meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất động sản thương mại được dự báo sẽ sớm sôi động trở lại

Chủ nhật, 20/02/2022-09:02
Từ cuối năm 2021, hoạt động của thị trường bất động sản thương mại bao gồm văn phòng, khách sạn, mặt bằng bán lẻ đã ghi nhận những dấu hiệu chuyển biến tích cực. Đây là cơ sở để dự đoán thị trường này sẽ bước vào giai đoạn hồi phục trong năm 2022 dù còn nhiều khó khăn.

Khách sạn, bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch hồi phục mạnh

Nếu xét riêng từng phân khúc, bất động sản du lịch là phân khúc chịu tác động, ảnh hưởng nặng nề nhất trong 2 năm trở lại đây. Tuy nhiên với việc Việt Nam là một trong 5 nước có độ phủ vaccine mạnh nhất và đường bay quốc tế được hoạt động trở lại sẽ là đòn bẩy giúp du lịch hồi sinh qua đó đẩy nhanh tốc độ hồi phục của bất động sản du lịch.

bat-dong-san-nghi-duong-giau-tien-nang-phu-hop-de-dau-tu-dai-han-1645070832.jpg
Bất động sản nghỉ dưỡng hồi phục khi dịch bệnh được kiểm soát
 

Bắt đầu từ quý 4 năm 2021 đến nay hoạt động của khách sạn, khu nghỉ dưỡng trên địa bàn toàn quốc đã từng bước hoạt động trở lại tại nhiều địa phương. Trong dịp Tết Nguyên đán 2022 vừa qua, công suất thuê phòng toàn thị trường đã tăng trở lại, một số địa phương đạt 100%. Các thủ phủ du lịch như Quảng Ninh, Phú Quốc, Đà Nẵng đã xảy ra hiện tượng “cháy” phòng. 

Thị trường du lịch đang bước vào giai đoạn hồi phục mạnh mẽ khi lượng người du lịch, nghỉ dưỡng tăng nhanh chóng sau thời gian dài giãn cách xã hội và hạn chế đi lại. Khi lệnh hạn chế đi lại được gỡ bỏ cũng là lúc các khách sạn cải thiện công suất phòng, hoạt động của các loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng vì thế cũng trở nên sôi động hơn. 

Bên cạnh đó mở cửa biên giới vào đầu năm 2022 sẽ là bước đầu giúp ngành du lịch trở lại. Ngành du lịch vốn là một phần lớn của nền kinh tế Việt Nam và khi phục hồi sẽ giúp cho nhiều khối khách dịch vụ liên quan khởi sắc. Du khách nội địa tiếp tục là hạt nhân chính thúc đẩy ngành khách sạn tại Việt Nam đồng thời với chương trình tiêm chủng phủ rộng nhanh chóng sẽ là bước đệm tích cực giúp đón du khách nước ngoài quay trở lại Việt Nam.

Nhu cầu lưu trú cao cấp sẽ giúp cho thị trường bất động sản căn hộ condotel, biệt thự nghỉ dưỡng tách biệt hoạt động trở lại, thu hút lượng lớn các nhà đầu tư. Phân khúc này có thể sử dụng làm ngôi nhà nghỉ dưỡng thứ hai đồng thời cho thuê lại sinh lời bền vững. Một số dự thuộc các phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đã bắt đầu hút khách trở lại và ghi nhận số lượng khách hàng quan tâm, giao dịch tăng vọt.

Mặt bằng bán lẻ đón nhận những dấu hiệu tích cực

Mặt bằng bán lẻ ghi nhận những tín hiệu rất tích cực cho sự trở lại dẫu nền kinh tế còn chịu nhiều tổn thương sau kỳ đại dịch. Năm 2021, do dịch bệnh giãn cách kéo dài đã khiến ngành bán lẻ hàng hóa và dịch vụ lao đao. Doanh thu trong năm chỉ đạt hơn 4.700 tỷ đồng, giảm khoảng 3,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Bà Hoàng Nguyệt Minh, giám đốc bộ phận cho thuê thương mại của Savills Hà Nội nhận định thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, trả mặt bằng thuê. Tuy nhiên từ cuối tháng 10/2021 thị trường bán lẻ đã bắt đầu phục hồi với việc doanh số của một loạt các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiêu dùng đã tăng trưởng.

