meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thanh Hóa là tỉnh thứ 4 được phê duyệt Quy hoạch tỉnh

Thứ ba, 28/02/2023-15:02
Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Chính phủ thông qua, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trở thành trung tâm lớn nhất cả nước về công nghiệp chế biến, chế tạo. 

Chú trọng phát triển theo chiều sâu 

Theo Tiền phong, ngày 27/2/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 153/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Quy hoạch này đưa ra quan điểm, mục tiêu của tỉnh này là phát huy vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng và tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của tỉnh nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, đồng thời phát triển hài hòa, cân đối giữa các vùng, miền, đặc biệt là vùng đồng bằng và ven biển với vùng miền núi, giữa thành thị với nông thôn. 

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa còn đưa ra nội dung giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển nhanh với sự phát triển bền vững; giữa phát triển hợp lý theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển theo chiều sâu. Đặt mục tiêu đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới, như vậy Thanh Hóa, Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng trở thành tứ giác phát triển ở phía bắc của tổ quốc. 

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030 của tỉnh Thanh Hóa là trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp năng lượng, công nghiệp nặng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng; dịch vụ logistics, giáo dục và đào tạo, du lịch, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao. Mục tiêu đến năm 2045, Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; là tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước. 


Thanh Hóa trở thành tỉnh thứ 4 trong cả nước được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh.
Thanh Hóa trở thành tỉnh thứ 4 trong cả nước được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh.

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ về phát triển ngành, lĩnh vực tỉnh sẽ tập trung phương hướng phát triển các ngành quan trọng của tỉnh, xem đó là trụ cột phát triển. 

Đối với công nghiệp chế biến, chế tạo tập trung phát triển để đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm về lĩnh vực này của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. 
Về nông nghiệp, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó trọng tâm là phát triển các mô hình trồng trọt và chăn nuôi có quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao và liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị chế biến thực phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất. 

Về du lịch, mục tiêu đến năm 2030 tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về du lịch với các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, khả năng cạnh tranh của tỉnh. 

Về dịch vụ, tập trung phát triển nhanh, đa dạng các loại hình dịch vụ; các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn. 

Về khoa học và công nghệ, tỉnh Thanh Hóa sẽ nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ, khoa học - kỹ thuật, các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 

Về giáo dục và đào tạo, Thanh Hóa tập trung đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền. 


Khu công nghiệp Nghi Sơn, Thanh Hóa.
Khu công nghiệp Nghi Sơn, Thanh Hóa.

Trong Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa đã được thông qua cũng đưa ra chi tiết các phương án phát triển hạ tầng giao thông quốc gia và phát triển hạ tầng giao thông cấp tỉnh; Phương án phát triển hạ tầng thương mại; Phương án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; Phương án phát triển nguồn điện và mạng lưới cấp điện; Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước; Phương án phát triển các khu xử lý chất thải; Phương án phát triển hạ tầng xã hội…

Về không gian lãnh thổ của tỉnh Thanh Hóa, Quy hoạch nêu ra Phương án quy hoạch xây dựng 5 vùng liên huyện và phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực cùng các hành lang kinh tế. 

Quy hoạch cũng đưa ra phương án phát triển các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn với mục tiêu đến năm 2030, quy hoạch, sắp xếp, bố trí 100% hộ dân đang sinh sống trong vùng ảnh hưởng bởi thiên tai và những hộ dân sống rải rác, dân di cư tự do trên địa bàn các huyện miền núi. Rà soát, bố trí các quỹ đất để giao đất cho các hộ chưa có đất sản xuất, thiếu đất sản xuất và các hộ không có đất ở, thiếu đất ở.

Đến năm 2030 có 47 đô thị, thành lập 3 thị xã mới 

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra phương án phát triển đô thị của tỉnh. Theo đó, đến năm 2030, tỉnh này có 47 đô thị, trong đó có 1 thành phố là đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 4 đô thị loại IV; thành lập mới 3 thị xã gồm: Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Quảng Xương; 40 đô thị loại V. 

Phương án tổ chức lãnh thổ nông thôn được gắn với quá trình đô thị hóa của tỉnh và đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Về tổ chức không gian phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp, tập trung phát triển khu kinh tế Nghi Sơn trở thành trung tâm đô thị - công nghiệp và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước. 


Cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa hơn 12.000 tỷ đồng đang dần hình thành.
Cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa hơn 12.000 tỷ đồng đang dần hình thành.

Giai đoạn từ sau năm 2030, tỉnh Thanh Hóa tập trung phát triển cửa khẩu quốc tế Na Mèo thành khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo. Tiếp tục triển khai 8 khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt với tổng quy mô 1.424,2 ha. Và phát triển mới thêm 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.281,5 ha. Sau năm 2030 phát triển mới thêm 2 khu công nghiệp với diện tích 872 ha. Đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.267,25 ha. Giai đoạn sau năm 2030 gồm 126 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.893,65 ha.

Quy hoạch được thông qua cũng phân bổ rõ ràng không gian phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tại địa phương để phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, truyền thống canh tác, chăn nuôi. Đưa ra phương án bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng tài nguyên; phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai.

Có thể thấy, việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là cơ sở pháp lý mở ra cơ hội, thời kỳ phát triển mới của xứ Thanh - miền đất địa linh nhân kiệt. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

1 ngày trước

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

1 ngày trước

Cải tạo chung cư cũ: Ưu tiên phương án người dân tự thoả thuận với doanh nghiệp

1 ngày trước

Cổ đông cá nhân chính thức không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ tại ngân hàng

1 ngày trước

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

2 ngày trước