Chờ thị trường hồi phục, doanh nghiệp tạm hoãn đầu tư để nghe ngóng tình hình
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp bất động sản chạy đua mua lại trái phiếu trước hạnNhững doanh nghiệp nào chốt quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu tuần 12/12 - 16/12?Doanh nghiệp bất động sản đang huy động vốn thông qua những kênh nào?Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm 5/12 đã gửi đi thông báo về việc điều chỉnh tăng trưởng tín dụng năm 2022 thêm 1,5-2%. Mức tăng này ngang với 240.000 tỷ đồng được cung ứng cho nền kinh tế.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Đào Minh Tú, đã có cuộc trao đổi với báo chí ngày 8/12 cho biết tăng trưởng tín dụng đến hiện tại là 12,2%. Theo đó, vẫn còn khoảng 1,8% mới bằng con số 14% của chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022. Việc điều chỉnh tăng tín dụng thêm gần 2% sẽ là dư địa lớn để các ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung.
Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), ông Trần Thăng Long, tại buổi Talkshow Chọn danh mục của báo Đầu tư vừa qua đã chia sẻ rằng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu, tuy nhiên gặp khó trong việc tiếp cận vốn vay nhằm chuẩn bị cho dịp kinh doanh đợt cuối năm. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với vay cá nhân.
Doanh nghiệp thận trọng tính lãi suất sau nới room tín dụng
Trong bối cảnh, Ngân hàng Nhà nước mới nới room tín dụng toàn hệ thống thêm 1,5 - 2%, thêm dư địa cho các ngân hàng thực hiện giải ngân cho vay, nhưng cũng là điều khiến các doanh nghiệp lo lắng với những khoản vay mới vì lãi suất hiện nay vẫn khá cao.Doanh nghiệp rau quả có cơ hội lớn để tăng doanh thu khi đón đầu làn sóng tiêu thụ từ Trung Quốc
Cục Xuất nhập khẩu cho biết Trung quốc nhập khẩu hơn 15 tỷ USD mặt hàng rau quả mỗi năm. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng về việc mở cửa cho hàng loạt hoa quả của Việt Nam xuất khẩu tới Trung Quốc sẽ là động lực đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu rau quả vào năm sau.Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi xuất khẩu dự báo giảm nhiệt?
Trong quý 4/2022, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đang có dấu hiệu giảm nhiệt bởi nhu cầu thế giới tăng mạnh. Và theo các chuyên gia cũng như tổ chức quốc tế, đối với nền kinh tế có độ mở lớn thì Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ việc suy giảm này. Dự báo xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ bước vào giai đoạn chững lại trong thời gian sắp tới.Theo ông, các doanh nghiệp trong từng ngành sẽ có mức dùng đòn bẩy khác nhau. Có doanh nghiệp nợ vay nhiều với tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao như nhiều doanh nghiệp địa ốc. Trong khi các ngành liên quan đến tiêu dùng thì ít vay nợ, và có lượng tiền ròng cao, nghĩa là lượng tiền mặt trừ đi các khoản vay.
Hiện tại, các doanh nghiệp sở hữu lượng tiền ròng cao có lợi thế lớn khi lượng tiền mặt gửi ngân hàng đem lại lãi suất tốt. Theo nhận định của ông Long, đó là những doanh nghiệp khi thị trường khó khăn vẫn sống khỏe.
Theo chuyên gia, lãi suất đang duy trì ở mức cao và khả năng sẽ tiếp tục giữ mặt bằng này trong năm sau, tuy nhiên thanh khoản trên thị trường chứng khoán có thể cải thiện hơn đem lại hiệu ứng tích cực đối với doanh nghiệp.
Theo ông Quan Đức Hoàng, Chủ tịch Quỹ A+, lãi suất thời gian qua lên mức khá cao vì doanh nghiệp trữ tiền mặt đề phòng rủi ro thanh khoản. Do đó, ngân hàng huy động không đủ vốn.
Ông Hoàng cho rằng thị trường ngân hàng Việt Nam không thiếu tiền. Một số người cho rằng ngân hàng không có tiền cho vay vì thị trường bị siết, thực tế không hẳn là như vậy. Hiện ai cũng muốn giữ lại một chút, muốn mua xe mua nhà, tuy nhiên giữ lại chờ vài tháng, doanh nghiệp muốn đầu tư cũng tạm hoãn để chờ thêm.
Cần doanh nghiệp vay khi muốn mở room tín dụng để tăng trưởng, tuy nhiên lãi suất đang cao, do đó doanh nghiệp không dám vay. Ông cho rằng doanh nghiệp thời điểm này nên xem xét vay để làm gì và vì sao cần vay. Cần phòng thân một chút nếu kế hoạch kinh doanh còn chưa khả quan.
Theo ông, giai đoạn phòng thân vẫn còn kéo dài thêm để nhìn nhận những thông điệp như lạm phát tại Mỹ. Thị trường có thể cần thêm 1-2 quý nữa mới trở nên tốt hơn. Đối với ngành đồ uống, khó khăn vẫn luôn duy được được doanh số bán hàng khả quan.