meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Pocketalk Corp dự kiến IPO với mức định giá 1 tỷ USD

Thứ hai, 18/09/2023-22:09
Ghi nhận, công ty khởi nghiệp công nghệ (startup) Pocketalk Corp., nhà sản xuất máy phiên dịch của Nhật Bản, đang lên kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Mỹ trong thời gian hai năm tới dựa trên mức định giá 1 tỷ USD Mỹ.

Pocketalk Corp. ghi nhận được tách ra từ Công ty Sourcenext Corp. chuyên bán các thiết bị cầm tay nhỏ gọn có thể phiên dịch 85 ngôn ngữ theo thời gian thực. Cũng kể từ khi thành lập vào năm 2017 thì startup đã bán được tổng cộng là 1,1 triệu máy phiên dịch. Pocketalk S là mẫu phẩm gần đây nhất của công ty có giá bán là 249 USD. 

Pocketalk cũng có kế hoạch bán thêm 1 triệu máy phiên dịch ở 11 nước trong thời gian 3 năm thông qua một quan hệ đối tác với đơn vị di động của Tập đoàn SoftBank Group - đây chính là nhà đầu tư công nghệ hàng đầu của Nhật Bản.

Máy phiên dịch còn được xem là máy thông dịch, có chức năng nhận diện và máy phiên dịch giọng nói từ ngôn ngữ này cho đến ngôn ngữ khác. 


Chính nỗ lực của Pocketalk trong việc mở rộng thị trường toàn cầu cũng như niêm yết cổ phiếu ở Mỹ chính là bước đi khác biệt so với hầu hết các startup của Nhật Bản, vốn có xu hướng gắn bó với thị trường quê nhà, là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới
Chính nỗ lực của Pocketalk trong việc mở rộng thị trường toàn cầu cũng như niêm yết cổ phiếu ở Mỹ chính là bước đi khác biệt so với hầu hết các startup của Nhật Bản, vốn có xu hướng gắn bó với thị trường quê nhà, là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới

Máy phiên dịch cũng có khả năng chuyển đổi ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ thứ hai (bởi người dùng lựa chọn). Bản dịch sau khi được xử lý sẽ được phát thông qua loa hay tai nghe. 

Ở thị trường chứng khoán Tokyo, cổ phiếu của công ty mẹ Sourcenext ghi nhận đã tăng giá đến 10% vào hôm 15 - 9 sau khi kế hoạch IPO của Pocketalk chính thức được công bố. 

Chính nỗ lực của Pocketalk trong việc mở rộng thị trường toàn cầu cũng như niêm yết cổ phiếu ở Mỹ chính là bước đi khác biệt so với hầu hết các startup của Nhật Bản, vốn có xu hướng gắn bó với thị trường quê nhà, là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. 

Đến khi vươn ra thị trường quốc tế thì Pocketalk sẽ phải đối mặt với một thế giới tràn ngập các công cụ phiên dịch, bao gồm các dòng sản phẩm từ iFlytek, Timekettle và Cheetah Mobile của Trung Quốc hay như Vasco Electronics của Ba Lan. Pocketalk cho hay, thế mạnh của máy phiên dịch của công ty này nằm ở khả năng lựa chọn từ 6 - 7 công cụ dịch để có thể mang lại được kết quả tốt nhất. Cũng theo Noriyuki Matsuda - là CEO của Pocketalk và công ty mẹ Sourcenext thì Pocketalk khai thác các tài nguyên gồm các dịch vụ dịch thuật từ Google, OpenAI và DeepL GmbH. Sử dụng mã nguồn đã được cấp bằng sáng chế để có thể cung cấp khả năng dịch vụ nhiên, chính xác nhất. 

Matsuda nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Chúng tôi đã lựa chọn công cụ chính xác và tốt nhất cho từng sự kết hợp giữa ngôn ngữ nguồn cùng với văn bản dịch”. 


Pocketalk Corp. ghi nhận được tách ra từ Công ty Sourcenext Corp. chuyên bán các thiết bị cầm tay nhỏ gọn có thể phiên dịch 85 ngôn ngữ theo thời gian thực, kể từ khi thành lập vào năm 2017 thì startup đã bán được tổng cộng là 1,1 triệu máy phiên dịch
Pocketalk Corp. ghi nhận được tách ra từ Công ty Sourcenext Corp. chuyên bán các thiết bị cầm tay nhỏ gọn có thể phiên dịch 85 ngôn ngữ theo thời gian thực, kể từ khi thành lập vào năm 2017 thì startup đã bán được tổng cộng là 1,1 triệu máy phiên dịch

Cũng theo Matsuda, các ứng dụng dịch thuật đã phát triển vượt bậc tuy nhiên vẫn còn thiếu khả năng giúp cho các cuộc trò chuyện trở nên tự nhiên hơn. Ông nói rằng, Pocketalk đang tìm cách cung cấp chất lượng phiên dịch tự nhiên cũng như dựa trên ngữ cảnh thường thấy ở các hội nghị thượng đỉnh quốc tế cấp cao. 

Pocketalk cũng cho biết, đội ngũ thiết kế toàn cầu của hãng sản xuất ô tô Subaru Corp. cùng với các bác sĩ phòng cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y khoa Phụ nữ Tokyo đang sử dụng các thiết bị phiên dịch của công ty.

Và trong vòng gọi vốn vào năm ngoái, với sự tham gia của quỹ Japan ICT Fund cùng với một công ty liên kết của hãng game Koei Tecmo Holdings Co. thì Pocketalk được định giá 23,7 tỉ yen (160 triệu đô la). Và con số này chỉ bằng khoảng ⅙ so với mức định giá mong muốn của startup trong thời gian hai năm tới. 

Daisuke Aiba, nhà phân tích của Iwai Cosmo Securities Co cho biết, mặc dù vậy thì để đạt được giá trị tỷ đô thì Pocketalk không chỉ cần chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản. 

Aiba cho hay, việc nhắm mục tiêu vào thị trường quốc tế mang đến cho công ty cơ hội tốt hơn để có thể thu hút được nhiều sự chú ý hơn từ những nhà đầu tư công nghệ trí tuệ nhân tạo cao hơn. 

Aiba nói về kế hoạch IPO của Pocketalk rằng: “Việc niêm yết cổ phiếu ở Mỹ có thể sẽ huy động được một khoản tiền đáng kể”. 

Cũng theo hãng nghiên cứu thị trường Imarc Group cho thấy, doanh số bán dịch vụ ngôn ngữ trên toàn thế giới đạt mức khoảng 67 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến đạt mức khoảng 99 tỷ USD vào năm 2028. 

Tuy nhiên thì Aiba lưu ý rằng, hoạt động kinh doanh của dịch vụ này sẽ gặp khó khăn nếu như các ứng dụng dịch miễn phí cung cấp mức độ chính xác tương tự về việc nhận dạng giọng nói ở trong tương lai. 


Pocketalk cũng cho biết, đội ngũ thiết kế toàn cầu của hãng sản xuất ô tô Subaru Corp. cùng với các bác sĩ phòng cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y khoa Phụ nữ Tokyo đang sử dụng các thiết bị phiên dịch của công ty
Pocketalk cũng cho biết, đội ngũ thiết kế toàn cầu của hãng sản xuất ô tô Subaru Corp. cùng với các bác sĩ phòng cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y khoa Phụ nữ Tokyo đang sử dụng các thiết bị phiên dịch của công ty

Và mối đe dọa đó đã xuất hiện khi mà các công cụ dịch thuật miễn phí, dựa trên web tiếp tục được cải thiện. Cổ phiếu của Sourcenext, ghi nhận ⅓ doanh thu đến từ Pocketalk trong quý trước vẫn giảm khoảng 75% so với mức đỉnh của năm 2018 nhờ việc Pocketalk ra mắt thiết bị phiên dịch có kích cỡ nhỏ bằng thẻ tín dụng. 

Đến thời điểm hiện tại thì Pocketalk đang tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách cung cấp dịch vụ dịch thuật cho các khách hàng doanh nghiệp của SoftBank, chủ yếu hoạt động ở Bắc Mỹ và châu Á.

Daichi Nozaki - là Phó chủ tịch cấp cao của SoftBank nói rằng: “Với sự phát triển toàn cầu của các công ty Nhật Bản, nhu cầu trao đổi kinh doanh suôn sẻ với các đối tác kinh doanh ở nước ngoài là một điều thực sự cần thiết”. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia tài chính Hồng Kông rơi vào khó khăn vì “cạn kiệt” các thương vụ IPO

Sẽ rút ngắn thời gian từ IPO cho đến niêm yết để hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn

Năm 2024, các startup fintech lạc quan về mục tiêu IPO

Hoa Sen muốn tách mảng ống thép để IPO sau mảng nhựa và bán lẻ

Reddit lên kế hoạch IPO trong năm 2024 sau nhiều năm trì hoãn

Startup kỳ lân rơi vào "thế khó": Từng gây quỹ chỉ bằng một cuộc gọi qua Zoom, giờ IPO không được, bán mình không xong

Chuyên gia: Thị trường IPO Đông Nam Á sẽ “khởi sắc” trong năm 2024 sau thời gian nguồn vốn bị sụt giảm mạnh

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thương vụ IPO của các doanh nghiệp Việt

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

14 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

14 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

14 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

14 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước