meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Phân lô bán nền vẫn chực chờ “bung”

Thứ ba, 18/10/2022-19:10
Những diễn biến thực tế trong thời gian gần đây cho thấy vấn nạn phân lô bán nền vẫn diễn ra âm thầm ở nhiều địa phương kéo theo nhiều nghi ngại về “lợi ích nhóm”.

Âm ỉ ở nhiều nơi

UBND thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với một chủ đất có hành vi phân lô, rao bán biệt thự ven sông trên khu đất rộng gần 9,5 ha khi chưa được cấp phép đất dự án. Qua kiểm tra, khu đất đang được thi công san lấp mặt bằng, làm đường nhưng chủ đất không xuất trình được giấy phép thi công và các giấy tờ liên quan.

Sự việc tương tự cũng xảy ra tại tỉnh Đồng Nai khi một cá nhân đã tự ý phân lô, bán nền hơn 800 lô đất với số tiền hàng trăm tỷ đồng mà chưa được cơ quan chức năng cho phép, dự án cũng chưa được cấp chủ trương đầu tư, chưa hoàn thành các thủ tục về môi trường, đất đai.

Đỉnh điểm của sự việc khi rất nhiều khách hàng đã mua đất tại dự án đã gửi đơn đến Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an tỉnh Đồng Nai tố cáo. Theo lời họ, chủ đất có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng khi mua bán đất nền dự án không đủ điều kiện và hơn 10 năm vẫn chưa giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa được xây dựng nhà ở như cam kết.


Sau hơn 10 năm mua đất phân lô, bán nền ở Đồng Nai đến nay khách hàng vẫn chưa được cấp sổ đỏ nên đành bỏ hoang.
Sau hơn 10 năm mua đất phân lô, bán nền ở Đồng Nai đến nay khách hàng vẫn chưa được cấp sổ đỏ nên đành bỏ hoang.

Tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, qua rà soát mới đây đã phát hiện nhiều trường hợp phân lô, bán nền sai quy định. Tình trạng này diễn ra nhiều tại huyện Cam Lâm khi 114 trường hợp tặng đất cho nhà nước để làm đường nhưng một bộ phận đã vì lợi ích nhóm nên đã tách nhiều thửa đất sai quy định để phân lô bán nền.

Mới đây, UBND thành phố Nha Trang đã có công văn yêu cầu các phường, xã và đơn vị liên quan rà soát các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, đất đai. Đối với các khu vực tự phân lô, bán nền trái quy định cần lập hồ sơ xử lý. Đối với các trường hợp vi phạm kéo dài, không chấp hành cần xây dựng kế hoạch cưỡng chế khắc phục hậu quả

Tái diễn do lợi nhuận quá lớn

Kiến nghị đến Bộ Tài nguyên & Môi trường, nhiều cử tri cho rằng Bộ này cần tăng cường công tác chỉ đạo có hiệu quả hơn để ngăn chặn vấn nạn phân lô bán nền tự phát, không theo quy hoạch. Việc này diễn ra trong thời gian dài, lan rộng ở nhiều nơi gây khó khăn trong hoạt động quản lý đất đai.


Tình trạng phân lô bán nền lan rộng ở nhiều nơi gây khó khăn trong hoạt động quản lý đất đai.
Tình trạng phân lô bán nền lan rộng ở nhiều nơi gây khó khăn trong hoạt động quản lý đất đai.

Trong văn bản gửi Ban Dân nguyện của Quốc hội để trả lời ý kiến và kiến nghị của cử tri liên quan đến vấn đề trên, Bộ Tài nguyên & Môi trường thừa nhận tại nhiều tỉnh thành có tình trạng mua gom đất nông nghiệp hoặc người sử dụng có diện tích lớn nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phân lô, bán nền trái phép.

Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng nhắc đến hiện tượng lấn chiếm, chuyển đổi đất rừng trái phép (đặc biệt tại các khu du lịch) gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến trật tự tri an của địa phương.

Theo Bộ Tài nguyên & Môi trường, tình trạng trên có nguyên nhân từ việc buông lỏng quản lý của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Lực lượng chức năng đã không thường xuyên thanh kiểm tra để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.


Lực lượng chức năng chưa kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Lực lượng chức năng chưa kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Lý giải thêm về việc này, Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết - hiện tượng lấn chiếm đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phân lô bán nền trái phép vẫn xảy ra, tái diễn do lợi nhuận quá lớn khi thay đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở.

Để tăng cường chế tài xử lý, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Chỉ thị chấn chỉnh công tác quản lý đất đai; giao người đứng đầu UBND các tỉnh, thành xử lý nghiêm việc lấn chiếm đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật. Đặc biệt, các địa phương cần tập trung xử lý các dự án không đưa đất vào sử dụng, dự án chậm làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua…

Cần chế tài đủ mạnh

Theo giới chuyên gia, những năm qua nhiều tỉnh thành chưa thể ngăn chặn triệt để nạn bạt đồi, xử núi, phân lô bán nền trái phép là do vướng Luật Đất đai. Luật còn lổ hỗng nên nhiều người vẫn tìm cách “lách” để thực hiện. Trong khi đó, do Luật không cấm nên chính cơ quan chức năng các địa phương cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Tại một số huyện thị, khi các vụ việc liên quan đến đất đai quá nóng họ thường chọn biện pháp tạm dừng hoặc ban hành những văn bản chung chung như tăng cường kiểm tra, siết chặt…


Theo giới chuyên gia, việc siết chặt hoạt động phân lô bán nền chỉ là giải pháp tình thế.
Theo giới chuyên gia, việc siết chặt hoạt động phân lô bán nền chỉ là giải pháp tình thế.

Là người quan tâm đặc biệt đến Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, bà Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho biết, qua tiếp xúc cử tri, không chỉ người dân mà doanh nghiệp, chính quyền cũng rất quan tâm đến dự án luật lần này. Với người dân làm nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất, với mỗi gia đình thì đất đai cũng là tài sản chính. Tuy nhiên tình trạng phân lô bán nền, sốt ảo đất, tiền không đi vào sản xuất, không đóng góp cho sự phát triển của xã hội đã tạo ra nhiều hệ luỵ. Do vậy cử tri và nhân dân rất kỳ vọng vào Luật đất đai sửa đổi (chính thức được cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4 - khai mạc vào 20/10/2022) sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc hiện nay.

PGS.TS Trần Kim Chung (nguyên phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý Trung ương) cũng đánh giá, việc siết chặt hoạt động phân lô bán nền chỉ là giải pháp tình thế. Còn muốn chấm dứt thì cần sự vào cuộc của các bộ ngành, địa phương và cao nhất là sửa đổi Luật đất đai, ban hành những quy định cụ thể.

Theo PGS.TS Trần Kim Chung, Luật đất đai sửa đổi cần có sự phân cấp mạnh mạnh hơn cho chính quyền địa phương về công tác quản lý phân lô bán nền. Ở phía các địa phương cần phải làm tốt kế hoạch sử dụng đất tầm nhìn dài hạn, cần phải đảm bảo tính quy hoạch và công khai đến toàn dân. Chỉ khi minh bạch, chế tài rõ ràng, đủ mạnh thì mới ngăn chặn được các dự án xây dựng không phép, "dự án ma", phân lô bán nền trái quy định…

Nguyên Hằng
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

5 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

5 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước