“Tắc nghẽn” đầu ra, nhiều doanh nghiệp miền núi buộc phải tạm dừng sản xuất
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp bất động sản vẫn tin tưởng vào tiềm năng thị trường dù phải đối mặt với nhiều khó khăn?Nhiều doanh nghiệp vẫn điều chỉnh kế hoạch kinh doanh dù cuối năm cận kềChờ thị trường hồi phục, doanh nghiệp tạm hoãn đầu tư để nghe ngóng tình hìnhCông ty Cổ phần sản xuất quốc tế Mộc Hương, chuyên sản xuất gỗ ván dán, tại cụm Công nghiệp Đầm Hồng, thành phố Yên Bái kể từ tháng 8 đến nay vẫn rơi vào tình cảnh sản xuất bập bõm bởi sản phẩm của công ty đã không xuất khẩu được đơn hàng nào trong nhiều tháng nay. Công ty đã buộc phải cho 60 công nhân tạm nghỉ việc.
Lãnh đạo công ty này cho biết các đơn hàng không xuất bán được, do đó tồn kho tới gần 800 m3 gỗ dán thành phẩm. Theo ông Cao Xuân Thái, Phó Giám đốc Công ty, giá thành sản phẩm xuống mức thấp hơn so với chi phí ban sản xuất, do vậy không thể bán. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không có đủ tiềm lực duy trì khi thị trường cũng đang dần thu hẹp. Do đó, các doanh nghiệp này đành phải tạm ngừng sản xuất, và không rõ đến khi nào mới trở lại.
Ông Cao Xuân Thái than thở và chia sẻ rằng: “Hiện tại hàng không bán được, và ngân hàng cũng không cho vay để phục vụ sản xuất, do đó công ty buộc phải tạm dừng”.
Bên cạnh sản phẩm trong lĩnh vực chế biến gỗ rừng trồng, một số mặt hàng nông sản khác như tinh bột sắn hiện nay cũng đang gặp khó, không xuất khẩu được. Vừa qua, niên vụ sản xuất 2021-2022 của Công ty cổ phần nông lâm sản thực phẩm Yên Bái đã kết thúc, tuy nhiên đến nay hiện đang còn tồn kho 1.000 tấn tinh bột sắn chưa xuất khẩu được, theo báo cáo của doanh nghiệp này.
16 ngân hàng cam kết giảm khoảng 3.500 tỷ đồng tiền lãi hỗ trợ doanh nghiệp
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, đến nay có 16 ngân hàng giảm lãi suất tiền vay, mức cam kết giảm trong khoảng 0,5%-3%/năm....Giải pháp để doanh nghiệp bất động sản sớm phục hồi trở lại
Giới chuyên gia cho rằng, cần những yếu tố để giúp thị trường bất động sản phục hồi mạnh mẽ trở lại trong thời gian tới. Theo đó, các doanh nghiệp địa ốc cần phải chủ động giải bài toán nguồn vốn và khơi thông các vấn đề pháp lý, là những giải pháp để giúp thị trường phục hồi mạnh mẽ.NHNN: Các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội chỉ đạo tất cả các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, mức giảm dựa trên năng lực của từng tổ chức tín dụng.Ông Lê Long Giang, Giám đốc công ty cho hay: “Do chịu ảnh hưởng của chính sách Zero Covid từ Trung Quốc mà mặt hàng tinh bột sắn hiện nay đa phần đều bị chững lại, không có một khách hàng nào dám mang hàng tới Trung Quốc. Bởi lẽ xe lưu bên đó chi phí rất cao và mang sang không giao được hàng”.
Không chỉ chịu ảnh hưởng bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vì suy thoái kinh tế, dịch bệnh và tình hình chiến sự tại Ukraine nên một số doanh nghiệp tại Yên Bái cho biết hiện nay những đơn vị này còn đang phải đối mặt với một sức ép lớn khác về hạn mức cho vay, lãi suất ngân hàng và chính sách thắt chặt tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đối mặt với những khó khăn trên đã chủ động thích nghi, chuyển hướng sản xuất, động thời tiết kiệm chi phí vận hành và tìm kiếm những thị trường mới. Công ty TNHH sản xuất – thương mại Đạt Phương, có địa chỉ tại thôn 2, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên là một doanh nghiệp sản xuất gỗ ván dán xuất khẩu trong thời gian qua vẫn xuất khẩu từ 25 đến 30 container hàng trung bình mỗi tháng, với khối lượng trên 1.000 m2. Những mặt hàng này được doanh nghiệp xuất khẩu ủy thác tới thị trường Hàn Quốc, vừa qua đã mở thêm thị trường Malaysia.
Theo Giám đốc công ty - ông Cao Huy Điều, đơn vị đã buộc phải cắt giảm các chi phí không cần thiết nhằm duy trì được sản xuất và xuất khẩu. Ngoài ra, liên kết với những cơ sở chế biến gỗ rừng trồng ở khu vực cải thiện chất lượng gỗ ván bóc, nhằm đảm bảo theo yêu cầu của đối tác…
Ông Cao Huy Điều nói: “Chúng tôi giảm nhân công đi và cải thiện năng suất lao động. Chúng tôi cắt giảm bớt những chi phí không đáng, nhất là các định mức kinh tế kĩ thuật như điện, nguyên liệu đầu vào được quản lý nghiêm ngặt”.
Theo dự báo, tình hình suy thoái toàn cầu trong năm 2023 sẽ còn có những ảnh hưởng lớn tới tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nội địa nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng, nhất là các doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu và những doanh nghiệp có liên quan tới lĩnh vực nông lâm sản chủ lực. Các doanh nghiệp cần có sự đánh giá, cũng như thích ứng kịp thời nhằm duy trì các hoạt động sản xuất và kinh doanh của đơn vị.
Ông Lê Long Giang, Ciám đốc Công ty cổ phần Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái cho biết: “Doanh nghiệp vẫn nỗ lực tích lũy hàng trong kho, đồng thời huy động những nguồn lực tài chính nhằm tổ chức thu mua hàng, để đảm bảo nhu cầu bán hàng nông sản của nhân dân. Bên cạnh đó, vẫn tiếp tục triển khai sản xuất để đảm bảo việc làm và cuộc sống của cán bộ, công nhân viên. Cắt giảm các chi phí và làm việc với những ngân hàng để đáp ứng được nguồn vốn”.
Chính phủ hiện đang đưa ra nhiều giải pháp khác nhau nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cũng như cơ sở sản xuất kinh doanh duy trì hoạt động. Thế nhưng, nhìn vào những gì đã và đang diễn ra, điều cần thiết nhất lúc này mà các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh cần làm để ứng phó với những thách thức và rủi ro là phải chủ động thích ứng để phát triển.