meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tâm lý người tiêu dùng thay đổi: Thị trường BĐS bán lẻ chuyển dịch xu hướng “trải nghiệm”

Thứ ba, 13/09/2022-14:09
Thị trường bán lẻ phục hồi, người tiêu dùng dần quay trở lại mua sắm tại các cửa hàng kéo theo một xu hướng đã “nhen nhóm” từ trước đại dịch. Đó chính là biến cửa hàng bán lẻ truyền thống trở thành không gian trải nghiệm mua sắm. Điều này phản ánh tâm lý người mua đã thay đổi khi cửa hàng bán lẻ không chỉ để phục vụ nhu cầu “mua” mà còn là nhu cầu “nhìn, ngắm và trải nghiệm”.

Sự chuyển dịch trong nguồn cung thị trường bán lẻ Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3.2058 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số cao nhất khi so sánh với cùng kỳ của các năm 2018-2021. Có thể thấy, ngành bán lẻ Việt Nam ghi nhận những tín hiệu phục hồi rõ rệt.

Không chỉ ngành bán lẻ quốc nội đang dần bắt kịp với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn tiền COVID - 19, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn chứng tỏ là kênh đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này thể hiện ở việc dòng vốn ngoại trong thời gian qua liên tục đổ về khi lĩnh vực bán lẻ đứng ở vị trí thứ 4 trên tổng số 18 ngành kinh tế quốc dân được nhà đầu tư nước ngoài “rót vốn”. Xét về số lượng dự án mới, Cục Đầu tư Nước ngoài cho biết, thị trường bán lẻ là một trong những ngành kinh tế thu hút được nhiều dự án nhất khi chiếm 30,3% tổng số dự án.


Sự chuyển dịch trong nguồn cung thị trường bán lẻ Việt Nam
Sự chuyển dịch trong nguồn cung thị trường bán lẻ Việt Nam

Trước những diễn biến tích cực của thị trường bán lẻ cùng với sự thành công của hàng loạt các thương vụ sáp nhập (M&A) tại Việt Nam, phân khúc bất động sản (BĐS) bán lẻ ghi nhận tín hiệu lạc quan khi các thương hiệu trong nước và quốc tế “vực dậy” mạnh mẽ sau đại dịch COVID - 19. Theo thống kê từ Savills, tổng nguồn cung thị trường BĐS bán lẻ nửa đầu năm nay đạt 1,7 triệu m², tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái khi trung tâm mua sắm Vincom Mega Mall Smart City và hai khối đế bán lẻ khu vực ngoài trung tâm đi vào hoạt động. 

Ở giai đoạn trước, dịch bệnh kéo dài đã tác động đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng chuyển sang đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội,... Nhưng đến thời điểm hiện tại, bên cạnh sự phát triển của nền tảng mua sắm trực tuyến, tâm lý người mua hàng hướng sự tập trung vào nhu cầu “nhìn, ngắm và trải nghiệm” đã đặt ra thách thức với các nhà đầu tư thuộc phân khúc mặt bằng bán lẻ trong việc “chau chuốt” không gian cửa hàng.

Khi bất động sản không chỉ là một nơi giao dịch bán hàng

Trong bối cảnh nền công nghiệp thương mại ngày càng được số hoá, xu hướng biến những cửa hàng bán lẻ có phần đơn điệu, nhàm chán thành điểm đến hấp dẫn, giúp người tiêu dùng hiện đại có thể vừa mua sắm vừa giải trí, giải tỏa “stress” đang được nhiều thương hiệu trên thế giới chú trọng.

Đáng chú ý trong số đó là cái tên Vans, thương hiệu giày đã thể hiện bước chuyển mình táo bạo khi tận dụng xu hướng này trong các cửa hàng của mình. Năm 2021, thương hiệu này lần đầu tiên tuyên bố sẽ mở một địa điểm “House of Vans” tại Thành phố Mexico với việc xây dựng một công viên trượt băng, địa điểm âm nhạc và một phòng trưng bày nghệ thuật. Vans đã biến một cửa hàng bán lẻ giày thông thường trở thành trung tâm cộng đồng cho văn hóa đường phố, thành công sau đó mở rộng các địa điểm khác ở nhiều quốc gia và đưa “ngọn lửa đam mê” House of Vans đến với Việt Nam.


