meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển 

Thứ ba, 01/08/2023-09:08
Dự thảo Quy hoạch Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030 tỉnh này trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển trong Đồng bằng sông Cửu Long; gia nhập nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước. 

Còn nhiều khó khăn, thách thức 

Theo Báo Bạc Liêu, Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh mới đây đã tiến hành họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì phiên họp cho biết, đây là phiên họp thẩm định thứ 46 của Hội đồng thẩm định, trong số này đã có 10 quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo Thứ trưởng, tỉnh Bạc Liêu được tách từ đầu năm 1997, tỉnh có nhiều thuận lợi phát triển thủy sản và có tiềm năng lớn phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, tỉnh Bạc Liêu cũng còn tồn tại nhiều khó khăn như chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, lao động trẻ đã qua đào tạo phần lớn vẫn có xu hướng đi ra các tỉnh, thành phố khác để làm việc; Chất lượng tăng trưởng thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, năng suất lao động và tăng trưởng năng suất lao động còn thấp so với vùng và cả nước; Hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, khu du lịch... chưa được đầu tư đồng bộ, hiện đại; Còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn lực vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.


Toàn cảnh phiên họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Toàn cảnh phiên họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tỉnh Bạc Liêu cũng đang phải đối mặt với các thách thức về môi trường như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, lãng phí và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, xử lý môi trường trong phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản. “Những điểm hạn chế trên cần phải được nghiên cứu, đánh giá kỹ để khắc phục, giải quyết trong bài toán quy hoạch”, Thứ trưởng nói. 

Sau khi quy hoạch được phê duyệt sẽ xác định được tầm nhìn, mục tiêu phát triển; sắp xếp, phân bổ không gian phát triển của địa phương mình một cách bài bản, khoa học, hiệu quả và khả thi. 

Còn theo Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Tấn Cận, Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện tư duy, tầm nhìn mới phù hợp với định hướng phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng giai đoạn 2021 - 2030. Trên cơ sở đó, mở ra những cơ hội phát triển và định hướng các giá trị mới cho tỉnh Bạc Liêu trong thời kỳ quy hoạch.

Đây cũng là cơ sở để lãnh đạo tỉnh chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại trên địa bàn. Đồng thời là căn cứ để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư và kiến tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, văn minh.

Nội dung trong Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm cụ thể hóa các quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cấp trên và trên cơ sở kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng. 


Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện tư duy, tầm nhìn mới.
Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện tư duy, tầm nhìn mới.

Gia nhập nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước

Dự thảo Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển Bạc Liêu trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, năng động, hiệu quả, từng bước hiện đại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Mục tiêu này được đặt ra dựa trên cơ sở phát triển trung tâm sản xuất năng lượng sạch, trung tâm sản xuất tôm giống, sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm thương phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Bạc Liêu sẽ phát triển cụm ngành nông nghiệp, các đô thị động lực tập trung dịch vụ và công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp, thủy sản, ứng dụng công nghệ cao. Tập trung phát triển mạnh ngành dịch vụ, du lịch; khoa học - công nghệ gắn với đổi mới sáng tạo dần trở thành động lực chủ yếu của phát triển; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, từng bước hiện đại; môi trường và cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học được bảo vệ, khôi phục, phát triển, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm khí phát thải về “net zero” vào năm 2050. 

Đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bạc Liêu gia nhập nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước. 


Bạc Liêu đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, năng động, hiệu quả, từng bước hiện đại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.
Bạc Liêu đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, năng động, hiệu quả, từng bước hiện đại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.

Định hướng đến năm 2050, Bạc Liêu trở thành tỉnh có trình độ phát triển khá toàn diện, mạnh về kinh tế biển trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Xác định phát triển bền vững với 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển nhanh kinh tế xanh, ngày càng dựa trên công nghệ tiên tiến, có năng suất và hiệu quả cao gắn đổi mới sáng tạo không ngừng.

Nhằm thực hiện hóa các mục tiêu, định hướng trên, tỉnh Bạc Liêu sẽ tập trung vào 3 khâu đột phá phát triển. Một là khai thác hiệu quả lợi thế sẵn có về phát triển kinh tế biển, sớm đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển. Hai là phát triển nguồn nhân lực và cải cách thể chế quản trị. Ba là phát triển kết cấu hạ tầng và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Về quy hoạch không gian, tỉnh Bạc Liêu dự kiến phân định thành 2 tiểu vùng kinh tế là Nam quốc lộ 1 và Bắc quốc lộ 1.

Tại tiểu vùng kinh tế trọng điểm Nam quốc lộ 1 (gồm cả vùng biển Bạc Liêu) gồm thành phố Bạc Liêu, huyện Đông Hải, huyện Hòa Bình, huyện Vĩnh Lợi, có diện tích tự nhiên khu vực nội địa 1.472,2 km2, chiếm khoảng 55,18% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, toàn bộ bờ biển thuộc địa bản tỉnh Bạc Liêu 56km và ngư trường hơn 40.000 km2.

Tiểu vùng kinh tế Bắc quốc lộ 1: Gồm các huyện và thị xã còn lại là huyện Hồng Dân, Phước Long và thị xã Giá Rai, có diện tích nội địa 1.195,7 km2, chiếm 44,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Đến năm 2030, toàn tỉnh Bạc Liêu có 16 đô thị. Trong đó, có 1 đô thị loại I (thành phố Bạc Liêu), 1 đô thị loại III (thị xã Giá Rai), 5 đô thị loại IV (thị trấn Hòa Bình, Ngan Dừa, Châu Hưng, Gành Hào, Phước Long), và 9 đô thị loại V (đô thị Phó Sinh, Vĩnh Hưng, Chủ Chí, Cái Cùng, Ninh Quới A, Vĩnh Mỹ B, Hưng Thành, Điền Hải, Ba Đình). Sau năm 2030, toàn tỉnh có 19 đô thị.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

20 phút trước

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

21 phút trước

Tận dụng triệt để quỹ đất để gia tăng nguồn cung nhà ở

21 phút trước

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

23 giờ trước

Người bán nhà cần cẩn trọng với chiêu trò “có khách cọc ngay” của môi giới

23 giờ trước