meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực

Thứ năm, 30/03/2023-23:03
Theo Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050, quy mô diện tích lập quy hoạch là khoảng 150.000 ha, trong đó diện tích mặt nước là 79.178 ha và diện tích phần đất liền, đảo là 70.822 ha. 

Theo Báo Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 298/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Ranh giới lập Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050 bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của các xã Vạn Thọ, Vạn Thạnh, Đại Lãnh, Vạn Bình, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Thắng, Vạn Khánh, Vạn Phú, Vạn Hưng, Vạn Lương và thị trấn Vạn Giã thuộc huyện Vạn Ninh; các phường Ninh Hiệp, Ninh Đa, Ninh Giang, Ninh Thủy,  Ninh Hải, Ninh Diêm và các xã Ninh An, Ninh Thọ, Ninh Phước thuộc thị xã Ninh Hòa.

Tổng quy mô diện tích khoảng 150.000 ha, bao gồm 79.178 ha diện tích phần mặt nước và 70.822 ha phần đất liền, đảo. 

Khu kinh tế Vân Phong được định hướng trở thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, có vai trò đầu tàu trong thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận nói riêng và cả nước nói chung. Kinh tế biển sẽ đóng vai trò nền tảng tại khu kinh tế này, bởi có cảng trung chuyển container quốc tế, dịch vụ logistics, đô thị, du lịch, dịch vụ, công nghiệp có vai trò quan trọng, kết nối hợp tác phát triển với những ngành kinh tế khác. Đặc biệt, tại Khu kinh tế Vân phong còn là trung tâm dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp cao cấp. 


Khu kinh tế Vân Phong được định hướng trở thành đầu tàu trong thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cả nước.
Khu kinh tế Vân Phong được định hướng trở thành đầu tàu trong thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cả nước.

Tầm nhìn và chiến lược phát triển Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2050 trở thành trung tâm kinh tế biển năng động, thông minh, bền vững, có bản sắc, có sự gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, thịnh vượng. Đồng thời, phát triển thành khu kinh tế có tính cạnh tranh cao dựa trên nền tảng các ngành trọng điểm có lợi thế tự nhiên, là trung tâm hàng hải, du lịch, công nghiệp và là cửa ngõ giao thương của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với thế giới. 

Theo định hướng, tại Khu kinh tế Vân Phong sẽ gồm các khu phát triển dịch vụ, du lịch với nhiều loại hình sinh thái – vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf, công viên chuyên đề, triển lãm du thuyền quốc tế kết hợp hoạt động tham quan, trải nghiệm… Khu vực này có tổng diện tích đất khoảng 2,613 ha, tập trung chủ yếu tại bán đảo Hòn Gốm, Hòn Lớn, Đại Lãnh 2.027 ha; khu vực Dốc Lết 200 ha; các khu vực khác khoảng 386 ha. 

Quy hoạch khu vực phát triển sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp tại Khu kinh tế Vân Phong có tổng diện tích khoảng 496 ha. Dự kiến đến năm 2030 các khu vực phát triển khu công nghiệp gồm (Ninh Diêm 3, Vạn Lương, Ninh An, Ninh Diêm, Ninh Thọ với tổng diện tích khoảng 1.475 ha. Đến năm 2040, các khu vực dự kiến phát triển công nghiệp có diện tích khoảng 750 ha. 

Cảng biển, các trung tâm dịch vụ hậu cần, logistics có diện tích 509 ha. Các khu vực dự kiến phát triển cảng, hậu cần cảng  tại Bắc và Nam Vân Phong có diện tích khoảng 961 ha. Dự kiến khu vực phát triển hậu cần cảng, logistic tại Ninh Phước khoảng 445 ha. Khu vực dự kiến phát triển hàng không khoảng 500 ha tại xã Vạn Thắng.

Về du lịch, tại Khu kinh tế Vân Phong được quy hoạch tập trung phát triển du lịch đặc thù với thế mạnh du lịch các điểm cảnh quan nổi tiếng và độc đáo tại các đảo Điệp Sơn, bãi Sơn Đừng, biển Đại Lãnh, Mũi Đôi, Hòn Ông, Vũng Đầm Môn… Những khu vực có bãi tắm đẹp như: núi Khải Lương, khu vực Tuần Lê - Hòn Ngang, đảo Hòn Lớn, bãi Dốc Lết…

Được biết, khu vực Vân Phong có rất nhiều tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia theo quy định của pháp luật về du lịch. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch ưu tiên những vị trí thuận lợi, dành quỹ đất cho phát triển hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đồng thời cần bảo vệ các vùng cảnh quan, các giá trị văn hóa và bảo tồn di tích có giá trị tạo thuận lợi cho phát triển các sản phẩm du lịch.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

12 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

12 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

12 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

12 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước