meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, nhiều môi giới “bỏ nghề”

Thứ bảy, 23/07/2022-06:07
Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu trầm lắng, thanh khoản kém khiến nhiều môi giới quyết định bỏ nghề để kiếm kế khác sinh nhai.

Nghề môi giới nhà đất/bất động sản là một trong những nghề mà theo nhiều người chính là “lên voi xuống chó” nhất. Rất nhiều người từng ồ ạt bỏ nghề để theo đuổi giấc mơ làm giàu với “cò đất” khi thị trường lên cơn sốt, thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, khi thị trường bất động sản rơi vào trạng thái trầm lắng, tính thanh khoản kém khiến việc chật vật mưu sinh còn khó khăn, huống hồ mà việc “làm giàu”. Nhiều “cò đất” quyết định “bỏ nghề” để tìm kế sinh nhai khác.

Anh Lê Minh C. (32 tuổi, Hà Nội) hiện đang là nhân viên kinh doanh của một sàn bất động sản. “Bén duyên” với nghề môi giới bất động sản chỉ mới tầm 1 năm nhưng theo anh C., mình đã trải qua một quãng đường “lúc trầm lúc bổng”. Quyết định bỏ công việc nhân viên sáng tạo nội dung của một công ty chuyên về sản xuất trang phục mặc nhà cũng khá nổi tiếng, anh C. quyết định thử sức mình ở vị trí nhân viên kinh doanh của một sàn bất động sản chuyên phân phối các dự án.




Nhiều người quyết định chuyển hướng sang làm nhân viên môi giới bất động sản khi có cơn "sốt đất"
Nhiều người quyết định chuyển hướng sang làm nhân viên môi giới bất động sản khi có cơn "sốt đất"

“Khi quyết định chuyển việc và thử sức ở lĩnh vực mới, tôi vô cùng quyết tâm. Thời gian đầu, khi bắt nhịp được với công việc mới, nhiều cơ duyên đã đến với tôi khi chỉ mới tháng đầu tiên, tôi đã “bán” được 3 căn hộ liên tiếp. Thời điểm đó, tôi nghĩ rằng quyết định chuyển việc của mình là quyết định đúng đắn. Những tháng sau đó, mặc dù không còn giữ vững được phong độ như hồi đầu thế nhưng tôi vẫn bán được rải rác một số căn hộ. Nhưng càng về sau, nhất là thời điểm sau Tết Nguyên đán 2022, thị trường chứng kiến sự trầm lắng và nỗi lo của chúng tôi bắt đầu từ đó.

Cả hơn nửa năm nay, mặc dù khách hàng rất nhiều người hỏi về các dự án thế nhưng chúng tôi vẫn không “chốt cọc” được căn nào. Không chỉ tôi mà các đồng nghiệp làm chung cũng khá lao đao. Tôi bắt đầu nản và suy nghĩ về việc nên tìm một công việc khác để chuyển”, anh C. tâm sự.

Cũng giống như anh C., chị Phạm Hoài T. (30 tuổi, Hà Nội) cũng đang là một nhân viên kinh doanh bất động sản. Cũng quyết định “bỏ” công việc nhân viên marketing của một công ty truyền thông để theo đuổi nghề môi giới.

“Tôi vào nghề được hơn 2 năm, cũng đã chuyển khoảng 2-3 công ty trước khi quyết định dừng lại với nơi hiện tại. Hồi quyết định nghỉ công việc cũ, tôi cũng khá đắn đo xem quyết định đó có đúng hay không, vì theo nhiều người, làm môi giới bất động sản có “được việc” hay không còn là do cái duyên. Năm đầu tiên, công ty tôi chuyên phân phối các dự án chung cư trong khu vực Hà Nội. Thời điểm đó, dịch Covid vẫn chưa diễn biến phức tạp nên khách hàng đến với bọn tôi khá đều.

Thế nhưng kể từ sau khi làn sóng Covid thứ 3 rồi thứ 4 bùng lên kèm theo đó là thị trường không có quá nhiều dự án mới, khách hàng cũng dần không mặn mà lắm khi quyết định xuống tiền đầu tư. Ở thời điểm hiện tại, khi đã chuyển qua phân khúc đất nền dự án thế nhưng tôi vẫn cảm thấy khá rối ren khi thị trường ảm đạm. Tôi đã có suy nghĩ, mình có nên tìm một công việc khác thay cho công việc hiện tại hay không?”.




