Cần gỡ vướng pháp lý để hút vốn FDI vào bất động sản
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia pháp lý bàn về dự thảo quy định giao dịch nhà đất đều phải lên sànRất cần đột phá từ pháp lý để giải cứu thị trường bất động sản Giải cứu thị trường bất động sản: Nên cấp tín dụng và gỡ pháp lý ở phân khúc nào?Hành lang pháp lý đang chồng chéo
Giữa tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” với sự tham dự của lãnh đạo các Bộ Xây dựng, Kế hoạch & Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn trong nước.
70% khó khăn của BĐS là do pháp lý: Tháo gỡ bằng cách nào?
Chuyên gia cho rằng, vướng mắc lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay là pháp lý, nếu không có giải pháp tháo gỡ thì thị trường khó có thể vực dậy, các doanh nghiệp địa ốc sẽ chết chìm trên đống tài sản.Nguồn cơn của khủng hoảng thanh khoản Novaland: Cuộc phiêu lưu sử dụng đòn bẩy quá cao để thổi to tài sản và rủi ro pháp lý của những đại dự án 1.000ha
Sử dụng đòn bẩy cao luôn là con dao hai lưỡi, ở trường hợp của Novaland, tập đoàn bất động sản này coi như đã bị cứa đứt tay.Ông Lê Hoàng Châu: Có 2 khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay, đầu tiên là vướng mắc pháp lý
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh - ông Lê Hoàng Châu cho biết, có 2 khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay, đầu tiên đó chính là vướng mắc về pháp lý, chiếm đến 70% khó khăn của doanh nghiệp bất động sản. Ngoài ra, khó khăn về nguồn vốn, trước hết là vốn tín dụng ngân hàng, kế đến là vốn trái phiếu doanh nghiệp, vốn từ thị trường chứng khoán cũng như huy động từ khách hàng.Cùng với đó, trong thời gian gần đây, Chính phủ cũng đưa ra nhiều chỉ đạo nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn đến thị trường bất động sản hiện nay, từ đó có những giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường tiếp tục phát triển bền vững và lành mạnh. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ đối với ngành bất động sản và xem đây là một trong những ngành kinh tế đặc biệt quan trọng.
Đây là một trong những tín hiệu tích cực và đáng kỳ vọng cho các doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Gần đây UBND TP.HCM cũng đã chủ trì nhiều cuộc họp với các sở để tìm ra những khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đền bù, giải tỏa, phê duyệt quy hoạch và kỹ thuật phòng cháy chữa cháy.
Vấn đề lớn của chúng ta là hành lang pháp lý chồng chéo các luật lẫn nhau. Nếu vấn đề này không thể được giải quyết bằng luật hiện hành, chúng ta phải trình Quốc hội thông qua các luật mới, tuy nhiên điều này sẽ mất rất nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, để giải quyết các vấn đề liên quan đến đền bù, giải tỏa, phê duyệt quy hoạch và kỹ thuật phòng cháy chữa cháy,... cần có một cái nhìn tổng quan hơn và hướng giải quyết mang tính tổng thể. Nếu cần thay đổi luật, cần trình Quốc hội thông qua và có sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND các tỉnh thành để quyết định trong trường hợp cần thiết.
Thu hút đầu tư bằng cách nào?
Từ góc độ quản lý Nhà nước, chúng ta cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và tạo hành lang pháp lý để dự án có thể thực hiện nhanh chóng. Việc này sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và tăng lợi ích cho người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp nước ngoài mới tham gia thị trường chỉ được thực hiện dự án sau khi đóng tiền sử dụng đất và có giấy phép xây dựng. Do đó, với những doanh nghiệp này, thủ tục pháp lý là điều quan trọng nhất để xem xét trước khi đầu tư.
Việc thực hiện đầu tư quá lâu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và giá bán cao sẽ không phù hợp với đại bộ phận người dân. Tình trạng này làm giảm nguồn cung trên thị trường và đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở, khi nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp và nhà ở thương mại luôn được đặt ra hàng đầu đối với các thành phố lớn. Các đô thị lớn trong khu vực như Bangkok, Jakarta, Singapore… đều đang phải đối mặt với vấn đề này và chúng ta cũng không nằm ngoài trường hợp này.
Vấn đề pháp lý là nguyên nhân lớn nhất làm giảm sức hút của thị trường bất động sản Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng và giảm lãi suất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý vẫn là gốc rễ của vấn đề này và làm mất đi sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường.
Để trở thành điểm thu hút đầu tư lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, cần thu hút nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. Điều này liên quan đến các phân khúc chủ đạo như nhà ở, bán lẻ, văn phòng, bất động sản công nghiệp... và cần phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp để đầu tư vào các sản phẩm này.
Bên cạnh nguồn lực của nhân dân và Chính phủ, lực đỡ từ nguồn thu FDI cũng rất lớn để giúp cho nền kinh tế của nước ta phát triển. Với tốc độ phát triển GDP năm 2022 là 8,02% và GDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 4.110 USD, chúng ta cần phải tiếp tục thu hút nguồn đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế.
Ngành kinh doanh bất động sản đang đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Qua số liệu báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, nguồn vốn ngoại đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tính cả năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỷ USD, nghĩa là tăng hơn 70% so năm 2021. Nếu nhìn lại bức tranh đầu tư từ sau cuộc khủng hoảng tài chính kết thúc năm 2013, lượng vốn FDI mới tăng lên rõ rệt và đều đặn qua từng năm, trong đó vốn FDI rót vào ngành bất động sản luôn chiếm tỷ trọng lớn. 2/3 doanh nghiệp FDI tham gia lĩnh vực bất động sản Việt Nam đều là doanh nghiệp có quy mô lớn, hình thức ngày càng đa dạng, chất lượng hơn. Theo PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, pháp lý hiện vẫn là một trong những vướng mắc của thị trường bất động sản Việt. Tháo gỡ vướng mắc này chắc chắn giúp thị trường thu hút dòng vốn FDI. Ngoài ra, công tác quy hoạch cũng phải tốt để phát triển kinh tế-xã hội, các dịch vụ du lịch văn hóa, hay nhà ở đáp ứng nhu cầu người dân. Nếu làm được, nguồn vốn sẽ không chỉ chảy vào từ trong nước mà cả nước ngoài. Mặt khác, thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai cần tinh gọn, bởi thực tế thủ tục phức tạp dễ khiến nhiều nhà đầu tư ngại ngần. Vị chuyên gia này cho rằng, bất động sản Việt Nam còn khoảng trống ở một số phân khúc nên việc thu hút FDI vẫn nhiều cơ hội. Trong đó, đầu tư cơ sở hạ tầng là phân khúc giúp thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và bất động sản nói riêng. Tiếp đến là phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng mà thời gian qua, Việt Nam có một số khu du lịch, nghỉ dưỡng tương đối tốt, tuy nhiên cách thức quản lý kinh doanh lẫn nền tảng khách hàng lớn chưa phát triển. Nếu được sự đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài sẽ thúc đẩy lượng khách đến Việt Nam. Bên cạnh đấy thì sản phẩm thuộc phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ đang rất ít do sự đầu tư chủ yếu tập trung vào sản phẩm cao cấp. |