghiệp sẽ được xây dựng theo những tiêu chí nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, thông minh cũng như bền vững và sử dụng công nghệ 4.0 để quản lý, điều hành.
Báo cáo về thị trường bất động sản Việt Nam: Với góc nhìn từ Trung Quốc cũng như nhiều nước Đông Nam Á của Tập đoàn PropertyGuru mới phát hành hồi đầu năm nay cũng đã nhận định, những chính sách kinh tế mở, cùng với đó là hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam sẽ tạo ra khả năng tăng trưởng rất lớn cho nhiều nhà sản xuất. Do vậy, chuỗi cung ứng bền vững sẽ là chiếc chìa khóa cho sức mạnh nền kinh tế ở Việt Nam, từ đó, tăng sức hấp dẫn của lĩnh vực bất động sản đối với nhiều nhà đầu tư đến từ nước ngoài.
Theo báo cáo này, nếu như hạ tầng giao thông cảng biển, hệ thống đường bộ cao tốc, hệ thống đường sắt cao tốc, các sân bay được mở rộng và được hoàn thiện, chắc chắn thị trường bất động sản Việt Nam sẽ ngày một hấp dẫn hơn đối với những nguồn vốn đầu tư đến từ nước ngoài, cả trực tiếp dẫn gián tiếp.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), các ngành kinh doanh địa ốc đứng thứ hai trong danh sách các ngành thu hút vốn đầu tư FDI trong năm 2022, với tổng số vốn chảy vào lĩnh vực này hơn 4,45 tỷ USD, chiếm hơn 16 % tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam trong năm ngoái.
Thị trường Việt Nam luôn thu hút các nhà đầu tư ngoại
Đánh giá về vấn đề này, ông Henry Chin, Giám đốc đầu tư CBRE châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội trong chính sách Trung Quốc +1, trong đó Việt Nam là một trong những điểm đến lý tưởng nhất. Rất nhiều nhà đầu tư trong nước cùng các công ty đa quốc gia đều đang tìm cách đa dạng hóa những khoản đầu tư của họ, nên Việt Nam có thể hưởng lợi rất lớn từ điều này. “Với lợi thế, là dân số trẻ và GDP tăng trưởng ổn định, những nhà sản xuất cũng đang tìm đến Việt Nam, các nguồn vốn từ nước ngoài cũng đang chảy mạnh vào Việt Nam”, Giám đốc đầu tư CBRE châu Á - Thái Bình Dương cho biết.
“Trong những cuộc gặp khách hàng của chúng tôi gần đây, nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, họ luôn chú ý đến thị trường Việt Nam và Ấn Độ, họ xem đây là các ưu tiên chính của họ trong năm 2023”, ông Henry Chin nói.
Theo ông Henry Chin, các nhà đầu tư trên toàn cầu vẫn đang băn khoăn về sự suy giảm của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn vừa qua, buộc nhiều công ty phải giảm thiểu các hoạt động, cắt giảm chi phí thuê nhà. Việc cắt giảm những nhu cầu này phần nào cũng sẽ ảnh hưởng đến những nhà phát triển, chủ sở hữu cũng như cả nhà đầu tư bất động sản. Ngoài ra, họ cũng rất quan tâm đến các hành lang pháp lý rõ ràng, vì thê nhà đầu tư mới có thể dễ dàng tìm kiếm được đối tác địa phương cũng như xác định tính thanh khoản đối với thị trường này.
Ông này cũng cho rằng, những phân khúc như logistics, kho bãi, bất động sản bán lẻ cùng với phân khúc nhà ở vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà đầu tư trên toàn cầu. Ngoài ra, những phân khúc bất động sản phục vụ cuộc sống, các trung tâm dữ liệu cùng với cơ sở lưu trữ lạnh cũng sẽ là rất hot trong thời gian tới đây.
Trong khi đó, ông Marc Townsend - Chủ tịch Công ty Arcadia Việt Nam nhìn nhận, những nhà đầu tư nước ngoài luôn bị thu hút bởi các động lực chính của Việt Nam như, tầng lớp trung lưu đang phát triển mạnh, mức sống ngày càng được nâng cao, nên khả năng chi trả cùng từ đó ngày một tăng và đặc biệt quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng.
Vị chuyên gia này khẳng định, với những “cơn hắt hơi” của nền kinh tế toàn cầu cũng như trong khu vực giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2022, những mối quan tâm này đối với Việt Nam sẽ vẫn không thay đổi, do đó, đối với những tài sản công nghiệp. Tuy nhiên, bước sang năm 2023, giá trị đất đai cũng nhà ở tại Việt Nam sẽ có nhiều điều chỉnh. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đang hy giá bất động sản sẽ giảm trong năm nay.
“Thị trường bất động sản vẫn hiện diện sự khó khăn với tất cả những nhà đầu tư. Phần lớn là những nhà phát triển nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam lại đang khá thận trọng, vì họ ít bị ảnh hưởng bởi doanh số bán hàng chậm lại cùng chính sách thắt chặt tiền tệ đến từ hệ thống ngân hàng, nên nhiều chủ đầu tư có khả năng tiếp cận với nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài”, ông Marc Townsend nói.