meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tái cấu trúc doanh nghiệp bất động sản để vượt qua khó khăn

Thứ tư, 14/12/2022-14:12
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản gặp khó khăn đã kéo theo các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng bị ảnh hưởng theo, vì vậy điều quan trọng lúc này là cần phải tái cấu trúc doanh nghiệp và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường.

Sàng lọc các doanh nghiệp kiểu “ăn xổi"

Thời gian qua, thị trường bất động sản thanh khoản kém, các giao dịch gần như bị "đóng băng". Không chỉ người có nhu cầu ở thực gặp khó khăn khi mua nhà mà ngay cả các nhà đầu tư, đầu cơ cũng đều “nằm im” thin thít trước bối cảnh thị trường lao dốc. Hơn nữa, nguồn cung trên thị trường cũng rất hạn chế so với nhu cầu của người dân, thế nhưng, các dự án ra hàng đợt cuối năm nay lại không thu hút được nhiều khách hàng như kỳ vọng.

Thực tế là hàng loạt các sản phẩm được tung ra trên thị trường nhưng không bán được, nhiều khách hàng cũng như các nhà đầu tư có vẻ như đang quay lưng lại với thị trường do còn lo ngại những khủng hoảng diễn ra vừa qua, dẫn đến việc nhiều chủ đầu tư không thể thu hồi được vốn. Hơn nữa, nguồn vốn tín dụng hạn chế, việc phát hành trái phiếu cũng mấy thuận lợi dẫn đến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh "lung lay" và "khát" vốn.

Theo các chuyên gia, những tác động trên thị trường hiện nay được xem là cơ hội để giúp sàng lọc các doanh nghiệp “kiểu ăn xổi ở thì”, hoạt động còn yếu kém, còn đối với những doanh nghiệp được đầu tư bài bản, có chiến lược kinh doanh tốt thì vẫn có thể vượt qua được cơn khủng hoảng, thậm chí qua đó sống khỏe hơn, phát triển mạnh hơn.


Những tác động trên thị trường hiện nay được xem là cơ hội để giúp sành lọc các doanh nghiệp “kiểu ăn xôi ổ thì”. (Ảnh minh họa)
Những tác động trên thị trường hiện nay được xem là cơ hội để giúp sành lọc các doanh nghiệp “kiểu ăn xôi ổ thì”. (Ảnh minh họa)

Nói về nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp không vượt qua được cơn khủng hoảng hiện nay, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp tích trữ tài nguyên quá lớn nhưng việc triển khai thực hiện các dự án và tạo nguồn thu về lại đang bị chênh lệch nhau. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các doanh nghiệp, khi ấy doanh nghiệp nào "sức khỏe" không đủ tốt sẽ buộc phải dừng lại.

Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường bất động sản rất lớn nhưng đa phần có quy mô nhỏ, năng lực tài chính kém, hạn chế kinh nghiệm nên thiếu những định hướng phát triển và chiến lược kinh doanh, đầu tư bất động sản còn theo phong trào vì vậy khi thị trường gặp khó khăn thì việc bị thua lỗ, phá sản là điều tất yếu. Chính điều này cũng góp phần kéo thị trường bất động sản đi xuống, niềm tin của nhà đầu tư cũng giảm sút phần nào.

Theo ông Thanh, hiện nay các hoạt động của thị trường bất động sản đều đang bị siết chặt để kiểm soát thị trường một cách hiệu quả, đưa thị trường về trạng thái bình ổn tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng cùng với Chính phủ cũng đang phối hợp và tích cực tìm mọi cách để vừa giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, vừa bảo đảm cân đối thị trường, tránh sự đổ vỡ trên thị trường bất động sản.


Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.

“Thực tế không có ngân hàng nào là không muốn cho các doanh nghiệp vay tiền, mà là do phần lớn các ngân hàng đang hết room tín dụng vào lĩnh vực bất động sản. Ngân hàng Nhà nước đang phải đứng trên cán cân giữa lạm pháp và an toàn hệ thống tín dụng, vì vậy nếu mất an toàn thì sẽ có hệ lụy vô cùng lớn đến nền kinh tế và an sinh xã hội”, ông Thanh nói.

Tái cấu trúc doanh nghiệp để vượt qua khó khăn

Nhìn lại các cuộc khủng hoảng thị trường trước đây, nhiều doanh nghiệp vẫn có thể vượt qua và phát triển vượt bậc ngay sau đó là bởi họ có sự chuẩn bị nội lực tốt, thích ứng linh hoạt với diễn biến thị trường. Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng, để các doanh nghiệp bất động sản sống khỏe tại thời điểm hiện nay thì cần phải có chiến lược phát triển rõ ràng như tái cấu trúc doanh nghiệp, đảm bảo tiến độ dự án, tập trung vào các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết thực của thị trường.

Theo TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, thời gian qua một số chủ đầu tư đã dùng những thủ thuật để đẩy giá sản phẩm trên thị trường, làm giá bất động sản tăng lên một cách không phù hợp trong khoảng thời gian tương đối dài. Mặt khác, nhiều dự án triển khai không đúng tiến độ, kéo dài từ tháng này sang tháng khác cũng như pháp lý dự án còn nhiều điểm bất cập đã gây ảnh hưởng niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường.

Vì vậy, điều quan trọng trong bối cảnh hiện nay là củng cố niềm tin thị trường để hai bên cung và cầu luôn được duy trì. Về phía các doanh nghiệp, chủ đầu tư cần minh bạch thông tin hoạt động dự án, cam kết đúng tiến độ, nâng cao chất lượng sản phẩm,.. Khi ấy, nhà đầu tư mới sẵn sàng mua các sản phẩm bất động sản cũng như trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp.


Các doanh nghiệp cần khẩn trương tái cấu trúc doanh nghiệp, chuẩn bị nội lực tốt và thích ứng linh hoạt với diễn biến thị trường để vượt qua giai đoạn khó khăn. (Ảnh minh họa)
Các doanh nghiệp cần khẩn trương tái cấu trúc doanh nghiệp, chuẩn bị nội lực tốt và thích ứng linh hoạt với diễn biến thị trường để vượt qua giai đoạn khó khăn. (Ảnh minh họa)

Ông Thịnh cho biết thêm, mặc dù Ngân hàng Nhà nước ới đây đã quyết định nới "room" tín dụng vào dịp cuối năm tuy nhiên thị trường bất động sản vẫn còn chịu sự giới hạn và ghìm chặt từ phía các ngân hàng. Do đó, để vay được tiền từ ngân hàng tại thời điểm này, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những tài sản có tính đảm bảo, các báo cáo tài chính có lãi, không có bị nợ xấu,… thì may ra mới có thể được ngân hàng xét duyệt cho vay. “Các doanh nghiệp cũng không nên quá trông đợi hay phụ thuộc nhiều vào ngân hàng mà cần phải biết chủ động và tái cấu trúc lại doanh nghiệp”, ông Thịnh nhận định.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Chí Thanh cho hay, thị trường luôn luôn tồn tại một cuồng quay do đó nếu doanh nghiệp nào mà không cân đối được dòng tiền xoay vòng của mình thì sẽ dễ bị rơi vào bế tắc, thậm chí phá sản. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần khẩn trương tái cơ cấu lại, nếu làm được điều này thì sẽ giữ vững được vị thế còn nếu không sẽ dễ dàng bị thay thế bởi người khác.

“Các nhà đầu tư, doanh nghiệp không tính toán hợp lý bài toán dòng tiền của mình thì chắc chắn họ sẽ phải cơ cấu lại. Bên cạnh việc tìm cách nới room tín dụng thì các doanh nghiệp cũng cần cơ cấu lại doanh nghiệp. Nếu không cơ cấu mà cứ chạy theo trông đợi vào những gói giải cứu mà không cứu được sẽ làm đổ vỡ cả hệ thống công ty. Khi ấy, hậu quả sẽ vô cùng lớn”, ông Thanh nói.

Đối với những doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên thị trường làm việc một cách hết sức chăm chỉ và tâm huyết, thực sự mong muốn đóng góp cho xã hội thì Chính phủ và các khách hàng vẫn luôn đồng hành cùng họ vượt qua đợt khó khăn này. Ngược lại, các doanh nghiệp làm ăn không có trách nhiệm đối với dòng tiền họ vay từ xã hội thì chắc chắn sẽ bị đào thải.

Ông Thanh chia sẻ thêm: “Đây là bài học đã được minh chứng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng như cho các nhà đầu tư, khách hàng muốn mua sản phẩm tốt thì phải tìm đến các chủ đầu tư thực sự có năng lực, chứ không phải vì những lợi nhuận trước mắt. Chính phủ hiện nay luôn luôn lắng nghe gỡ khó cho các doanh nghiệp do đó bản thân các doanh nghiệp cũng cần xem xét lại, đồng thời nếu không cơ cấu lại doanh nghiệp thì sẽ không ai giúp được ngoài chính bản thân các doanh nghiệp”.

Châu Sa
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước