meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

"Nỗi đau" nghề môi giới: Thị trường bất động sản giảm tốc, môi giới “than trời” vì bị cắt giảm thu nhập

Thứ năm, 22/09/2022-08:09
Thị trường trầm lắng, mua bán ế ẩm đã khiến nhiều nhân viên môi giới bất động sản liên tục bị công ty cắt giảm thu nhập, nợ lương suốt nhiều tháng nay.

Môi giới bị cắt giảm 60-70% thu nhập

Trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản bị “chững lại” đã khiến công việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nhiều nhân viên môi giới bất động sản đang rơi vào tình cảnh bị công ty cắt giảm thu nhập nhiều tháng nay.

Anh N.T.M, nhân viên môi giới của một sàn giao dịch bất động sản TP Hồ Chí Minh cho biết, tình hình kinh doanh khó khăn nên công ty của anh liên tục cắt giảm và nợ lương của nhân viên trong nhiều tháng nay. Đến thời điểm tại, thu nhập mỗi tháng mà nhân viên công ty anh nhận được chỉ bằng 60-70% lúc trước.


Nhiều môi giới bất động sản cho biết, thị trường trầm lắng khiến công việc bán hàng của họ trở nên khó khăn hơn so với thời điểm trước
Nhiều môi giới bất động sản cho biết, thị trường trầm lắng khiến công việc bán hàng của họ trở nên khó khăn hơn so với thời điểm trước

Anh M cho biết, mức lương mà công ty anh trả cho một nhân viên môi giới dao động từ 5-6 triệu đồng/tháng. Nếu thị trường sôi động thì không có nhân viên môi giới nào quan tâm đến khoản lương cứng này. Bởi lẽ, nếu bán được nhiều sản phẩm, khoản tiền hoa hồng hàng tháng của họ có thể cao gấp 5, 6 lần so với lương cứng.

Tuy nhiên, khi thị trường bị chững lại, những nhân viên môi giới như anh M chỉ biết trông cậy vào khoản lương cứng mà công ty chi trả hàng tháng. Lương cứng vốn đã ít nay lại bị cắt giảm nên một số đồng nghiệp của anh đã nghỉ việc để đi tìm kiếm một cơ hội khác.

“Thị trường trầm lắng, thanh khoản của hầu hết các phân khúc bất động sản đều ở mức rất thấp nên khoản tiền hoa hồng của môi giới gần như bằng không. Mức lương cơ bản cũng thường xuyên bị cắt giảm nên thu nhập hiện tại của tôi chỉ bằng 60% so với thời điểm năm ngoái”, anh M chia sẻ.

Cũng gặp nhiều khó khăn từ đợt bùng phát dịch Covid-19 đến nay, anh L.V – môi giới đất nền ở Bình Dương cho biết, có thời điểm nhân viên của công ty anh còn không có lương cứng, mà chỉ nhận được một khoản hỗ trợ nhỏ từ bảo hiểm hàng tháng. Tiền lương quá ít nên nhiều đồng nghiệp của anh phải đi vay mượn người thân để đủ tiền chi trả phí sinh hoạt hàng tháng.


Hình ảnh môi giới bất động sản vào thời điểm thị trường địa ốc sổi động nhất 2018
Hình ảnh môi giới bất động sản vào thời điểm thị trường địa ốc sổi động nhất 2018

Anh V cho biết thêm, trong tháng 7 âm lịch vừa qua, thị trường bất động sản “chết đứng”, gần như không có giao dịch. Cho nên, nguyên một tháng trời, anh không chốt được sản phẩm nào, thu nhập trong tháng còn bị âm sau khi trừ đi các chi phí.

“Mỗi tháng, tôi đều phải tự bỏ tiền túi ra để trả các chi phí chạy quảng cáo tìm kiếm khách hàng. Không bán được hàng, tiền hoa hồng không có, lương cứng 6 triệu đồng mà công ty hỗ trợ cũng không đủ để chi trả các chi phí này. Cứ đà thâm hụt tài chính như vậy, tôi không dám chắc mình sẽ trụ được lâu với cái nghề này”, anh V nói.

Không chỉ có nhân viên môi giới, nhiều sếp lớn trong các công ty bất động sản cũng bị cắt giảm thu nhập khi tình hình kinh doanh của công ty khó khăn. Anh Đ.Q. V, giám đốc kinh doanh sàn giao dịch bất động sản ở Nha Trang cho biết, trước đây, mỗi tháng anh kiếm được khoảng 30-40 triệu đồng từ khoản lương cứng và thưởng đạt chỉ tiêu của công ty. Nhưng nhiều tháng nay, thu nhập của anh giảm đến mức không đủ định mức để đóng thuế thu nhập cá nhân.

Thu nhập của môi giới còn gặp nhiều khó khăn

Bà Trần Thúy Hài – CEO Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển SC Holding cho biết, hiện nay, tình hình kinh doanh của các công ty bất động sản đều gặp khó khăn. Đa phần các công ty đều lựa chọn cách cắt giảm nhân sự, thu nhập của nhân viên để giảm áp lực tài chính. Điều này dẫn đến việc thu nhập của nhiều nhân viên môi giới ở các sàn giao dịch vừa và nhỏ liên tục bị cắt giảm.

Vị CEO này dự đoán, từ nay đến hết năm 2022, nếu công ty môi giới bất động sản không có rổ hàng tiềm năng để bán thì doanh thu khó có thể vực dậy được. Cho nên, muốn vượt qua giai đoạn khó khăn này, các công ty môi giới phải linh động, thay đổi nguồn hàng phân phối hoặc có thêm mảng đầu tư mới để thích ứng.


Tình hình kinh doanh gặp khó khiến nhiều công ty môi giới phải cắt giảm thu nhập của nhân viên
Tình hình kinh doanh gặp khó khiến nhiều công ty môi giới phải cắt giảm thu nhập của nhân viên

Chia sẻ nhận định về vấn đề này, ông Phạm Lâm – Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết, do thị trường trầm lắng, lượng giao dịch thành công rất ít nên thu nhập của nhân viên môi giới bị giảm mạnh. Hiện nay, ở TP Hồ Chí Minh, một nhân viên môi giới đang hoạt động trong những công ty lớn thường bị cắt giảm khoảng 40-50% thu nhập so với 6 tháng trước. Còn những nhân viên môi giới làm việc ở những công ty vừa và nhỏ có thể bị giảm 70-80% thu nhập. Khoản lương cứng của nhân viên môi giới không đủ để trả các khoản chi phí chạy quảng cáo, tìm kiếm khách hàng tháng. Cho nên, họ đành phải dùng khoản tiền đã tích lũy từ trước để cầm cự.

Còn riêng các công ty môi giới bất động sản, ông Lâm cho biết, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cộng thêm những rào cản của thị trường ở thời điểm hiện tại đã kiến tình hình kinh doanh của những doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn. Những công ty có quy mô vừa và nhỏ đều phải cắt giảm nhân sự hoặc cho nhân viên nghỉ tạm thời để cầm cự đến khi thị trường ổn định. Còn những công ty có quy mô lớn vẫn có tiềm lực để duy trì bộ máy và chuẩn bị sẵn sàng cho những mục tiêu trong thời gian tới.

Từ thời điểm bùng phát dịch bệnh Covid-19 đến nay vẫn chưa có một thống kê đầy đủ nào cho số lượng các công ty môi giới phải rời bỏ thị trường, nhân viên môi giới phải nghỉ việc vì tình hình kinh doanh, bán hàng gặp khó khăn. Tuy nhiên theo nhận định của Phó Chủ tịch VARs, đây là một đợt sàng lọc lớn trong ngành môi giới nhà đất, dẫn đến việc nhiều nhân viên môi giới phải bỏ nghề. Còn nếu vẫn muốn bám trụ thì môi giới nhà đất phải chuyển sang các công ty lớn để vượt qua thời kỳ khó khăn này.

Thiên Vân
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước