Thị trường bất động sản hàng hiệu trong giai đoạn này đang gặp nhiều khó khăn
BÀI LIÊN QUAN
Thêm một Tập đoàn tư vấn bất động sản hàng đầu thế giới đặt công ty tại Việt NamBất động sản thương mại được dự báo sẽ sớm sôi động trở lạiChuyên gia nhận định, bất động sản sẽ sôi động nhờ 114.000 tỉ đồng phát triển hạ tầngTheo những ghi nhận mới nhất, vì chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid - 19 nên thị trường bất động sản hàng hiệu đang bị thụt lùi trên thị trường địa ốc. Con số khảo sát cho thấy, bất động sản hàng hiệu tại Hà Nội đang rơi vào tình trạng tồn khó rất nhiều, chủ yếu là các sản phẩm căn hộ cao cấp, căn hộ nghỉ dưỡng, du lịch,...
Anh H.A.Tuấn (quận Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ, từng được coi là xu hướng đầu tư trong thời gian tới, tuy nhiên căn hộ chung cư cao cấp với giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng của anh không thể bán được trong suốt một năm qua. Với nguồn tiền tích lũy lớn, tham gia "lướt sóng" đầu tư nên vợ chồng anh Tuấn quyết định mạnh tay mua vào một căn duplex (căn hộ chung cư cao cấp thông tầng) với hy vọng sẽ tăng trưởng giá trị trong tương lai.
Anh Tuấn cho biết, năm qua anh đã rao bán nhà trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn bất động sản và nhờ bạn bè giới thiệu người mua nhưng đến nay căn hộ vẫn bỏ trống. Gia đình đang rất sốt ruột và tìm mọi cách xoay sở từ việc cho thuê ngắn hạn với mức giá từ 25 - 30 triệu đồng/ tháng để bù đắp một phần cho chi phí duy trì, bảo dưỡng.
Cũng trong hoàn cảnh này, chị L.T.Mai (quận Nam Từ Liêm) đang rất vất vả rao bán căn biệt thự 8 tỷ đồng trên phố Hàm Nghi. Trước khi bỏ vốn đầu tư, chị Mai đã có quá trình đánh giá, khảo sát và tìm hiểu kỹ về sản phẩm này. Căn biệt thự được xây dựng tại một khu phố sầm uất, đông đúc sẽ giúp căn nhà có thể bán hoặc cho thuê với giá cao trong tương lai. Tuy nhiên, do dịch bệnh kéo dài hơn hai năm nay không thể cho thuê nên buộc chị Mai bán gấp căn nhà để thu hồi vốn.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, lượng tồn kho bất động sản tập trung ở phân khúc căn hộ và nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Đặc biệt là với các dự án sở hữu vị trí không đẹp, cơ sở hạ tầng và giao thông chưa hoàn thiện. Theo số liệu cuối năm 2021, ước tính 2.286 căn hộ còn tồn kho, chưa có giao dịch.
Để lý giải tình trạng này, Bộ Xây dựng cho biết, so với những năm trước thì số lượng hàng tồn kho đã giảm đi. Trong khi đó, các phân khúc được hấp thụ tốt và có tính thanh khoản cao như căn hộ bình dân, căn hộ trung cấp, nhà ở riêng lẻ, đất nền,... hầu như không phát sinh tồn kho.
Hiện nay, cả nước đang có 52 dự án, dự án du lịch nghỉ dưỡng với 13.554 căn hộ du lịch, 2.280 biệt thự du lịch, 46 căn văn phòng kết hợp lưu trú được cấp phép. So với năm 2020 thì số lượng dự án bằng khoảng 35,4%; 19 dự án với 165 căn hộ du lịch đã hoàn thiện xây dựng.
Bộ Xây dựng cho biết, vẫn thị trường bất động sản vẫn gặp nhiều hạn chế và chưa thể phục hồi hoàn toàn. Do đó, các loại bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng bao gồm căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, nhà phố thương mại tại hầu hết các dự án đang mở bán vẫn tiếp tục giữ mức giá như trong quý III/2021.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) - Lê Hoàng Châu đưa ra ý kiến về chi phí để quản lý, vận hạnh bất động sản hàng hiệu rất đất đỏ. Những chủ sở hữu các sản phẩm bất động sản hàng hiệu sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí phát sinh. Việc mua, cho thuê lại loại sản phẩm này cũng khá khó khăn vì không phải đối tượng nào cũng hướng đến phân khúc bất động sản hàng hiệu. Như vậy, phải là những nhà đầu tư "chắc tay" mới có thể tham gia vào "sân chơi" bất động sản hàng hiệu.