meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhà mặt phố hay trung tâm thương mại sẽ là “bến đỗ” của ngành bán lẻ?

Thứ năm, 01/09/2022-08:09
Theo báo cáo, ngành bán lẻ đang là một trong những ngành có mức tăng trưởng tích cực. Điều này đã thúc đẩy quá trình hoạt động của thị trường bất động sản bán lẻ nói chung cũng như nhà phố, trung tâm thương mại nói riêng thêm phần sôi động.

Ngành bán lẻ tại Việt Nam đang có nhiều tín hiệu hết sức khả quan. Theo báo cáo của Tổng Cục thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 7 tháng đầu năm 2022 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.205,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số cao nhất khi so sánh với cùng kỳ của các năm 2018 – 2021. Có thể thấy, ngành bán lẻ quốc nội đang dần bắt kịp với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn tiền COVID.

Theo chia sẻ của bà Hoàng Nguyệt Minh Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội, thị trường bán lẻ tại Việt Nam thực chất vẫn đang rất trẻ so với các quốc gia khác trong khu vực. Thế nhưng sau 2 năm hạn chế bởi đại dịch, việc mở lại các đường bay cũng như doanh nghiệp được phép tiếp tục hoạt động sản xuất – kinh doanh đã là một trong những tiền đề tạo nên sức bật mạnh mẽ đối với ngành bán lẻ nói chung và việc phát triển này bắt nguồn từ khách hàng nội địa và quốc tế.

“Sự phát triển của ngành bán lẻ, sức mua mạnh mẽ của người tiêu dùng, tốc độ đô thị hóa, hay cải thiện về cơ sở hạ tầng là những lợi thế cạnh tranh nổi bật của Việt Nam, thu hút sự quan tâm của thị trường toàn cầu. Trong vòng 2 năm tới, rất nhiều thương hiệu lớn sẽ tích cực gia nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Những nhãn hàng này trải dài nhiều ngành, như thời trang, mỹ phẩm hay ăn uống, và thuộc đa dạng phân khúc, từ cao cấp, trung cấp tới các cửa hàng mua sắm nhanh. Khi tìm kiếm thuê mặt bằng, họ có xu hướng lựa chọn nhà phố tại các trục phố lớn hay trung tâm thương mại được vận hành bởi chủ đầu tư uy tín.” – bà Hoàng Nguyệt Minh nói.

Những lợi thế hấp dẫn của Việt Nam trong khu vực đi kèm đó chính là đà phục hồi của ngành này đang tạo sức hút mạnh mẽ với nhiều thương hiệu bán lẻ lớn. Đây là những động lực cần thiết nhằm thúc đẩy tình hình hoạt động của thị trường bất động sản bán lẻ nói chung, hai phân khúc nhà phố và trung tâm thương mại nói riêng.

Lựa chọn nhà phố làm điểm dừng chân

Khảo sát một vòng tại Hà Nội, ở nhiều những tuyến phố trung tâm quanh khu vực quận Hoàn Kiếm như Tràng Tiền, rất nhiều nhãn hiệu thời trang cao cấp như Louis Vuitton, Christian Dior hay Berluti đều lựa chọn đây trở thành “bến đỗ”. Cửa hàng của Louis Vuitton và Christian Dior được đặt tại Ngô Quyền, cửa hàng sắp tới của Berluti tại Lý Thái Tổ. Theo nhiều chuyên gia, các thương hiệu thời trang cao cấp luôn chú trọng vào việc đầu tư vào cửa hàng flagship. Tại đây, họ tập trung xoay quanh yếu tố về trải nghiệm dịch vụ cũng như thiết kế nội ngoại thất, hay lối kiến trúc độc đáo nhằm thu hút khách hàng để định vị lại thương hiệu.




Nhiều thương hiệu nổi tiếng lựa chọn khu vực Tràng Tiền (Hà Nội) làm điểm dừng chân
Nhiều thương hiệu nổi tiếng lựa chọn khu vực Tràng Tiền (Hà Nội) làm điểm dừng chân

Việc tìm kiếm vị trí của các thương hiệu này không chỉ đặt tiêu chí cao về không gian mà còn mang nhiều yéu tố về chất lượng các mặt bằng. Những thông số kĩ thuật như tải trọng, hay diện tích mặt sàn cũng phải được đảm bảo hay vị trí các vị trí đó cũng phải thực sự thuận lợi khi lượng khách hàng đi lại phải cao, nằm ở các tuyến phố lớn cũng như phải ở các quận trung tâm.