sbnt-view-4-1645070881.jpg
Bất động sản thương mại đón nhận tín hiệu tích cực 
 

Giá thuê mặt bằng ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đang ở mức 115 USD/m2/tháng ở mức khá cao. Giá thuê ở khu vực trung tâm Hà Nội là 98 USD/m2/tháng. Thị trường Đà Nẵng cũng chứng kiến mức giao dịch tăng đến 70% so với thời điểm trước khi đại dịch Covid diễn ra. Một yếu tố nữa cho thấy ngành bán lẻ đang tiến triển tốt đó là dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022. 

Cụ thể, đơn vị bán lẻ Aeon của Nhật Bản đang có những kế hoạch phát triển thêm hàng loạt các dự án trung tâm thương mại lớn trên toàn quốc như Aeon Mall Giáp Bát (Hà Nội), Aeon Mall Bắc Ninh, Aeon Mall Thừa Thiên - Huế, Aeon Mall Quảng Ninh…Hai trung tâm thương mại ở Quảng Ninh, Bắc Ninh sẽ sớm triển khai trong năm 2022 với số vốn đầu tư lên tới 150-190 triệu USD/dự án.

Dự kiến trong năm 2022, thị trường bán lẻ sẽ phục hồi mạnh mẽ khi một loạt thương hiệu quốc tế ở các nhóm ngành mỹ phẩm, gia dụng, thời trang, F&B đã có kế hoạch mở cửa hàng ở Việt Nam. Xu hướng gia tăng trong tiêu dùng sau một thời gian dài “thắt lưng buộc bụng” và kế hoạch đẩy mạnh tiêm chủng sẽ là thúc đẩy sự phát triển của phân khúc mặt bằng bán lẻ. 

Nguồn cung văn phòng cho thuê gia tăng

Phân khúc văn phòng cho thuê cũng đã gia tăng cả về nguồn cầu và giá thuê từ tháng 11/2021. Cụ thể, giá thuê văn phòng quý IV/2021 đã tăng từ 1-2% so với thời điểm quý trước đó. Tại thị trường Hà Nội, văn phòng hạng A hiện có giá thuê 620.000/m2/tháng (hạng A giá 690.000/m2/tháng). Văn phòng hạng B có giá 320.000/m2/tháng. Ở thị trường TP.HCM, văn phòng hạng A giá thuê là 950.000/m2/tháng, văn phòng hạng A nằm trong khu vực trung tâm 1.350.000/m2/tháng. Tỷ lệ văn phòng bỏ trống cũng giảm từ 2-3% so với quý trước. 

Cũng liên quan đến phân khúc này, đại diện CBRE cho hay tiến độ một số công trình văn phòng cho thuê ở các dự án bị chậm do các lệnh giãn cách trong năm 2021 và dự kiến sẽ sớm ra mắt trong năm 2022. Thị trường Hà Nội sẽ đón khoảng hơn 140.000 m2 diện tích mặt bằng cho thuê mới trong 2022, ước tính tương đương mức tăng trưởng 9%  so với cùng kỳ năm trước. Kể từ năm 2023, Hà Nội có thêm khoảng 110.000 m2. Các dự án sẽ tập trung ở các khu Ba Đình, Đống Đa và khu Tây Hà Nội. Nguồn cung mới và tỷ lệ hấp thụ dự án thuê văn phòng tiếp tục tăng vào năm 2022. 

Nhu cầu thuê văn phòng trong năm 2022 ở thị trường Việt Nam sẽ tăng cao do khả năng hút vốn FDI cùng với đó là sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế. Các chủ đầu tư sẽ phát triển văn phòng ở các quận xa trung tâm để có được không gian làm việc rộng rãi, thoải mái hơn đồng thời tận dụng chi phí giá thuê, chi phí vận hành. Các văn phòng chia sẻ, văn phòng thông minh sẽ là xu hướng của nhiều doanh nghiệp trong thời gian tới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước