Property Manager là gì? Những việc làm và cơ hội hấp dẫn bạn cần biết
BÀI LIÊN QUAN
Production manager là gì? Các thông tin và vấn đề liên quan tới Product managerSenior manager là gì? Tin tức nóng hổi về senior managerOperation manager là gì? Vai trò của operation manager trong doanh nghiệp là gì?Những thông tin quan trọng xoay quanh Property Manager
Property Manager là gì?
Có rất nhiều những từ tiếng Anh chúng ta có thể hiểu được, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể hiểu hết được ý nghĩa của nó, theo như chúng tôi đã chắt lọc và tìm hiểu thì Property Manager được dịch sang tiếng Việt là quản lý tài sản, quản lý tài sản được định nghĩa rất rộng, bao gồm việc giám sát cũng như quản lý cho bất cứ một nhóm nào đó.
Quản lý tài sản có thể được áp dụng cho tất cả loại tài sản từ vô hình tới hữu hình, quản lý tài sản sẽ được hiểu như là một hệ thống quản lý, từ đó chúng ta có thể phát triển cũng như nâng cấp lên, vận hành nó hoạt động tốt hơn, mượt mà hơn và có hiệu quả.
Bên cạnh đó thì bạn có thể hiểu rằng quản lý tài sản chính là một xu hướng công việc thu hút khá nhiều người trẻ thời gian gần đây nếu như những nhu cầu của con người tăng cao lên như này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu với những thông tin quan trọng được cung cấp qua cái nhìn chính là quản lý tài sản trên phương diện quản lý căn hộ, quản lý nhà, quản lý tài sản nhé.
Quản lý tài sản chính là một xu hướng hiện nay trên thị trường
Trong một số những năm trở lại đây thì xu hướng quản lý tài sản chỉ mới bắt đầu được hình thành, mở rộng và phát triển, khi những nhu cầu của con người tăng cao không ngừng, từ đó những nhu cầu về mua nhà, thuê nhà và cho thuê lại nhà tăng cao hơn.
Hầu như những chủ nhà đều không có ý định mua lại nhà rồi để không ở đó mà họ sẽ có xu hướng mua lại những căn chung cư cấp cao tại nhiều vị trí đắc địa, sau đó mới cho thuê lại để giá trị thực của căn hộ đó không bị giảm đi.
Những nhu cầu này trong một số những năm trở lại đây bắt đầu tăng cao hơn vì nền kinh tế phát triển hơn trước, nhu cầu mua đi bán lại cho thuê cũng tăng cao hơn.
Trường hợp cần tới người quản lý tài sản
Vậy thì khi nào người cho thuê nhà mới cần tới người quản lý tài sản? Trên thế giới và nước ta đang đa dạng hóa về hình thức kinh doanh cho thuê nhà đó là:
- Những hình thức chủ nhà vẫn sẽ tự quản lý và cho thuê lại qua những quảng cáo
Hình thức này hiện đang phổ biến đặc biệt là đối với những sinh viên mới ra trường thì hình thức này là một trong những hình thức khá phổ biến bởi khi những chủ nhà vẫn đang tự mình quản lý tài sản thì họ sẽ thấy yên tâm hơn rất nhiều. Vậy nên có rất nhiều người chủ nhà đã áp dụng hình thức kinh doanh và cho thuê này, tuy vậy thì những chủ nhà sẽ cần phải theo dõi cũng như kiểm soát những đối tượng thuê nhà, cập nhật nhanh những yêu cầu của khách hàng thường xuyên hơn, lắng nghe những ý kiến, phản hồi của khách hàng, theo dõi sát sao những chất lượng và cải thiện phòng ốc nếu như khách hàng có nhu cầu.
Đối với hình thức này còn khiến cho chủ nhà gặp rất nhiều những khó khăn đó chính là họ phải tự mình đi tìm những nguồn hàng thích hợp, tự mình đi tìm hiểu những kiến thức về pháp lý, hợp đồng mà điều này đối với một vài chủ nhà sẽ là một thử thách khá lớn.
Đặc biệt là đối với những người chủ nhà còn phải bỏ ra nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh thêm, kể cả những xung đột và mâu thuẫn xảy ra. Điều này còn sẽ vô cùng khó khăn nếu người chủ nhà đó chưa trang bị cho bản thân đầy đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết.
- Hình thức hợp tác giữa người quản lý tài sản và bên trung gian
Hiện có khá nhiều chủ nhà sử dụng hình thức này vì tính ưu việt của nó, thuận lợi hơn cho cả khách thuê nhà và chủ nhà, chủ nhà sẽ không phải tốn quá nhiều công sức để tìm hiểu cũng như không cần bỏ thêm thời gian và vốn liếng thêm nữa.
Đây được hiểu là một hình thức hợp tác mà trong bài viết đang đề cập tới, dĩ nhiên để có thể đảm bảo được quyền lợi của hai bên thì việc phân chia rõ ràng quyền lợi của các bên là điều vô cùng quan trọng, để không bên nào bị ảnh hưởng và thiệt thòi, nếu như có xảy ra những sự tranh chấp cũng sẽ có thêm được những hướng giải quyết đúng đắn nhất.
Với hình thức hợp tác kinh doanh này thì chủ nhà không cần phải trực tiếp quản lý những tài sản mà mình có, công việc này sẽ do người quản lý tài sản chịu trách nhiệm, bạn chỉ cần phải bỏ thêm một khoản tiền nhỏ để người quản lý tài sản thực hiện đúng những nghĩa vụ của bản thân họ như là làm những thủ tục, giấy tờ pháp lý là được.
Với hình thức này, chủ nhà có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, không cần phải đi tìm hiểu về những thủ tục pháp lý cũng như không cần phải bỏ thêm thời gian tìm kiếm người thuê lại nhà thích hợp.
Cũng không cần phải bỏ thêm thời gian ra để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tương lai, mặc dù vậy thì hình thuwcs này bạn cũng sẽ không được trực tiếp quản lý thêm tài sản mà sẽ do những người Property Manager thực hiện đảm nhận và quản lý.
Như vậy có thể thấy rằng xu hướng này hiện đang vôc ùng sôi động, thu hút nhiều người trong thời buổi hiện nay, cả hai bên đều có thể nhận được những mức lợi nhuận giống nhau như thỏa thuận từ trước, tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền bạc và sức lực của người thực hiện.
Trách nhiệm của người quản lý tài sản và người chủ nhà
Dĩ nhiên đối với hình thức trung gian qua bên thứ ba là người quản lý tài sản có thể sẽ xuất hiện giữa hai bên đó là trách nhiệm.
Trách nhiệm mà chủ nhà cần thực hiện
Đứng trên những phương diện là chủ nhà chính, là người có tài sản cho thuê vậy nên bạn cũng cần thực hiện đầy đủ những trách nhiệm của mình gồm:
-
Thực hiện việc đầu tư vào căn nhà đó: Bạn sẽ phải đầu tư vào những nội thất bên trong, trang bị đầy đủ nhất những trang thiết bị cần thiết của căn hộ đó, đảm bảo người dùng có thể sử dụng và là một cách tạo nên thương hiệu và sự uy tín của khách hàng.
-
Đảm bảo thực hiện tư cách pháp lý pháp luật, đây là một nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng, đảm bảo được sự hợp tác dài lâu của hai bên, chính vì vậy mà bạn cần thực hiện đầy đủ nhất và đúng với những quy định của pháp luật đã đề ra.
-
Cần thực hiện chịu trách nhiệm cho những thiệt hại phát sinh trong quá trình cho thuê lại.
-
Đảm bảo cho bản thân thì những người chủ nhà phải đảm bảo đọc kỹ cũng như nghiên cứu thị trường, trao đổi cũng như làm việc với những nhà quản lý tài sản để từ đó có thể hiểu hơn về giá cả cũng như thị trường.
Trách nhiệm đối với những người quản lý tài sản
Những người quản lý tài sản sẽ phải thực hiện nhiều trách nhiệm hơn khi so sánh với những người chủ nhà vì bạn sẽ phải là những người trung gian thực hiện việc giải quyết toàn bộ những vấn đề cùng bên thuê nhà.
Nếu như với những hình thức trước đó, thì người chủ nhà sẽ phải tự mình quản lý những tài sản thì họ có thể làm tất cả những yêu cầu có liên quan, còn đối với hình thức này thì những người quản lý tài sản phải thực hiện những trách nhiệm:
-
Tìm hiểu những đối tượng thuê nhà thích hợp.
-
Thực hiện việc kiểm tra và bàn giao người thuê nhà.
-
Xử lý những khiếu nại cần thiết.
-
Thực hiện những giấy tờ pháp lý có liên quan.
Như vậy thì cả người chủ nhà và người Property Manager đều có trách nhiệm riêng mà chính bản thân họ phải thực hiện được, để có thể đảm bảo được những quyền lợi đôi bên thì cả hai bên đều nên thực hiện được đúng và tuân thủ những điều đã đề ra. Chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo được thu nhập lâu dài và ổn định.
Property Manager - Một công việc vô cùng hấp dẫn trong tương lai
Như trong phần trên đã tìm hiểu thì bạn cũng phần nào hiểu rõ hơn về công việc Property Manager, đây được xem là một công việc hấp dẫn trong tương lai, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung bên dưới nhé.
Vai trò và nhiệm vụ của Property Manager
Property Manager hay còn được biết tới là người quản lý tài sản, người này sẽ được những công ty thuê về thực hiện việc giám sát những hoạt động của doanh nghiệp hoặc đơn vị hoạt động bất động sản nào đó.
Hoặc cũng có thể là do chính chủ nhà hoặc nhà đầu tư bất động sản thuê người quản lý tài sản về để có thể thực hiện được công việc này, vậy thì công việc của người quản lý tài sản bao gồm những gì.
-
Bạn sẽ phải thực hiện việc giám sát và quản lý toàn bộ những tài sản đã được giao.
-
Lên những chính sách kinh doanh, hoạch định riêng cho mỗi một khách hàng đã được giao
-
Thực hiện việc sắp xếp, kiểm tra và có thể bảo trì và đáp ứng đủ những tiêu chuẩn.
-
Duy trì và cải tạo những mối quan hệ thuê nhà ổn định và lâu dài.
-
Thực hiện việc quảng bá để người đi thuê có thể tìm kiếm dễ dàng hơn khi có nhu cầu.
-
Hoàn thành toàn bộ những mục tiêu đã đề ra về tài chính.
Với một khối lượng lớn những công việc như vậy chắc hẳn bạn sẽ gặp nhiều áp lực cũng như khó khăn trong công việc, mặc dù vậy với bất cứ một công việc nào muốn thành công bạn phải chịu được áp lực lớn. Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài đã đem tới cho bạn những kiến thức mới về công việc Property Manager nhé.