Lãi suất huy động tối đa 9,5%/năm sẽ giúp gỡ khó nguồn vốn cho doanh nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Lãi suất tiết kiệm vượt mốc 12%/năm và chưa có dấu hiệu dừng lạiLãi suất ưu đãi vay mua nhà năm 2023 lên 5%/nămLoạt ngân hàng giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân và doanh nghiệpMới đây, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã kêu gọi các ngân hàng giảm lãi suất huy động ở mọi kỳ hạn và không quá 9.5%/năm. Đây là thông tin rất đáng chú ý bởi thời gian qua, việc một số ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên cao đã khiến lãi suất cho vay cũng tăng mạnh, nhiều doanh nghiệp bị đè nặng vì khó khăn tài chính.
Doanh nghiệp “lao đao” vì dòng vốn
Có thể nói, năm 2023, các nghiệp Việt nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng đang chịu sức ép kép.
Chứng khoán Mỹ đóng cửa trong sắc đỏ sau quyết định lãi suất của Fed
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 14/12 sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất và dự báo tiếp tục tăng trong năm 2023 nhằm chống lạm phát.Bản tin BĐS 15/12/2022: Lãi suất vay mua nhà ở xã hội tăng lên mức 5%/năm
Kể từ đầu năm 2023, lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở là 5%/năm, thay vì 4,8%/năm như năm nay. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Quyết định 2081 ngày 12/12/2022 về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản vay hỗ trợ nhà ở.NHNN: Các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội chỉ đạo tất cả các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, mức giảm dựa trên năng lực của từng tổ chức tín dụng.Thời điểm này cũng đánh dấu các chính sách hỗ trợ tài khóa kết thúc, thị trường thu hẹp, các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đình trệ, sức ép tài chính đè nặng khiến nhiều doanh nghiệp suy yếu.
Ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, cứ 10 doanh nghiệp gia nhập mới và quay lại thì có 7 doanh nghiệm tạm thời hoặc vĩnh viễn rút khỏi thị trường. Điều này cho thấy khu vực doanh nghiệp vẫn bị tổn thương rất nghiêm trọng trước những khó khăn của nền kinh tế trong và ngoài nước.
Thứ hai, khi cơn khát vốn của doanh nghiệp chưa dứt, doanh nghiệp lại rơi vào tình cảnh cạn kiệt dòng tiền khi chính sách siết chặt tính dụng cùng những quyết định của các cơ quan, ban ngành đối với ngành bất động sản như liên quan đến trái phiếu đã khiến nguồn cung bất động sản đã sụt giảm rất nhiều.
“Các doanh nghiệp bất động sản ngoài 20% tiền mặt phải có sẵn để giải phóng mặt bằng trước khi triển khai dự án còn lại vẫn phải đi vay. Trong đó trái phiếu thì gặp khó, nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì siết lại. Chính chính sách tín dụng từ các ngân hàng khiến cả nhà phát triển bất động sản và cả khách hàng có nhu cầu mua bất động sản đều gặp khó. Đây cũng là nguyên nhân gây giảm doanh số bán hàng của doanh nghiệp bất động sản”, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam thông tin.
Cũng theo TS Nguyễn Văn Đính, nhiều doanh nghiệp không có vốn đã phải dừng, giãn, hoãn dự án triển khai. Doanh nghiệp bất động sản khó khăn kéo theo các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng cũng khó khăn, sức tiêu thụ và sản xuất thấp khiến quy mô hoạt động bị thu hẹp, đầu tư, cắt giảm nhân sự hay giảm giá sản phẩm dịch vụ, có doanh nghiệp còn chấp nhận lỗ để tạo thanh khoản.
Cần giảm lãi suất cho vay
Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), dù có lúc, có nơi xảy ra tình trạng thiếu thanh khoản nhất thời nhưng hiện nay, thanh khoản của toàn hệ thống không thiếu. Trước bối cảnh của thị trường vốn, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ ra và điều chỉnh kịp thời chính sách cho vay phù hợp như cho vay qua thị trường liên ngân hàng, thị trường mở. Nhờ hoạt động bơm vốn kịp thời mà Ngân hàng Nhà nước đã đảm bảo thanh khoản hệ thống ổn định.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Hùng, các tổ chức tín dụng hiện nay đang gặp khó khăn nhất định về vốn khi tốc độ tăng trưởng vốn huy động chỉ bằng một nửa so với tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt, nhiều ngân hàng trong tháng 10-11 đã gặp khó khăn về thanh khoản nhất thời trong bối cảnh thị trường liên ngân hàng điều chỉnh.
Hiện nay, tỷ giá đã bớt căng thẳng, thị trường tiền tệ đã ổn định trở lại song lãi suất huy động trên thị trường vẫn ở mức cao, phổ biến mức 9-10%/năm với kì hạn trên 12 tháng, một số đơn vị có lãi suất tăng lên tới 11,5-12%.
Để giảm được lãi suất cho vay thì phải giảm lãi suất đầu vào tức là lãi suất thu hút tiền tiết kiệm từ người dân. Hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại đã đẩy lãi suất huy động lên cao để đảm bảo nguồn huy động vốn. Trước tình trạng này, Hiệp hội Ngân hàng đã kêu gọi các tổ chức tín dụng thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tối đa 9,5%/năm với tất cả các kì hạn. Đặc biệt, mức huy động này phải bao gồm tất cả các khoản khuyến mại cộng tặng kèm khi gửi tiết kiệm. Trên cơ sở đó mới có điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, phấn đấu giảm từ 0,5-2%/năm.
Cũng theo ông Hùng, thời gian qua, một số ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lãi suất huy động thời gian qua đã gây tình trạng cạnh tranh huy động gay gắt, tạo tâm lý bất ổn đối với cả người đi vay và người gửi tiền.
Bên cạnh đó, việc áp mức trần sẽ hạn chế các ngân hàng tìm cách hút tiền gửi của người dân, ổn định mặt bằng lãi suất huy động, bảo đảm an toàn thanh khoản hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, vào những tháng cuối năm, việc giảm chi phí nhằm giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp. Mức trần được áp dụng cũng góp phần hạ lãi vay.
Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) thông tin, hiện 100% hội viên của hiệp hội đồng ý huy động lãi suất tiền gửi cao nhất ở mức 9.5%/ năm trên tất cả các kì hạn và không thưởng liên quan đến lãi suất. “Điều này sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng cạnh tranh lãi suất huy động giữa các tổ chức tín dụng. Đồng thời, các hội viên cũng đồng thuận giảm lãi suất cho vay tối đa 0,5-2%/ năm tùy khả năng tài chính của đơn vị mình. Bên cạnh đó, một số tổ chức tín dụng khẳng định không để thiếu vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có đủ điều kiện, kể cả đối tượng vay là các cá nhân. Hiện đqã có 16 ngân hàng cam kết giảm tiền lãi với số tiền khoảng 3.500 tỷ đồng với mức lãi suất giảm từ 0,5% - 3%/năm.
Để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, theo TS Nguyễn Quốc Hùng cần thiết lập, xây dựng hệ thống giải pháp chính sách phù hợp, mạnh mẽ và linh hoạt. Cùng với đó cần có sự điều hành đồng bộ cả chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước luôn chỉ đạo các ngân hàng thương mại quan tâm và tạo điều kiện tối đa để giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay mặc dù điều kiện trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ngân hàng. Thời gian tới, các ngân hàng đã cam kết cần thực hiện nghiêm túc giảm lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Những ngân hàng chưa cam kết phải khẩn trương xây dựng và ban hành văn bản cam kết theo tinh thần kêu gọi của VNBA và công bố công khai cam kết giảm lãi suất của mình. Ông Đào Minh Tú nhấn mạnh, các ngân hàng thực hiện đúng cam kết giảm lãi suất cũng là một trong những yếu tố quan trọng để Ngân hàng Nhà nước có thêm điều kiện xác định hạn mức tín dụng năm 2023 cho ngân hàng đó, bên cạnh những chỉ tiêu đánh giá xếp loại… ''Giảm lãi suất không thể để các ngân hàng rơi vào tình trạng suy yếu về năng lực tài chính, không để ngân hàng lỗ và tạo ra bất cập về cơ chế điều hành chung. Ngược lại, cũng không thể để lãi suất tăng đến mức gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp và người dân'', ông nhấn mạnh. |