Bất động sản hút gần 370 triệu vốn FDI trong hai tháng đầu năm 2023
BÀI LIÊN QUAN
Cần gỡ vướng pháp lý để hút vốn FDI vào bất động sảnTiếp tục là “thỏi nam châm” thu hút FDI, Việt Nam là điểm đến của ¼ doanh nghiệp nước ngoài đang dịch chuyển khỏi Trung QuốcThị trường bất động sản khởi sắc nhờ lực đẩy từ FDITheo Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới chỉ đạt 550 đơn vị, giảm 62,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi có tới 235 doanh nghiệp giải thể, tăng gần 20% so với cùng kỳ. Có 608 doanh nghiệp bất động sản trở lại hoạt động, giảm 18,8% so với cùng kỳ.
Trong bối cảnh thị trường và nền kinh tế trong nước ảm đạm, dòng vốn mạnh mẽ lại tới từ ngoài lãnh thổ. Tính đến ngày 20/2, trong số những ngành nghề, lĩnh vực hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì kinh doanh BĐS đứng thứ 2 với tổng số vốn đầu tư khoảng 396,9 triệu USD, chiếm 12,8% tổng số vốn đầu tư đăng ký. So với tháng 1 thì con số này đã tăng đáng kể và tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại diện Savills Việt Nam cho rằng, việc tìm kiếm nguồn vốn cho lĩnh vực bất động sản từ FDI là rất khả thi vì các nhà đầu tư quốc tế vẫn đặc biệt quan tâm tới thị trường Việt Nam. Sự quan tâm này được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như bán lẻ, sản xuất, logistics, văn phòng và nhà ở.
Các chủ đầu tư BĐS cần tìm thêm một số giải pháp mang tính bền vững với bức tranh đầu tư dài hạn. Đây là giải pháp hỗ trợ ngành bất động sản duy trì tốc độ phục hồi ổn định và đảm bảo nguồn cung ở toàn bộ các phân khúc.
Theo Savills, các phân khúc như bất động sản công nghiệp và văn phòng sẽ hưởng lợi đầu tiên từ nguồn tiền FDI nhờ việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, thúc đẩy lĩnh vực sản xuất công nghiệp phát triển.
Bên cạnh đó, những phân khúc như nhà ở, căn hộ dịch vụ, khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng, mặt bằng bán lẻ cũng có thêm nhiều cơ hội để tăng trưởng mới.
Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá, bất động sản của Việt Nam vẫn còn khoảng trống ở một vài phân khúc, do đó vẫn còn nhiều cơ hội để thu hút vốn FDI. Trong đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng là phân khúc có thể thu hút tốt vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và BĐS nói riêng.
Tiếp đó là phân khúc BĐS du lịch - nghỉ dưỡng, trong thời gian qua, Việt Nam đã hình thành được một số khu du lịch - nghỉ dưỡng chất lượng tương đối tốt. Tuy nhiên, vấn đề là cả cách thức kinh doanh lẫn nền tảng khách hàng lớn vẫn chưa được phát triển.
“Nếu có được sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, sẽ giúp thúc đẩy lượng khách tới Việt Nam. Đồng thời, sản phẩm thuộc phân khúc nhà ở thương mại giá hợp lý có nguồn cung rất ít vì sự đầu tư chủ yếu chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp” - Ông Thịnh cho hay.