Về chi phí, theo bà Minh chia sẻ, giá thuê tại một số tuyến phố được đẩy lên rất cao hơn và tăng từ 20-30% so với giai đoạn trước đại dịch. Thế nhưng không ít những khu vực khác vẫn vô cùng chật vật để tìm kiếm khách thuê mặc dù luôn tung ra nhiều chính sách ưu đãi.

Lựa chọn trung tâm thương mại chuyên nghiệp

Nhiều nhà bán lẻ khác thay vì lựa chọn nhà mặt phố để làm vị trí cửa hàng thì họ lại hướng tới lựa chọn các trung tâm thương mại làm “bến đỗ”. Đối với nhiều thương hiệu bán lẻ, các trung tâm thương mại luôn là lựa chọn tốt bởi chất lượng vận hành. Nhiều dự án các trung tâm thương mại đều được đầu tư tốt, vận hành chuyên nghiệp như Vincom Retail của Việt Nam, Lotte của Hàn Quốc, AEONMALL của Nhật Bản, hay Central Group của Thái Lan vẫn giữ tỷ lệ lấp đầy cao dù công suất thuê toàn thị trường bán lẻ giảm -3% theo quý.




Nhiều mặt bằng là các trung tâm thương mại cũng là điểm dừng chân của nhiều các thương hiệu bán lẻ
Nhiều mặt bằng là các trung tâm thương mại cũng là điểm dừng chân của nhiều các thương hiệu bán lẻ

Báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam, tổng nguồn cung bất động sản bán lẻ tính đến tháng 6 năm nay đạt 1,7 triệu m2, tăng 3% theo quý và 7% theo năm sau khi trung tâm mua sắm Vincom Mega Mall Smart City và hai khối đế bán lẻ khu vực ngoài trung tâm đi vào hoạt động. Dự kiến đến cuối năm 2022, phân khúc TTTM sẽ chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 nguồn cung tương lai (31%), xếp sau khối đế bán lẻ.

Tới đây vào năm 2023, thị trường Hà Nội sẽ chào đón thêm sự gia nhập của Lotte Mall nằm tại Võ Chí Công. Đây là một trong những khu phức hợp với quy mô lớn, được phát triển bởi Lotte Properties Hà Nội. Mặc dù được đặt tại phía Tây Hà Nội. Lotte Mall hiện tại là cái tên sáng giả tạo được sức hút đặc biệt mạnh mẽ với nhiều nhà bán lẻ trong và ngoài nước. Có thể thấy rằng, sau 2 năm trầm lắng vì Covid-19, sự quay trở lại của người tiêu dùng cũng như thị trường tiêu dùng đang là một trong những động lực giúp tăng trưởng phân khúc trung tâm thương mại.

Khách hàng đang ngày càng tiếp cận nhiều hơn các kênh bán lẻ như thương mại điện tử, các trung tâm thương mại cũng cần đáp ứng sự cân bằng giữa nhu cầu nhu cầu về giải trí, giao tiếp xã hội, ăn uống, và nhu cầu về thương mại, mua sắm. Và những mô hình thiên về yếu tố trải nghiệm sẽ dễ dàng thu hút tệp khách hàng trẻ hơn cũng như nhận được nhiều quan tâm hơn.

“Chủ đầu tư trung tâm thương mại và các nhãn hàng nên có sự phối hợp chặt chẽ và xuyên suốt quá trình thuê mặt bằng. Hai bên cần nghiên cứu kỹ lưỡng những phương án phát triển kinh doanh, khai thác tối đa các kênh truyền thông, đồng thời triển khai đa dạng chiến dịch marketing sáng tạo. Từ đó, doanh thu của các nhãn hàng cũng sẽ được đảm bảo, giúp duy trì công suất thuê trong dài hạn tại dự án.” – bà Minh chia sẻ thêm.

Mai An
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Nhà ở xã hội: Không chỉ khó làm, còn khó cả bán

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

Vĩnh Phúc sắp đấu giá 67 ô đất, khởi điểm từ 960 triệu đồng

Nhà ở xã hội: Xa trung tâm, lợi nhuận thấp, ai dám đầu tư?

TS. Cấn Văn Lực: Nhà nước cần can thiệp để điều chỉnh giá bất động sản

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

21 giờ trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

21 giờ trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

21 giờ trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

21 giờ trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

1 ngày trước