Phần lớn doanh nghiệp Nhật đang hoạt động tại Việt Nam đều muốn mở rộng kinh doanh
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán Việt Nam hồi sinh sau cơn bĩ cực?Thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam ngày càng có sức hút với các nhà đầu tư phương TâyGiá bất động sản/thu nhập của Việt Nam vượt qua SingaporeTổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam đã thực hiện Khảo sát về thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ngoài năm 2022 đối với 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tại khu vực châu Á và châu Đại Dương. Theo đó, kết quả cho thấy có 59,9% doanh nghiệp dự báo có lãi trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đã tăng 5,2 điểm so với năm ngoái. Có 20,8% doanh nghiệp bị lỗ, giảm 7,8 điểm phần trăm so với năm trước.
So với khu vực ASEAN, tỷ lệ doanh nghiệp có lãi tại Việt Nam và toàn khu vực châu Á, châu Đại Dương là khá thấp.
Theo dự báo lợi nhuận kinh doanh của ngành nghề cụ thể, tỉ lệ doanh nghiệp có lợi nhuận của ngành chế tạo là 61,1%, tăng 3, điểm phần trăm so với năm 2021. Ngành phi chế tạo ghi nhận tỉ lệ doanh nghiệp có lãi là 57,6%, tăng 6,1 điểm phần trăm so với năm trước.
Chuyên gia nhận định sản phẩm bất động sản 2-3 tỷ đồng sẽ cứu giúp doanh nghiệp
Các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp có thể giảm bớt khó khăn nhờ cơ cấu lại sản phẩm bất động sản và áp dụng mức giá phù hợp khoảng 2-3 tỷ đồng.Doanh nghiệp cố gắng duy trì thưởng Tết cho người lao động dù gặp nhiều khó khăn
Hầu hết các doanh nghiệp đều sẽ nỗ lực thưởng Tết cho người lao động ít nhất một tháng lương cơ bản dù gặp khó trong việc sản xuất kinh doanh.Lãi suất huy động tối đa 9,5%/năm sẽ giúp gỡ khó nguồn vốn cho doanh nghiệp
Thời gian qua, nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã được đưa ra, tuy nhiên, vấn đề quan trong nhất là tháo gỡ dòng vốn để doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.Đối với triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2022, có 47,6% doanh nghiệp cho biết “cải thiện”, 22,% doanh nghiệp trả lời rằng “suy giảm”.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp Nhật Bản, hậu đại dịch, triển vọng lợi nhuận kinh doanh tại Việt Nam năm 2022 phục hồi mạnh, nhất là ở ngành sản xuất tiêu dùng và dịch vụ trực tiếp.
Nói về triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2023, có 53,6% doanh nghiệp cho biết “cải thiện”, 6,9% doanh nghiệp nói “suy giảm”.
Lợi nhuận kinh doanh của cả ngành chế tạo và phi chế tạo năm 2023 đều dự báo cải thiện trên mức 50%. Đối với cả ngành chế tạo và phi chế tạo, lý do “cải thiện” được đưa ra là do hồi phục hậu đại dịch.
Theo các doanh nghiệp, lý do “suy giảm” vì chi phí mua nguyên vật liệu, nhân công, logistics tăng. Ngoài ra, ảnh hưởng của biến động tỷ giá là những lý do hàng đầu.
Đáng chú ý, có 60% doanh nghiệp trả lời về phương hướng triển khai kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới là sẽ mở rộng, tăng 4,7 điểm so với năm ngoái. Theo đó, Việt Nam đứng đầu ASEAN và chỉ sau Ấn Độ khi tính theo quốc gia/ khu vực.
Mặt khác, chỉ có 1,1% doanh nghiệp cho biết sẽ “thu hẹp” hoặc chuyển sang nước/ khu vực thứ 3, giảm 1,1 điểm so với năm ngoái. Đây là mức thấp chỉ sau Bangladesh và Lào khi tính theo quốc gia/ khu vực.
Ngoài ra, kết quả khảo sát chỉ ra rằng có 54,4% doanh nghiệp ngành chế tạo trả lời rằng “mở rộng” còn ngành chế tạo là 65,9%.
Đặc biệt, doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành phi chế tạo có mong muốn mở rộng tăng mạnh.
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy Nhật Bản trong 11 tháng năm nay là nước xếp thứ 2 về số vốn đầu tư tại Việt Nam, chỉ sau Singapore. Số vốn đầu tư đó là hơn 4,6 tỷ USD, chiếm 18,3% trên tổng vốn đầu tư.