meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mặt bằng bán lẻ tiếp tục sôi động, thị trường phục hồi tích cực

Thứ hai, 05/09/2022-14:09
Ngành bán lẻ đã trải qua gần hết 3 quý của năm 2022 với mức tăng trưởng rất tích cực. Đặc biệt sôi động ở phân khúc nhà phố và trung tâm thương mại. 

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp, ngành bán lẻ tại Việt Nam đang có tốc độ phục hồi rất khả quan. Tổng Cục Thống kê cho biết, tính chung 7 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa cùng doanh thu các loại dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.205,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021. Đây cũng là con số tăng cao nhất trong giai đoạn 2018 - 2021. Như vậy chứng minh rằng, ngành bán lẻ trong nước đã dần bắt kịp tốc độ phục hồi và tăng trưởng sau giai đoạn dịch bệnh Covid - 19.

Thị trường Việt Nam khi so với các quốc gia khác trong khu vực thì vẫn còn non trẻ. Sau 2 năm bị dịch bệnh làm hạn chế, quyết định mở cửa toàn bộ đường bay và cho phép các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh đã thúc đẩy các ngành bán lẻ nói chung tăng trưởng, từ nguồn khách hàng trong nước và quốc tế.


Ngành bán lẻ trong nước đã dần bắt kịp tốc độ phục hồi và tăng trưởng sau giai đoạn dịch bệnh Covid - 19
Ngành bán lẻ trong nước đã dần bắt kịp tốc độ phục hồi và tăng trưởng sau giai đoạn dịch bệnh Covid - 19

Những lợi thế cạnh tranh mà Việt Nam đang sở hữu cần phải nhắc đến là sự phát triển của ngành bán lẻ, sức mua mạnh của người tiêu dùng, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự cải thiện về cơ sở hạ tầng… đã thu hút sự quan tâm của thị trường trên toàn cầu. 

Trong khoảng 2 năm nữa, sẽ có nhiều thương hiệu lớn quốc tế tích cực gia nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhất là ở Hà nội và TP. Hồ Chí Minh.

Những nhãn hàng trải dài trên nhiều ngành như mỹ phẩm, thời trang, ăn uống. Cũng như thuộc đa dạng các phân khúc từ bình dân, trung cấp, cao cấp tới những cửa hàng mua sắm nhanh. Khi tìm thuê mặt bằng, họ có thể hướng nhiều hơn tới việc chọn nhà phố tại những trục đường lớn hoặc các trung tâm thương mại đang được vận hành bởi những chủ đầu tư uy tín.

Sự lựa chọn đắt giá của những thương hiệu cao cấp

Tại Hà Nội, nổi bật là những tuyến phố quanh khu vực Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm) đã có sự góp mặt của nhiều nhãn hàng cao cấp của thị trường quốc tế. Chẳng hạn như những cửa hàng của các thương hiệu xa xỉ Louis Vuitton, Christian Dior trên đường Ngô Quyền hay sắp tới Berluti sẽ mở cửa hàng tại đường Lý Thái Tổ.

Các thương hiệu cao cấp sẽ chú trọng đầu tư vào quy mô và chất lượng của vài cửa hàng flagship. Tại các cửa hàng này, họ xoay quanh những yếu tố về trải nghiệm dịch vụ, thiết kế nội ngoại thất và những lối kiến trúc độc đáo để hấp dẫn khách hàng.


Giá thuê mặt bằng tại những tuyến phố lớn đều bị đẩy lên cao, thường tăng 20 - 30% so với giai đoạn trước dịch
Giá thuê mặt bằng tại những tuyến phố lớn đều bị đẩy lên cao, thường tăng 20 - 30% so với giai đoạn trước dịch

Trong giai đoạn lựa chọn không gian, các thương hiệu sẽ đưa ra những tiêu chí ngặt nghèo về chất lượng mặt bằng. Chẳng hạn về những thông số kỹ thuật (diện tích mặt sàn, tải trọng sàn…) phải đảm bảo; Vị trí cửa hàng thuận lợi tại các khu vực có lưu lượng khách hàng di chuyển cao, đặc biệt là những tuyến phố lớn thuộc những quận trung tâm.

Về chi phí, giá thuê mặt bằng tại những tuyến phố lớn đều bị đẩy lên cao, thường tăng 20 - 30% so với giai đoạn trước dịch. Ngược lại, có những khu vực đến nay vẫn phải chật vật tìm khách thuê dù đã có rất nhiều chính sách ưu đãi.

Trung tâm thương mại là tâm điểm

Những nhà bán lẻ có xu hướng tìm tới những trung tâm thương mại lớn, chuyên nghiệp. Với nhiều thương hiệu bán lẻ, họ ưu tiên lựa chọn điểm đến tiềm năng là các trung tâm thương mại có chất lượng vận hành tốt.

Những trung tâm thương mại có chủ đầu tư là các doanh nghiệp uy tín, giàu kinh nghiệm như Vincom Retail của Việt Nam, Central Group của Thái Lan, Lotte của Hàn Quốc, AEONMALL của Nhật Bản đều ghi nhận tỷ lệ lấp đầy luôn cao dù công suất thuê trên thị trường bán lẻ đã giảm khoảng 3% theo quý.

Báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam cho thấy, tính tới tháng 6/2022, tổng nguồn cung bất động sản bán lẻ đạt 1,7 triệu m2, tăng 3% theo quý và 7% theo năm. Nguyên do là trung tâm thương mại lớn Vincom Mega Mall Smart City cùng hai khối đế bán lẻ khu vực ngoài trung tâm bắt đầu hoạt động.

Cho tới cuối năm 2022, dự kiến phân khúc trung tâm thương mại sẽ chiếm tỷ trọng 31%, đứng thứ 2 nguồn cung tương lai, chỉ xếp sau khối đế bán lẻ.


Các trung tâm thương mại phải thay đổi để đáp ứng sự nhu cầu khách hàng
Các trung tâm thương mại phải thay đổi để đáp ứng sự nhu cầu khách hàng

Năm 2023, thị trường Hà nội sẽ có thêm diện tích bán lẻ từ dự án Lotte Mall. Đây là một khu phức hợp có quy mô lớn do Lotte Properties Hà Nội phát triển. Dự án này tuy được đặt tại phía Tây thành phố nhưng vẫn sẽ tạo ra sức hút mãnh liệt đối với các nhà bán lẻ trong và ngoài nước.

Trong năm nay, có thể thấy rằng sự trở lại của người tiêu dùng từ các địa phương sau 2 năm đại dịch bị hạn chế nhiều hoạt động, đã được đánh giá là động lực quan trọng giúp phân khúc TTTM phục hồi và tăng trưởng.

Tuy nhiên, qua báo cáo toàn cầu năm 2022 Savills Impacts đã cho thấy, khách hàng đang ngày càng tiếp cận với nhiều kênh bán lẻ như thương mại điện tử. Do đó các trung tâm thương mại phải thay đổi để đáp ứng sự cân bằng giữa nhu cầu về giải trí, ăn uống, giao tiếp xã hội, thương mại, mua sắm. Chú ý vào mô hình thiên về yếu tố trải nghiệm vì nó sẽ dễ dàng thu hút nhóm khách hàng trẻ.

Chủ đầu tư trung tâm thương mại và các thương hiệu nên phối hợp một cách chặt chẽ, bình đẳng và xuyên suốt quá trình thuê mặt bằng. Hai bên cũng cần nghiên cứu kỹ các phương án phát triển kinh doanh, khai thác tối đa những kênh truyền thông để quảng bá, cùng với đó là triển khai đa dạng chiến dịch marketing sáng tạo. Từ đó, doanh thu của các nhãn hàng được đảm bảo và góp phần duy trì công suất thuê trong dài hạn.

Nhiều dự đoán thị trường mặt bằng bán lẻ vẫn tiếp tục hồi phục và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Kỳ vọng trong cuối năm nay hoặc đầu năm tới thị trường sẽ tăng trưởng đạt mức trước dịch.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

7 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

7 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước