Khánh Hòa quyết tâm phát triển Khu kinh tế Vân Phong trở thành "trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế"
BÀI LIÊN QUAN
Đề nghị ban hành NQ thí điểm cơ chế đặc thù phát triển tỉnh Khánh HòaSau bài học “vỡ bong bóng”, thời điểm này có nên đầu tư vào đất Vân Phong (Khánh Hòa)?Trong 1 tháng, Khánh Hòa thu hút 3 dự án với tổng vốn đầu tư 136,3 tỷ đồngNgày 25/4/2006, khu kinh tế Vân Phong được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg với tổng diện tích lên đến 150.000 ha trên địa bàn huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Khu vực này hiện đang có khoảng 240.600 người dân sinh sống. Dự kiến đến năm 2030 con số này sẽ lên đến 350.000 - 380.000 người và đến năm 2040 sẽ đạt tối đa 550.000 người.
Mục tiêu của việc điều chỉnh này đó là nhằm đưa khu kinh tế Vân Phong trở thành vị trí chiến lược của tỉnh Khánh Hòa về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
Sau hơn 15 năm thành lập, khu kinh tế Vân Phong đã thu hút được 155 dự án đầu tư, trong đó có 125 dự án trong nước và 30 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 4,1 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,35 tỷ USD. Hiện tại đã có khoảng 100 dự án đã đi vào hoạt động.
Thời điểm từ 2006-2021 cho thấy, doanh thu đạt được là hơn 5,7 tỷ USD, xuất khẩu đạt trên 5,2 tỷ USD, nhập khẩu hơn 3,8 tỷ USD, nộp ngân sách đạt hơn 50.000 tỷ đồng.
Các sản phẩm xuất khẩu chính của khu kinh tế này đó là tàu biển và thủy sản. Trong đó hầu hết các doanh nghiệp này đều tập trung đầu tư ở khu vực phía Nam Vân Phong.
Trong khi đó, khu vực Bắc Vân Phong cũng có những lợi thế về phát triển kinh tế không hề thua kém gì khu kinh tế phía Nam Vân Phong nhưng lại chẳng được mấy ai quan tâm. Hiện nay, khu vực này vẫn chỉ là những đồi cát trắng nằm trải dài.
Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong cũng cho hay: "Thực hiện Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 24/12/2012 về xây dựng, phát triển của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Do quá trình thực hiện Đề án thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong, nên từ năm 2016, khu vực này hầu như không có nhiều thay đổi, chưa thu hút các dự án mới mặc dù nó cũng có nhiều tiềm năng để phát triển và có nhiều nhà đầu tư đăng ký thực hiện các dự án lớn tại đây".
Vào năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương dừng triển khai lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong và cho phép điều chỉnh quy hoạch khu kinh tế Vân Phong.
Ngày 13/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 451/QĐ-TTg về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung, phát triển Khu kinh tế Vân phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Khu kinh tế Vân Phong được quy hoạch với tầm nhìn đến năm 2050 có tính chất:
Thứ nhất: Là khu kinh tế tổng hợp đa ngành nghề và lĩnh vực, có vai trò thu hút đầu tư và tạo động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận. Trong đó, kinh tế biển là nền tảng cốt lõi bởi nó có cảng trung chuyển container quốc tế, dịch vụ Logistic kết hợp phát triển cùng với các ngành kinh tế khác.
Thứ hai: Là nơi cung cấp các dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí tổng hợp cao cấp, có các sản phẩm dịch vụ độc đáo, khác biệt, hiện đại, chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh quốc tế.
Cùng với đó, tỉnh Khánh Hòa cũng sẽ tập trung xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực Bắc Vân Phong. Điều này sẽ giúp thu hút thêm nhiều nhà đầu tư đến "khai phá" mảnh đất màu mỡ này.
Theo Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong, Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đang trong thời gian hoàn thiện. Dự kiến sẽ trình Chính phủ phê duyệt vào tháng 8/2022 sắp tới.