Ông Trần Thanh Tân - sếp Dragon Capital: Nếu bạn đủ thông minh, dùng đúng phương pháp đầu tư thì đôi khi chỉ 5 tỷ cũng có thể đạt tự do tài chính
BÀI LIÊN QUAN
Tình hình tài chính khó khăn, Nam Việt xin hoãn thời gian trả cổ tức 5 thángMột startup công nghệ tài chính Việt huy động thành công 1 triệu USD từ 3 quỹ đầu tưBộ Tài chính: Trái phiếu doanh nghiệp không phải là tiền gửi tiết kiệm ngân hàng5 tỷ đồng cũng có thể đạt được tự do tài chính
Để có được tự do tài chính và thoát khỏi nỗi lo lắng về tiền bạc chính là đích đến mà ai cũng mong muốn đạt được trong quá trình quản trị tài chính cá nhân. Trên thực tế thì hành trình đi đến tự do tài chính lại chẳng hề dễ dàng và mỗi người sẽ có những cách khác nhau để có thể đạt được điều này.
Tuy nhiên, chúng ta lại hoàn toàn có thể ước tính được số tiền cần có thể đạt được trạng thái trên. Phó chủ tịch HĐQT CTCP Dragon Capital Việt Nam - ông Trần Thanh Tân chia sẻ trên talkshow Tự do Tài chính MONEYtalk rằng đời người không cần đến 100 tỷ đồng. Nếu như bạn đủ thông minh và dùng đúng phương pháp đầu tư, kiên trì và có kỷ luật ở trong vấn đề đầu tư thì đôi khi chỉ 5 tỷ thôi cũng có thể đạt được tự do tài chính và sống cả đời.
Học "nguyên tắc tài chính" của người Do Thái: Tiền chỉ là sản phẩm thứ yếu, quan trọng nhất vẫn là niềm tin
Từ xưa đến nay, dân tộc Do Thái được biết đến với trí tuệ hàng đầu trên thế giới. Không chỉ có thể mà họ cũng là những người sở hữu lượng tài sản hơn nhiều lần các dân tộc khác. Vậy thì bí quyết nào giúp họ đạt được điều đó?TS Đinh Thế Hiển: “Giải cứu BĐS sai cách sẽ làm suy kiệt nền tài chính quốc gia”
Và trong một MONEYtalk khác, Nhà sáng lập và CEO của Hasu, Aligo Kids, Hộp ký ức, và Aligo Media - bà Ngô Thùy Anh lại đưa ra quan điểm rằng việc tự do tài chính phải đến từ việc tiêu bao nhiêu tiền.
Bà Ngô Thùy Anh cho hay: “Mình cũng có ngồi với một người bạn và tính xem con số sẽ đủ cho gia đình cũng như bản thân. Ví dụ như gia đình có 4 người, để có thể đề phòng những trường hợp không may xảy ra hay một số thành viên không làm việc được thì số tiền ước tính là sẽ khoảng từ 3 - 4,8 tỷ đồng. Đó là về mặt cơ bản là mình có thể sống được, mặc dù vậy thì cái việc mà mình quyết định giữ khoản tiền đó như thế hay cố gắng vì nó như thế nào, đầu tư vào đâu thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác”.
Sabatier là một người đã đạt cho mình được sự độc lập về tài chính ở tuổi 30 đã đưa ra công thức tính số tiền cần có để có thể đạt được tự do tài chính trên CNBC. Theo đó thì khi số tiền gấp 25 lần chi phí sinh hoạt hàng năm tối thiểu của mình (tương tự cho hộ gia đình) thì bạn có thể đạt được sự độc lập về tài chính cũng như sống nhờ số tiền đó cho đến hết đời. Ví dụ như bạn cần phải chi tiêu 200 triệu đồng cho một năm thì cần ít nhất 6 tỷ đồng để cơ bản đạt được tự do về tài chính.
Như thế, phép tính 25 lần thu nhập bắt nguồn từ quy luật 4% trong một số nghiên cứu của năm 1998 còn được biết đến với cái tên là “Trinity study", trong đó thì phân tích danh mục đầu tư của nhiều người trong khoảng thời gian từ năm 1926 - 1995. Kết quả cũng cho thấy rằng có 99% các trường hợp, nếu như mỗi năm rút ra 4% số tiền từ danh mục đầu tư cổ phiếu và trái phiếu thì sẽ đủ tiền hoặc là dư để có thể sống thêm 30 năm nữa.
Khoảng cách từ mốc 1 tỷ đến tự do tài chính
Khi đưa ra con số như thế, nhưng để có thể tích lũy từ con số 0 đồng lên tiền tỷ là điều chẳng hề dễ dàng. Có nhiều ý kiến cho rằng cột mốc để trở thành người có tiền là 1 tỷ đồng đầu tiên và đây cũng là chặng đường khó khăn nhất.
Vậy vì sao lại là 1 tỷ đồng mà không phải là 300 triệu đồng hay 500 triệu đồng? Giám đốc quản lý tài sản Dragon Capital Việt Nam - bà Lương Thị Mỹ Hạnh cho biết, 1 tỷ đồng chỉ là một con số có nhiều ý nghĩa.
Đại diện Dragon Capital nói trên MONEYtalk rằng: “Ví dụ như 1 tỷ đồng là số tiền mà mình có thể mua được một căn nhà nhỏ hoặc một chiếc xe hơi trên trung bình thì 1 tỷ đồng cũng sẽ là một con số mà không nhiều người nghĩ đến khi ra trường. Và khi làm việc với ngân hàng thì 1 tỷ đồng cũng là mức tiền ngân hàng định vị khách hàng ưu tiên, ở đó khách hàng sẽ được nhận ưu đãi dịch vụ chăm sóc khác so với đại đa số. Như thế có thể nói rằng 1 tỷ đồng là cột mốc để có thể đạt được tự do tài chính đầu tiên”.
Cũng theo lời bà Hạnh, có khoảng 10% dân số ở trên thế giới có tài sản khoảng 60.000 USD và tương đương với 1 tỷ đồng. Một khi mà bạn có tài sản 1 tỷ đồng thì bạn đang nằm trong nhóm 10% của Việt Nam và có thể là thế giới.
Khi nói về hành trình đạt được 1 tỷ đầu tiên, bà Hạnh cho biết rất đơn giản đó là phải bắt đầu từ đầu tư. Vị chuyên gia này nói rằng: “Mình chưa thấy ai giàu bền vững mà không đầu tư tiền tích lũy từ lúc đi làm. Đồng thời thì cũng phải hiểu rõ và hiểu đúng về đầu tư. Đừng hiểu đầu tư là làm giàu nhanh mà đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và có thể nói là hai mặt của vấn đề. Đầu tư có nghĩa là bỏ vốn vào một nơi mà có thể đem những đồng lại vô cùng bền vững”.
Và câu chuyện tiếp theo là từ 1 tỷ đồng đầu tiên cho đến tự do tài chính thì cần những bước gì? Vị chuyên gia này cũng cho rằng câu chuyện kiếm 1 tỷ như thể là một bài tập thể thao. Một khi bạn đạt được 1 tỷ đồng thì tức là bạn đang tập tành hàng ngày và có được phương pháp đầu tư một cách hiệu quả.
Song song với đó, một khi đạt được 1 tỷ đồng đầu tiên thì nghĩa là chúng ta đã có một phần tư duy đầu tư đúng và nền duy trì được tư duy đó cũng như cộng thêm phương pháp đầu tư.
Tiếp đến là lựa chọn cơ hội đầu tư đúng đắn - đây sẽ là một điều vô cùng quan trọng quyết định việc bạn đạt được tự do tài chính sớm hay là muộn, nhanh hay là chậm mà thôi. Còn một sai lầm lớn nhất liên quan đến việc đầu tư đó chính là bỏ trứng vào một giỏ. Chẳng hạn như bên cạnh việc kinh doanh cá nhân thì chúng ta cũng nên nghĩ đến việc sẽ bỏ tiền đầu tư vào một lĩnh vực khác bởi vì đôi khi sẽ có thể gặp phải những sai lầm.
Bà Hạnh nói thêm rằng, tính cách tự mãn cũng có thể khiến cho bạn trở nên lạc lối. Chúng ta có thể mất cả một hành trình dài có được 1 tỷ đồng nhưng có thể sẽ mất số tiền đó chỉ trong thời gian 1 tiếng đồng hồ. Bên cạnh đó thì không chỉ làm việc bản thân giỏi, trong trường hợp nếu như ai đó có thể làm tốt hơn mình thì nên để cho họ hỗ trợ và giúp cho đồng tiền của mình có thể “đẻ ra tiền" tốt hơn.