Vans, RH và nhiều thương hiệu khác đã biến môt nơi để giao dịch mua bán trở thành một không gian trải nghiệm độc đáo.
Vans, RH và nhiều thương hiệu khác đã biến môt nơi để giao dịch mua bán trở thành một không gian trải nghiệm độc đáo.

Một câu chuyện khác đến từ nhà bán lẻ nội thất nổi tiếng của Mỹ RH đã tạo ra ý tưởng được đánh giá là “phi thường” khi người mua được trải nghiệm cảm giác như bước chân vào phòng khách sạn xa xỉ, một sự khác biệt hoàn toàn so với việc đi mua đồ nội thất thông thường

Nhận định về cách làm của nhà bán lẻ nội thất RH, ông Sam Foyle, Trưởng Bộ phận Bán Lẻ Cao cấp Toàn cầu của Savills bày tỏ, “RH đã kết hợp bán lẻ và khách sạn theo một cách độc đáo. Thậm chí họ có cả nhà hàng nằm trong các phòng trưng bày của họ. Khi bạn vào cửa hàng, bạn có thể ngồi trên bàn ghế và uống một ly rượu. Công ty này không xem BĐS như một công cụ bán hàng, với họ đó là nơi để giới thiệu và nâng tầm thương hiệu.”

Có thể thấy nhu cầu tạo ra không gian trải nghiệm trong các cửa hàng bán lẻ của người tiêu dùng BĐS ngày càng gia tăng như một cách để kết nối các cửa hàng vật lý (physical stores) với người tiêu dùng trong thế giới mà mua hàng trực tuyến đang “chiếm lĩnh” thị trường.  

Tiềm năng thị trường BĐS bán lẻ tại Việt Nam

Theo Báo cáo Impact 2022 của Savills, ngành bán lẻ thực tế trên toàn cầu đã chuyển mình từ một nơi mua bán giao dịch thành “điểm đến” trải nghiệm tập trung vào nghỉ ngơi, giải trí và xây dựng thương hiệu, Việt Nam cũng không ngoại lệ trong xu hướng chuyển mình này. 

Đã có rất nhiều thương hiệu Việt thành công đưa “không gian trải nghiệm” vào các cửa hàng bán lẻ của mình thông qua nhiều loại hình độc đáo như: cửa hàng pop - up, workshop trải nghiệm, kiosk tích hợp, gian hàng hội chợ,... Đặc biệt là ứng dụng công nghệ gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng như: trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ AR - VR, in 3D,...

Đặt trong giai đoạn áp lực của lạm phát khiến người tiêu dùng mua sắm tiết kiệm, các dự án không gian trải nghiệm mua sắm tích hợp với nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn chính là triển vọng tăng sức cầu cho thị trường bán lẻ tại Việt Nam. 


Tiềm năng thị trường BĐS bán lẻ tại Việt Nam
Tiềm năng thị trường BĐS bán lẻ tại Việt Nam

Đáng chú ý, tỷ lệ hấp lực tăng cao tập trung tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM, khu vực trung tâm thu hút đông người qua lại, chủ yếu là các chuỗi bán lẻ đã có thương hiệu và phân khúc trung tâm thương mại. 

Bên cạnh những dự án đã “quen mặt” với người tiêu dùng Việt trong thị trường bán lẻ như Vincom Retail của Việt Nam, Lotte của Hàn Quốc, AEON MALL của Nhật Bản hay Central Group của Thái Lan với mô hình trung tâm mua sắm trải nghiệm, thời gian sắp tới nhiều dự án mới hứa hẹn sẽ mang đến các sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hoá theo nhu cầu của khách hàng, ngày càng bắt kịp xu hướng “trải nghiệm” quốc tế.

Nửa cuối năm nay, dự kiến sẽ có 10 dự án với tổng quy mô 107.617 m² gia nhập thị trường bán lẻ. Các dự án đáng chú ý gồm Hinode City, Mipec Xuân Thuỷ và Thor Complex. Khu vực Nội thành có 4 dự án, theo sau là Khu vực Phía Tây với 3 dự án. Đến cuối năm 2022, khối đế bán lẻ sẽ chiếm 69% tổng nguồn cung tương lai và trung tâm mua sắm sẽ chiếm 31%.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

22 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

22 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

22 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

22 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước