Shopper là gì? Sự khác nhau giữa shopper và consumer trong marketing
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên viên marketing và những thông tin thú vị về công việc nàyNeuromarketing là gì? Những ứng dụng đối với sự phát triển của doanh nghiệpMetrics là gì? Các chỉ số đo lường hiệu quả trong lĩnh vực marketingTìm hiểu consumer và shopper là gì?
Để hiểu hơn khái niệm shopper là gì chúng ta sẽ so sánh 2 thuật ngữ consumer và shopper:
Consumer là gì?
Consumer nghĩa là người tiêu dùng. Họ là đối tượng sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ được cung ứng trên thị trường.
Shopper là gì?
Shopper là gì? Shopper được hiểu là người mua hàng. Họ là người đưa ra quyết định mua hàng tại điểm bán. Shopper có thể mua cho họ hoặc mua cho gia đình.
Để hình dung những khái niệm này, chúng ta sẽ chỉ ra 2 nhân vật trên trong 1 ví dụ cụ thể:
Nhãn hiệu Romano tung ra thị trường sản phẩm dầu gội cho nam giới qua các kênh phân phối và hệ thống siêu thị Big C và các cửa hàng bán lẻ. Chị A là vợ anh B đến siêu thị mua dầu gội về cho anh B. Anh B là người sử dụng sản phẩm dầu gội Romano.
Chúng ta có thể thấy rõ trong ví dụ trên:
Consumer là người tiêu dùng sản phẩm, tức anh B. Shopper là người trực tiếp mua hàng, tức chị A.
Qua ví dụ trên, chắc hẳn các bạn đã có thể phân biệt 3 khái niệm: customer, consumer và shopper là gì rồi phải không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem sự khác nhau này sẽ giúp ích cho các marketer như thế nào khi tiếp cận từng nhóm đối tượng.
Sự khác biệt giữa consumer insight và shopper insight là gì?
Insight là sự thấu hiểu một cách sâu sắc trong suy nghĩ, mong muốn, ẩn sâu trong tâm trí con người nhưng chưa được nói ra rõ ràng. điều này được thể hiện mức độ vượt trên cả những gì họ tự xác định cho bản thân.
Các marketers cần thấu hiểu được các loại insight, cách tìm hiểu insight khách hàng của từng nhóm đối tượng mục tiêu. Để thấu hiểu và thỏa mãn mong muốn của họ, từ đó đạt được mục đích marketing của mình. Chính vì khái niệm, hành vi của từng nhóm đối tượng khách hàng có sự khác nhau, nên insight này chắc chắn cũng sẽ có sự khác biệt.
Consumer (người tiêu dùng) là những người sử dụng sản phẩm nên họ sẽ tập trung vào lợi ích mà sản phẩm mang lại như mùi vị, tính năng, công dụng,...
Trong khi shopper (người mua hàng) sẽ tập trung vào việc hoàn thành nhiệm vụ mua sắm một cách hiệu quả nhất (nhanh chóng và tiết kiệm nhất). Họ quan tâm mua hàng ở đâu cho thuận tiện, khi mua thì mặt hàng nào có lợi về giá hơn, nhìn đẹp bắt mắt hơn hay đơn giản là có được khuyến mãi, tặng kèm gì không? Insight của phụ nữ khi đi mua hàng khác với insight nam giới. Insight tết cũng khác với insight những ngày thường.
Chính vì vậy, đối với người tiêu dùng, chúng ta cần lắng nghe suy nghĩ của họ về trải nghiệm sản phẩm để xây dựng consumer marketing phù hợp. Trong khi đối với người mua hàng, chúng ta cần theo dõi hành vi khi mua sắm của họ để xây dựng shopper marketing.
Đặc điểm của chiến lược shopper marketing
Khi đã hiểu rõ shopper là gì thì bạn cần tìm hiểu về đặc điểm của shopper marketing. Cụ thể là:
Thấu hiểu khách hàng
Các hoạt động marketing vẫn có thể triển khai ngay cả khi nó không dựa trên sự hiểu biết về khách hàng. Tuy nhiên, với shopper marketing, việc thấu hiểu insight của khách hàng hay lấy khách hàng làm mục tiêu và trung tâm nghiên cứu luôn là điều quan trọng bắt buộc phải thực hiện.
Shopper marketing phải luôn đặt mình vào vị trí và góc nhìn của khách hàng để có được những suy nghĩ chính xác nhất đối với sản phẩm của thương hiệu. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể tìm ra được các mối quan tâm của người tiêu dùng đối với sản phẩm để đưa ra những định hướng và phát triển chiến lược marketing một cách phù hợp.
Thể hiện được quá trình
Shopper marketing là tập hợp của một chuỗi các hoạt động tiếp thị được các doanh nghiệp tiến hành thực hiện. Chính vì vậy, khi nhắc đến khái niệm này, bạn có thể hình dung nó là một quá trình.
Quá trình này mang đến cho doanh nghiệp và shopper những giá trị lớn. từ các hoạt động nghiên cứu ban đầu, sau đó là phát triển các chiến lược tiếp cận cho đến việc tư vấn, chốt đơn và cuối cùng là bán hàng thành công cho khách hàng.
Tác động hành vi mua sắm của khách hàng
Từ việc nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng, chúng ta sẽ đưa ra những chiến lược phát triển cụ thể và có khả năng tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của các đối tượng khách hàng. Bao gồm khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại và khách hàng trung thành.
Điều này sẽ giúp người tiêu dùng mua sản phẩm với tần suất cao hơn và sản phẩm của doanh nghiệp cũng được bán ra nhiều hơn. Vì vậy, khi tìm hiểu shopper marketing bạn cần phải xác định rõ những yếu tố có khả năng tác động đến hành vi mua sắm của khách hàng để sinh lợi nhuận hấp dẫn và mang lại mức độ tăng trưởng ổn định cho doanh nghiệp.
So sánh consumer marketing và shopper marketing
Sau khi tìm hiểu về đặc điểm của shopper trong marketing, tiếp theo chúng ta sẽ so sánh 2 khái niệm consumer marketing và shopper marketing. Định nghĩa
Insight khách hàng
- Shopper marketing: Tập trung vào các trải nghiệm như giá cả khuyến mãi, hành vi mua sắm, trưng bày sản phẩm và động lực của người dùng tại từng địa chỉ phân phối.
- Consumer marketing: Tập trung vào các trải nghiệm như nhận thức, cảm xúc, khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng và động lực của người dùng cuối.
Kênh triển khai
- Shopper marketing: Tập trung vào các phương tiện bán hàng gồm hoạt động phát triển, hệ thống phân phối và kích hoạt tại các điểm bán để thúc đẩy quyết định mua sản phẩm của khách hàng.
- Consumer marketing: Tập trung vào các kênh triển khai thông qua chiến dịch truyền thông tích hợp (IMC) để gia tăng mức độ yêu thích và khả năng nhận diện thương hiệu đối với khách hàng.
Người thực hiện
- Shopper marketing: Trade team sẽ là đơn vị phụ trách shopper marketing với nhiệm vụ tìm hiểu các kênh phân phối, phân tích dữ liệu, phân khúc để tác động vào hành vi mua sắm của khách hàng và thúc đẩy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
- Consumer marketing: Brand team sẽ là đơn vị phụ trách consumer marketing với nhiệm vụ tiến hành phân tích báo cáo thị trường, thu thập insight, ý kiến khách hàng và thúc đẩy hoạt động truyền thông để khách hàng nhớ đến sản phẩm.
Lời kết
Để thấu hiểu khách hàng và mang lại những giá trị to lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bạn nên ứng dụng shopper marketing trong các chiến lược tiếp thị của mình. Qua bài viết này, hẳn bạn đọc đã nắm rõ được shopper là gì và các nội dung hữu ích khác có liên quan. Để cập nhật thêm kiến thức mới nhất hàng ngày về lĩnh vực Bất động sản/Môi giới bđs - Kinh tế tài chính - Đầu tư – Thị trường IPO - Hỏi đáp phát luật - Công nghệ, hãy truy cập Chuyên trang Tin tức của website Meeyland.com.