Lãi suất tiết kiệm vượt mốc 12%/năm và chưa có dấu hiệu dừng lại
BÀI LIÊN QUAN
Loạt ngân hàng giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân và doanh nghiệpDoanh nghiệp thận trọng tính lãi suất sau nới room tín dụng Giảm lãi suất cho người mua nhà dưới 1,8 tỷ đồng: Cẩn trọng hỗ trợ nhầm đối tượngLãi suất tiết kiệm tăng cao
Theo kinhtemoitruong.vn, kể từ đầu tháng 12 đến nay, mức lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại không ngừng tăng lên đến ngưỡng xấp xỉ 10%/năm. Một số ngân hàng có mức tăng lãi suất mạnh trong tháng 12 như DongABank tăng 1,85%, BacABank tăng 1,6%/năm, Sacombank tăng 1,6%/năm…
Ngân hàng Saigonbank có mức lãi suất huy động cao nhất với mức 10,5/năm cho kỳ hạn gửi 13 tháng. Đặc biệt, ngân hàng này không có yêu cầu đi kèn về số tiền tối thiểu. Đối với các kỳ hạn gửi 12, 18, 24, 36 tháng áp dụng mức lãi suất 10%/năm. Từ đầu tháng 12 đến nay Saigonbank đã nâng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 - 36 tháng thêm 0,2 - 1,9%/năm lên mức 6 - 10,5%/năm đối với tiền gửi có phương thức lĩnh lãi cuối kỳ.
Ngân hàng số Cake by VPBank, áp dụng biểu lãi suất mới từ ngày 10/12, đối với lãi suất huy động 6 tháng, mức lãi suất là 9,8%/năm, kỳ hạn gửi từ 12 tháng trở lên lãi suất là 9,95%/năm.
Ngân hàng Techcombank đã tăng lãi suất tiết kiệm thông thường kỳ hạn 6 tháng thêm 0,7 - 1,3%/năm lên mức 9,2%/năm. Đối với khách hàng ưu tiên gửi tiền từ 3 tỷ đồng với kỳ hạn gửi 6 tháng trở lên sẽ được hưởng mức lãi suất cao nhất là 9,5%/năm.
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) áp dụng mức lãi suất tiết kiệm cao nhất đối với kênh gửi online ở mức 9,7%/năm đối với kỳ hạn từ 10 tháng trở lên, kỳ hạn gửi từ 6 - 9 tháng có mức lãi suất 9,5%/năm; kỳ hạn gửi dưới 6 tháng mức lãi suất 6%/năm, đây là mức lãi suất trần được Ngân hàng Nhà nước quy định.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) tăng lãi suất tiết kiệm online đối với kỳ hạn 6 - 8 tháng lên 9%/năm; kỳ hạn 9 - 11 tháng lãi suất 9,1%/năm; kỳ hạn 13 tháng trở lên mức lãi suất là 9,3%/năm.
Tại ngân hàng ABBank, mức lãi suất tiền gửi trong tháng 12 tiếp tục tăng 0,15 - 0,84 điểm % so với tháng trước, nâng biểu lãi suất trong khoảng 5,56 - 8,6%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 1 - 60 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.
Tuy nhiên, đây chỉ là lãi suất trên biểu niêm yết chính thức. Mức lãi suất thỏa thuận tại quầy của nhiều ngân hàng hiện cao hơn nhiều. Cụ thể, tại ngân hàng NCB trả lãi cao nhất lên 12,25%/năm cho kỳ hạn gửi từ 12 tháng. Kỳ hạn gửi 10 tháng được trả lãi suất lên tới 12,15%/năm. Mức lãi này cao hơn nhiều mức lãi suất niêm yết 9,7%/năm cho các kỳ hạn từ 10 tháng trở lên. Tuy nhiên để được hưởng mức lãi suất trên 12%, khách hàng phải gửi khoản tiền từ 500 tỷ đồng trở lên. Còn đối với khoản tiền gửi trên 1 tỷ đồng, kỳ hạn gửi 12 tháng, mức lãi suất thỏa thuận của NCB là hơn 11%/năm.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), từ ngày 12//12 triển khai chương trình khuyến mãi sinh nhật với chương trình lãi suất huy động mới, cao nhất lên đến 12,7%/năm. Theo đó, từ kỳ hạn gửi 13 tháng trở lên với tất cả các khoản tiền gửi, lãi suất huy động đều cao hơn 12%/năm. Tại kỳ hạn 18 tháng, với khoản tiền gửi trên 1 tỷ đồng, mức lãi suất khách hàng được hưởng là 12,7%/năm. Đây cũng là mức lãi suất cao nhất tại SHB cũng như trong toàn hệ thống ngân hàng.
Một số ngân hàng như BanVietBank, VPBank, Kienlongbank cũng đang áp dụng mức lãi suất thỏa thuận trên 11%/năm. Đối với các khoản tiền gửi lớn, có ngân hàng còn cộng thêm lãi suất. Không những vậy, nhân dịp cuối năm, nhiều ngân hàng còn tặng thêm quà cho khách hàng như đồ gia dụng, phiếu mua hàng… nhằm thu hút tiền gửi.
Cuộc đua chưa thấy hồi kết
Theo một số chuyên gia, để đáp ứng nhu cầu vay và tiền mặt để chi tiêu tăng cao trong dịp cuối năm, các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục tăng cường huy động vốn. Do đó lãi suất tiết kiệm có có thể hạ nhiệt trong thời gian ngắn. Thậm chí, lãi suất huy động vẫn có thể tiếp tục tăng.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, nhu cầu vốn đáp ứng hoạt động kinh doanh và thanh toán trong thời điểm những tháng cuối năm cùng với áp lực từ việc rút vốn khỏi kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ khiến cho vòng xoáy lãi suất huy động tiếp diễn, gây áp lực lên lãi suất cho vay phải tăng vượt mức trước đại dịch. Mặc dù, các ngân hàng đã tăng lãi suất huy động liên tục trong 2 tháng gần đây nhưng huy động vốn trong nền kinh tế vẫn tăng rất chậm.
Theo số liệu của VDSC, tính đến hết tháng 10/2022, huy động vốn ước tăng 4,8% so với đầu năm, cao hơn mức tăng 4,3% hồi cuối tháng 9/2022. Trong tháng 10, huy động vốn chỉ tăng thêm 50.383 tỷ đồng so với mức tăng 95,210 tỷ đồng của tháng trước.
Các chuyên gia của VDSC đánh giá, huy động vốn tăng chậm do sức khỏe doanh nghiệp suy giảm, kênh bất động sản chững lại, tiết kiệm của người dân bị ảnh hưởng bởi giá cả tiêu dùng gia tăng.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9, tổng quy mô tiền gửi của các tổ chức kinh tế ở mức hơn 5,78 triệu tỷ đồng, chỉ tăng trưởng 2,43% so với cuối năm 2021. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất so với cùng kỳ trong lịch sử dữ liệu thống kê được công bố và cũng chưa bằng 1.3 mức tăng trưởng trung bình 7,89% vào cuối tháng 9 trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay.
Quy mô tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 9/2022 ở mức gần 5,46 triệu tỷ đồng, tăng 6,38% so với cuối năm 2021, bằng một nửa so với mức tăng trưởng trung bình 12,1% trong 9 tháng đầu năm tại các năm trong giai đoạn thống kê từ năm 2012 tới nay.
Lãi suất huy động tăng cao đã kéo theo lãi suất cho vay, khiến mức lãi suất cho vay thả nổi đối với khoản vay tiêu dùng như mua nhà, mua xe đã lên tới 15 - 16%/năm, lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp cũng đang ở mức phổ biến 11 - 12%/năm.