Thực tế, thị trường bất động sản đang ở thời kì ảm đạm
Thực tế, thị trường bất động sản đang ở thời kì ảm đạm

Thực tế, trong 2 năm trở lại đây, thị trường bất động sản chứng kiến những cơn “sốt đất” từ Nam ra Bắc, rất nhiều người đổ xô đi “buôn đất” với mong muốn có thể đổi đời từ nghề này. Nhiều người vẫn nói rằng, chỉ cần có “cái duyên” thì sẽ “hái ra tiền” khi làm môi giới bất động sản. Thế nhưng thực tế, không phải ai cũng có “cái duyên” đấy và khi cơn “sốt đất” đi qua, thị trường bất động sản nhanh chóng rơi vào trầm lắng và nghề môi giới đang gặp khá nhiều khó khăn. Và không ít người quyết định “từ bỏ giấc mơ” làm giàu và chuyển sang những công việc khác.

Thế nhưng không phải nhiều “cò đất” còn có thể chuyển việc một cách "an nhàn", không ít người người còn gánh thêm những khoản lãi vì “lỡ tin” rằng mảnh đất kia khi xuống tiền sẽ sinh lời hoặc “lướt sóng” một thời gian thôi là sẽ “có lãi”. Nhiều trường hợp khác còn phải cầm cố mảnh đất đang có để xuống tiền mua một mảnh đất khác thế nhưng lại đau khổ “chôn vốn”.

“Hai năm vừa qua khi giá đất tăng cao, tôi cũng quyết định đầu tư để mua đi bán lại. Có những lần, tôi cũng nhận được những khoản lời khiến cho việc suy nghĩ bỏ công việc đi làm công nhân là chính xác. Thế nhưng như mảnh đất hiện tại sau khi dồn hết vốn liếng, lời lãi để mua mà theo như nhiều người nói sẽ nằm trong quy hoạch giao thông thì đang bị chôn chân gần 1 năm nay chưa có người hỏi mua”, chị Đinh Hằng (41 tuổi, Bắc Giang) chia sẻ.

Thực tế không thể phủ nhận rằng, giữa những ma trận đầu tư cũng như sự lên xuống thất thường của thị trường, bất động sản vẫn là một kênh trú ẩn an toàn cho dòng tiền. Nhiều “bài học” đã chỉ ra rằng, đất đai “để không” cũng tăng giá trị theo thời gian dù ít hay nhiều. Bởi vì lí do này, nhiều người quyết định rẽ ngang để buôn đầu đầu tư sinh lời. Thế nhưng một trong những nguyên nhân được các chuyên gia chỉ rõ về việc, tại sao khi thị trường ảm đạm, các môi giới bất động sản lại quyết định “bỏ nghề”.




Ước mơ "đổi đời" khó nhằn khiến nhiều người quyết định "bỏ nghề" môi giới
Ước mơ "đổi đời" khó nhằn khiến nhiều người quyết định "bỏ nghề" môi giới

Môi giới bất động sản là nghề “dễ gia nhập” và có vẻ ai cũng sẽ làm được. Thế nhưng việc thiếu kĩ năng, thiếu kiến thức cũng như tư duy khiến nhiều người quyết định đi - ở. Và việc tuyển dụng ồ ạt cũng là một trong những câu chuyện đặt ra về việc làm sao để mọi người tin rằng, nghề môi giới cũng là một nghề được cấp chứng chỉ, có sự sát hạch. Và thực trạng xô bồ của thị trường môi giới bất động sản cũng là một trong những điều khiến cạnh tranh trong nghề trở nên không lành mạnh.

Có thể nhìn thấy rõ, bên trong vẻ ngoài “hào hoa”, nhận được thu nhập khủng lại là một câu chuyện thăng trầm của nghề môi giới. Bởi đặc thù công việc, nhân viên môi giới bất động sản sẽ được hưởng hoa hồng từ việc mua bán và đây sẽ là thu nhập “khủng” đối với nhiều người. Thế nhưng, lương cứng của nhân viên môi giới bất động sản chỉ rơi vào khoảng từ 2- 4 triệu đồng/tháng. Điều này đồng nghĩa với việc nếu như trong tháng đó không bán được hàng, nhân viên môi giới khó lòng mà có thể xoay xở sống với mức lương như trên.

Mai An
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước