meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm tại TP Hồ Chí Minh đạt 2,43% 

Thứ ba, 06/06/2023-18:06
Trong 5 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cho thấy sự ổn định kinh tế vĩ mô và những chuyển biến tích cực từ nền kinh tế. 

Tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh

Theo Thời báo Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho biết, tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong 5 tháng đầu năm 2023 ước tăng khoảng 2,43% so với cuối năm 2022 (so với khoảng 3.17% của cả nước). Trong đó, dư nợ tín dụng bằng VND tăng 2,21% và dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ tăng 6,46% so với cuối năm 2022. 

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, diễn biến này cùng xu hướng với cả nước (tín dụng VND tăng 2,39%, tín dụng ngoại tệ tăng 9,35%). 

“Phân tích cơ cấu tín dụng theo thời hạn nợ, loại tiền và khối ngân hàng, cũng như nhóm ngành lĩnh vực (sản xuất kinh doanh, bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng), tín dụng 5 tháng đầu năm vẫn tập trung lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các nhóm ngành lĩnh vực là động lực tăng trưởng kinh tế”, ông Lệnh nói.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho biết, trong 3 năm trở lại đây, tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm 2023 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 và năm 2021, tuy nhiên cao hơn 2020 (5 tháng đầu năm 2022, tín dụng tăng 8.8%; năm 2021 tăng 4.76% và năm 2020 tăng 1.75%).


Tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong 5 tháng đầu năm 2023 ước tăng khoảng 2,43% so với cuối năm 2022.
Tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong 5 tháng đầu năm 2023 ước tăng khoảng 2,43% so với cuối năm 2022.

Những yếu tố chính tác động đến tăng trưởng tín dụng trong 5 tháng đầu năm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh được chỉ ra là tăng trưởng kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khó khăn của các thị trường đặt trong mối quan hệ ngân hàng - khách hàng và nền kinh tế. Tín dụng và tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất có tác động qua lại trong 5 tháng đầu năm và dự báo trong thời gian tới. 

Hệ thống giải pháp về cơ chế chính sách tài chính tiền tệ, đầu tư cùng với việc nhận diện đầy đủ khó khăn thách thức, đánh giá những chuyển biến tích cực từ một số lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế trên các lĩnh vực đầu tư, sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp, du lịch, dự báo trong những tháng tới, hoạt động tín dụng cũng như tăng trưởng kinh tế kỳ vọng có kết quả tốt hơn. 

Ông Lệnh nhận định một số yếu tố tác động tích cực đến xu hướng tăng trưởng tín dụng nói chung và địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng thời gian tới. Cụ thể, yếu tố kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, bình quân 5 tháng đầu năm CPI tăng 3,55% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là một trong những yếu tố nền tảng quan trọng để tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, có ý nghĩa trực tiếp không chỉ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đây là nền tảng để các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn hiệu quả. Ngoài ra, ở góc độ chính sách và thực thi chính sách, kinh tế vĩ mô ổn định và kiềm chế được lạm phát sẽ không chỉ tạo dư địa cho chính sách mà còn tạo điều kiện phát huy các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, qua đó kích thích tăng trưởng tín dụng. 


Tín dụng 5 tháng đầu năm 2023 tại TP Hồ Chí Minh tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Tín dụng 5 tháng đầu năm 2023 tại TP Hồ Chí Minh tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Lấy lại đà tăng trưởng kinh tế trong quý II

Những chuyển biến tích cực của nền kinh tế nói chung và kinh tế của TP Hồ Chí Minh nói riêng trong quý II năm nay (ước tính GRDP của Thành phố quý II tăng 5,78% so với cùng kỳ), đây là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến tăng trưởng tín dụng trên địa bàn, đặt trong mối quan hệ ngân hàng - khách hàng và nền kinh tế. Tín dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ở chiều ngược lại tăng trưởng kinh tế là môi trường, là điều kiện thuận lợi để mở rộng và tăng trưởng tín dụng. 

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành hệ thống cơ chế chính sách và điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ để thực hiện nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. 

Chính sách lãi suất và cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ được ban hành trong thời gian qua, không chỉ hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp về vốn, về lãi suất. Đồng thời tạo thanh khoản và dòng tiền để doanh nghiệp duy trì, ổn định và tăng trưởng qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 


TP Hồ Chí Minh đang lấy lại đà tăng trưởng kinh tế.
TP Hồ Chí Minh đang lấy lại đà tăng trưởng kinh tế.

Những chính sách này, vừa hỗ trợ thanh khoản cho chức tín dụng, vừa tạo điều kiện giảm lãi suất và luân chuyển vốn thuận lợi trong nền kinh tế, thông qua đó kích thích, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng kinh tế.

“Sự ổn định kinh tế vĩ mô và những chuyển biến tích cực từ nền kinh tế sẽ là những yếu tố tác động tích cực đến xu hướng tăng trưởng tín dụng trên địa bàn trong thời gian tới. Vấn đề không kém phần quan trọng, đó là hành động để thực thi chính sách, để phát huy hiệu quả chính sách, với tinh thần năng động, sáng tạo và trách nhiệm để đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tăng trưởng và phát triển”, ông Lệnh nói thêm.

Kể từ đầu năm tới nay, Ngân hàng Nhà nước đã có 3 lần giảm lãi suất điều hành và ban hành các chính sách cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ mà không chuyển nhóm, mua lại trái phiếu doanh nghiệp… Những yếu tố này sẽ trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, lãi suất, tạo thanh khoản, dòng tiền để doanh nghiệp có thể duy trì, ổn định sản xuất kinh doanh. Dự kiến trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tìm cách giảm thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ nhu cầu vốn. Số liệu cho thấy, lãi suất cho vay mới bình quân là 9,07%, giảm 0,9% so với cuối năm ngoái. Sau thời điểm huy động lãi suất cao vào cuối năm ngoái và đầu năm nay thì ngành ngân hàng cần một hoặc vài quý, để có thể trung hòa giá vốn, đưa vốn rẻ hơn ra thị trường.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

1 ngày trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

1 ngày trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

2 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

2 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

2 ngày trước